Thực trạng phát triển về quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 39 - 45)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Thực trạng phát triển về quy mô

2.2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trƣởng dịch vụ phi tín dụng

Với định hƣớng giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu về hỗ trợ phát triển và cung cấp tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn, Agribank tiếp tục đẩy mạnh phát triển các tiện ích hiện đại của sản phẩm dịch vụ. Phát huy lợi thế về mạng lƣới, Agribank hoàn thiện các kênh phân phối hiện có, đƣa ra các gói sản phẩm phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng, tăng cƣờng bán sản phẩm, tăng tỷ trọng thu dịch vụ.

Bảng 2.3: Doanh số các DVPTD chủ yếu của Agribank

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng, giảm(%) 2011 2012 2013 2014 2015 12/11 13/12 14/13 15/14 Thanh toán trong nƣớc 4.751.596 5.511.852 6.410.284 7.630.148 8.970.002 15.96 16.34 19.03 17.56 Thanh toán quốc tế 7.734 7.878 7.675 8.135 8.359 1.86 -2.58 5.99 2.75 Thanh toán biên mậu 36.161 27.589 29.365 206.593 248.800 -23.71 6.43 603.5 6 20.43 Kinh doanh ngoại tệ 12.573 14.649 16.278 13.368 13.535 16.51 11.12 -17.88 1.25 Dịch vụ kiều hối 1.086 1.198 1.286 1.362 1.494 10.31 7.35 5.91 9.71

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Việt Nam các năm 2011 - 2015

Bảng 2.3 cho thấy đƣợc năm loại hình dịch vụ phi tín dụng đem lại nguồn thu nhập chính cho Agribank và doanh thu của từng dịch vụ qua các năm. Nhìn chung, doanh số của các dịch vụ có tăng qua năm năm, mặc dù có một số dịch vụ có sự sụt giảm về doanh số. Nhìn vào bảng số liệu trên, dễ dàng thấy đƣợc tỷ lệ tăng

trƣởng dần thiên về DVPTD hiện đại, mặc dù tỷ lệ tăng trƣởng chƣa thực sự đồng đều qua các năm nhƣ tăng trƣởng doanh số thanh toán quốc tế giảm 2.58% ở năm 2013, thanh toán biên mậu giảm 23.71% năm 2012, kinh doanh ngoại tệ giảm 17.88% năm 2014, còn lại các năm khác đều tăng trƣởng ổn định. Tuy giảm về mặt doanh số nhƣng các dịch vụ phi tín dụng này vẫn đảm bảo đƣợc nguồn thu nhập ổn định, mang tính ít rủi ro.

Về dịch vụ thanh toán quốc tế, Agribank đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động ổn định tăng trƣởng cả về số lƣợng thanh toán, doanh số thanh toán và doanh thu phí. Tổng số lƣợng giao dịch tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2011- 2015 Agribank đạt 30.821.341 giao dịch một năm, 56.531 giao dịch thanh toán trong hệ thống nội bộ (IPCAS) và 64.336 giao dịch thanh toán ngoài hệ thống trong một ngày. Doanh thu phí dịch vụ thanh toán chủ yếu là thanh toán trong nƣớc chiếm tỷ trọng 39% trong tổng thu dịch vụ ròng của Agribank năm 2015. Ngoài ra, doanh số của dịch vụ thanh toán đƣợc duy trì tăng trƣởng ổn định cả về số lƣợng và số tiền giao dịch, đặc biệt là ở năm 2014, dịch vụ thu ngân sách đã hoàn thành và triển khai tại tất cả các chi nhánh Agribank có tài khoản tiền gửi Kho bạc Nhà nƣớc.

Các dịch vụ còn lại cũng góp phần không nhỏ vào nguồn thu từ hoạt động DVPTD, đặc biệt là dịch vụ kiều hối, góp phần đƣa Agribank là một trong những ngân hàng Việt Nam có doanh số chi trả kiều hối lớn nhất qua các năm.

Qua bảng 2.4 cho thấy các khoản thu chi chính của Agribank chủ yếu đang là từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, theo sự phát triển của nền kinh tế thì hệ thống Agribank đã vận dụng tối đa tiềm lực sẵn có để tăng thu từ DVPTD. Nếu nhƣ những năm 2011 và 2012 tỷ trọng thu từ hoạt động DVPTD trên tổng thu nhập của toàn hệ thống chƣa quá 10% thì đến những năm sau con số này lần lƣợt là 11%, 13% và 15%. Các khoản thu từ hoạt động DVPTD tăng là do Agribank đã áp dụng khoa học công nghệ vào các DVPTD và đã chú trọng hơn về công tác hoạt động DVPTD chính bởi những ƣu điểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, tỷ trọng thu từ DVPTD trong tổng thu nhập của Agribank vẫn còn rất thấp, chủ yếu nguồn thu từ

