Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 32 - 34)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

triển Nông thôn Việt Nam

Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng, tác giả có thể rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm cho Agribank.

Để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng trên thị trƣờng, Agribank cần xác định là phải nghiên cứu thị trƣờng, biết chính xác khả năng thực lực và mục tiêu phát triển của mình để xây dựng chiến lƣợc phát triển phù hợp. Các chiến lƣợc phát triển tổng thể đƣợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu của ngân hàng, chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lƣới, cơ sở hạ tầng.

Hiện nhiều ngân hàng lớn, nhỏ trong nƣớc lập chi nhánh khắp nơi kể các các khu vực ít có tiềm năng huy động vốn để cạnh tranh lẫn nhau, chi phí hoạt động cao dẫn đến hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, muốn phát triển DVPTD cần có mạng lƣới chi nhánh phụ hợp theo chiến lƣợc tổng thể. Tuy nhiên, việc phát triển mạng lƣới phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lƣợc phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trƣờng. Thực tế, có những ngân hàng thành công trong phát triển DVPTD do phát triển mạng lƣới rộng khắp hoặc khai thác dịch vụ ngân hàng thông qua mạng lƣới của bên thứ ba (nhƣ trƣờng hợp ngân hàng Liên Việt nêu trên) nhƣng cũng có những ngân hàng thành công nhờ ứng dụng công nghệ để gọn nhẹ mạng lƣới hay giảm mạng lƣới để tập trung cho các đối tƣợng khách hàng theo chiến lƣợc đề ra.

Theo kinh nghiệm của một số ngân hàng thành công trong phát triển DVPTD, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng, do vậy mà Agribank cũng nên hết sức chú trọng việc đầu tƣ công nghệ.

Mặt khác, ứng dụng công nghệ hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giảm chi phí cho ngân hàng. Mấu chốt thành công trong phát triển DVPTD là nền tảng

khách hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng lớn nên phải tận dụng công nghệ.

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu khách hàng chẳng hạn nhƣ việc các ngân hàng cổ phần tăng cƣờng mở rộng mạng lƣới ra các tỉnh lân cận và đƣa ra nhiều sản phẩm khác biệt. Nếu Agribank vẫn cứ tiếp tục dựa trên các hoạt động ngân hàng truyền thống thì khó có thể thành công trong phát triển DVPTD ngân hàng đƣợc.

Muốn phát triển DVPTD ngân hàng đòi hỏi Agribank phải xây dựng chiến lƣợc Marketing phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thƣơng hiệu mạnh trên thị trƣờng. Chiến lƣợc Marketing có thể đƣợc thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hóa có chọn lọc những lý luận cơ bản về phát triển dịch dịch vụ phi tín dụng của các NHTM: tổng quan về dịch phi tín dụng; lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng nhƣ: khái niệm về phát triển dịch vụ phi tín dụng, nội dung phát triển dịch vụ phi tín dụng, những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ phi tín dụng, các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ là sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng. Ngoài ra còn nghiên cứu những kinh nghiệm về phát triển dịch vụ phi tín dụng của một số ngân hang và rút ra đƣợc những bài học kinh nghiện đối với NHNNo&PTNT Việt Nam. Từ những lý luận nêu trên đã xây dựng đƣợc khung lý thuyết nhằm định hƣớng cho quá trình nghiên cứu thực hiện mục tiêu của đề tài.

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)