Bảng 2.4: Cơ cấu thu nhập – chi phí từ DVPTD của Agribank Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng, giảm (%) 2011 2012 2013 2014 2015 12/11 13/12 14/13 15/14 Chi DVPTD 1.029 1.046 1.075 1.343 1.498 2 3 25 12 Thu DVPTD 2.528 2.689 2.871 3.320 3.751 6 7 16 13 Tổng thu nhập 31.379 30.406 25.611 25.737 25.823 -3 -16 0.49 0.33 Tỷ trọng TN từ DVPTD/tổng TN (%) 8 9 11 13 15

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Việt Nam từ năm 2011 - 2015

Cùng với việc mở rộng mạng lƣới chi nhánh và kênh phân phối truyền thống thì Agribank đã đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối hiện đại nhƣ mạng lƣới ATM và điểm chấp nhận thẻ (POS).

ATM đƣợc xem là kênh ngân hàng tự phục vụ, một kênh phân phối hiện đại, quan trọng trong hoạt động DVPTD. ATM cung cấp các dịch vụ 24/7 và đƣợc lắp đặt tại các địa điểm cho khách hàng thuận tiện giao dịch. Ngày nay, ATM không chỉ đơn thuần phục vụ cho hoạt động rút tiền, với các tiến bộ về công nghệ thông tin và phổ biến internet, ATM có thể cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ ngân hàng khác nhau nhƣ vấn tin tài khoản, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, thực hiện các giao dịch điện tử khác và đây cũng là kênh quảng cáo hiệu quả cho hoạt động DVPTD NH.

Trƣớc năm 2012, các giao dịch rút tiền trên máy ATM không mất phí. Nhƣng đến nay, hầu hết tất cả ngân hàng đều áp dụng một mức phí nhất định trong mỗi lần giao dịch và phần phí này nhằm bù đắp chi phí lắp đặt và bảo dƣỡng máy ATM. Bên cạnh việc phát triển ATM thì kênh phân phối thông qua hệ thống POS cũng đƣợc sử dụng rộng rãi tại các siêu thị, cửa hàng, nhà hàng… Ngoài việc thực

hiện các kênh phân phối qua ATM và POS thì các ngân hàng còn mở rộng các kênh phân phối thông qua Internet banking, Mobile banking…

Bảng 2.5: Số lƣợng máy ATM của Agribank

Đơn vị tính: máy Loại máy Năm 2011 2012 2013 2014 2015 ATM 2.100 2.100 2.300 2.300 2.400 POS 5.261 6.150 6.700 6.850 7.000

Nguồn: Vụ thanh toán – NHNNVN

Qua bảng 2.5 thấy rất rõ mức độ tăng trƣởng hệ thống máy ATM và POS tăng không ngừng qua các năm, đặc biệt là hệ thống máy POS tăng mạnh vào năm 2012 nhƣ là việc mở ra một hình thức thanh toán mới, thu hút khách hàng và tăng thêm thu nhập qua việc thu phí. Tuy nhiên qua các năm sau, tỷ lệ tăng trƣởng có phần chậm lại vì thị trƣờng máy POS gần nhƣ bão hòa bởi các ngân hàng khác cũng đua nhau lắp máy POS để thu phí và đẩy mạnh thƣơng hiệu đến khách hàng. Một nguyên nhân khác là do hiệu quả hoạt động của POS không nhƣ kỳ vọng, phí thu thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra mà chi phí lại cao, vì ngƣời dân vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chƣa quen đƣợc với việc thanh toán qua thẻ.

Hệ thống máy ATM cũng tăng đều qua các năm một phần vì các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu thanh toán lƣơng bằng cách chuyển khoản vào thẻ nên nhu cầu rút tiền của ngƣời dân tăng, nhận thấy đƣợc điều đó Agribank lại tiếp tục đầu tƣ cho những chi nhánh tập trung công nhân đông nhƣng máy ATM còn ít.

2.2.1.2 Quy mô và tốc độ tăng trƣởng số lƣợng DVPTD

Đến năm 2015, Agribank đã cung cấp các dịch vụ đến các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính, cụ thể sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế có số lƣợng sản phẩm nhiều nhất là 24 sản phẩm tăng 26% so với năm 2014, dịch vụ tƣ vấn có số lƣợng sản phẩm ít nhất là 3 sản phẩm và hầu nhƣ không tăng trong giai đoạn 2011-2015. Khái quát nhìn vào bảng 2.4 ta có thể

với tỷ trọng lớn, còn sản phẩm DVPTD truyền thống hầu nhƣ không tăng qua các năm.

Bảng 2.6: Phát triển số lƣợng DVPTD chủ yếu của Agribank

Đơn vị tính: sản phẩm

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng giảm (%)

2011 2012 2013 2014 2015 12/11 13/12 14/13 15/14 DV tài khoản và TT trong

nƣớc 10 10 10 10 11 0 0 0 10

DV TT quốc tế 14 14 15 19 24 0 7 27 26

DV bảo lãnh 9 9 9 9 9 0 0 0 0

DV kinh doanh ngoại tệ 5 5 5 5 6 0 0 0 20

DV thẻ 5 5 8 8 8 0 60 0 0 DV ngân hàng điện tử 4 4 4 5 9 0 0 25 80 DV ngân quỹ 11 11 13 13 13 0 18 0 0 DV bảo hiểm 0 2 2 10 12 - 0 400 20 DV tƣ vấn 2 3 3 3 3 50 0 0 0 DV kiều hối 2 4 4 5 6 100 0 25 20

Nguồn: Báo cáo thường niên và website của Agribank Việt Nam

Bảng 2.6 cung cấp số lƣợng sản phẩm tại mỗi nhóm DVPTD tạo nguồn thu nhập chính cho Argibank. Qua đó thấy đƣợc, DV thanh toán trong nƣớc và dịch vụ bảo lãnh hầu nhƣ không có một sản phẩm mới nào đƣợc ra đời trong hai gói này, nguyên nhân cũng dễ hiểu vì hai gói sản phẩm này thuộc loại hình DVPTD truyền thống, không phải mục tiêu của ngân hàng khi đang dần hƣớng đến Agribank trở thành một ngân hàng hiện đại.Phù hợp với tiêu chí đó, các sản phẩm tại các gói DVPTD hiện đại có xu hƣớng tăng lên rõ rệt. Chẳng hạn nhƣ DV thanh toán quốc tế có số lƣợng sản phẩm tăng theo các năm 2013, 2014, 2015 lần lƣợt là 7%, 27% và 26%; DV ngân hàng điện tử có số lƣợng sản phẩm tăng 80% ở năm 2015 so với năm 2014 và dự đoán gói DVPTD này đang là gói hot nhất trong hoạt động tại ngân hàng vì theo xu hƣớng ngày nay, để bắt kịp hiện đại và tiện ích với các ngân hàng

trên thế giới, các sản phẩm ngân hàng trong tay bạn hoặc ngân hàng phục vụ 24/7 tiện lợi chỉ với chiếc điện thoại là có thể giao dịch với ngân hàng đang là một ý tƣởng mới mẽ và đang đƣợc Agribank đầu tƣ nhiều nhất nhằm nắm bắt ƣu thế là ngƣời tiên phong; DV bảo hiểm cũng phát triển không kém khi tỷ trọng tăng số lƣợng sản phẩm ở năm 2014 so với năm 2013 là 400%, dv bảo hiểm nhất là bảo hiểm của ngân hàng đang còn khác mới mẽ tại Việt Nam, sản phẩm bảo hiểm chính tại Agribank là sản phẩm bảo an tín dụng cùng một số sản phẩm thông dụng tại công ty bảo hiểm ABIC là bảo hiểm xe cơ giới, ô tô, cháy nổ…; DV kiều hối cũng góp phần không nhỏ trong doanh thu từ hoạt động DVPTD nên tỷ trọng số lƣợng sản phẩm mới ra đời cũng tăng qua các năm 2014, 2015 là 20% và 25%, nguyên nhân chủ yếu của việc tăng số lƣợng sản phẩm ở gói DV này là vì ngày càng có nhiều ngƣời Việt Nam tham gia các chƣơng trình xuất khẩu lao động ở nƣớc ngoài nhƣ Nhật, Trung Quốc, Mỹ… nên số lƣợng kiều hối chuyển về cũng tăng qua các năm.

Bảng 2.7: Số lƣợng thẻ, doanh số sử dụng và thanh toán qua thẻ của Agribank Đơn vị tính: tỷ đồng, thẻ Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Số lƣợng thẻ phát hành 8.397.975 10.652.830 12.842.571 15.537.340 16.221.492 Doanh số sử dụng thẻ 122.009 170.082 212.073 296.902 357.848 Doanh số thanh toán thẻ 128.634 179.419 226.874 285.861 354.676

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Việt Nam từ năm 2011 - 2015

Số liệu bảng 2.7 cho thấy: Số lƣợng thẻ phát hành mỗi năm của Agribank ngày càng tăng, từ năm 2011 là 8 triệu thẻ đến năm 2015 là hơn 16 triệu thẻ, tăng

thanh toán không dùng tiền mặt và khuyến khích các sản phẩm khác đi kèm tiện ích nhƣ chuyển khoản, vấn tin, đặt vé máy bay, nạp tiền điện thoại… Chính vì vậy mà doanh số sử dụng thẻ và doanh thu thanh toán thẻ cũng tăng dần và đồng đều qua các năm.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng thẻ phát hành của các ngân hàng năm 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Việt Nam từ năm 2011 - 2015

Nói đến số lƣợng thẻ đƣợc phát hành mỗi năm, Agribank chỉ đứng sau Vietcombank với tỷ trọng là 25%, xấp xỉ tỷ trọng của Vietcombank là 27%. Số lƣợng thẻ phát hành của hai ngân hàng này hơn hẳn số lƣợng thẻ phát hành của các ngân hàng còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 39 - 45)