5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.1 Định hƣớng cụ thể
Agribank quyết tâm trở thành một ngân hàng đa lĩnh vực tại Việt Nam, hoạt động trên 3 trụ cột Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán, giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trƣờng tài chính nông thôn đồng thời bứt phá và cạnh tranh thành công tại các khu vực; phục vụ tất cả các phân đoạn khách hàng với một danh mục dịch vụ hoàn chỉnh, hiện đại, hƣớng tới mục tiêu bền vững cả về lợi ích của khách hàng và Agribank; hoạt động trên nền tảng bền vững về tài chính, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại; khai thác tối đa cơ sở nền tảng của môi trƣờng tin học hóa phát triển DVNH; hoàn chỉnh và nâng cao chất lƣợng các DV hiện có, phát triển các DV mới theo hƣớng chuyên nghiệp nhằm thu hút khách hàng, dần chiếm lĩnh thị trƣờng, thị phần với các NHTM khác tại Việt Nam. Với những định hƣớng tổng quát đƣợc nêu ở trên thì Agribank cần có những mục tiêu cụ thể:
- Định hướng về doanh thu từ DVPTD
Agribank phấn đấu doanh thu từ DVPTD năm 2016 trở đi đạt mức tối thiểu 20% trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong xu thế hoạt động của Agribank hiện nay, nguồn thu từ DVPTD của Agribank chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Trong thực tế cũng đã chứng minh, các nguồn thu từ DVPTD có tính ổn định cao, đảm bảo an toàn trong hoạt động và hiệu quả cao nhất, ít rủi ro nhất.
Xây dựng và triển khai một hệ thống công nghệ thông tin có qui mô, tính hiện đại và khả năng xử lý nhanh chóng. Đối với thị trƣờng trong nƣớc, công nghệ thông tin của Agribank phải luôn là hệ thống công nghệ thông tin hàng đầu và góp phần vào việc phát triển các DVPTD hiện đại, nâng cao lợi thế cạnh tranh của Agribank với các ngân hàng khác.
- Định hướng về khách hàng sử dụng DVPTD
Sự tồn tại của một DV đó chính là khách hàng. Việc phát triển khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng. Khách hàng trên địa bàn nông thôn với mục tiêu 70% thị phần cung cấp dịch vụ của các NHTM, đồng thời cũng coi trọng việc phát triển khách hàng tại các đô thị. Ngoài ra, cần tiếp cận dần khách hàng trên thị trƣờng các nƣớc trong khu vực và trên thế giới một cách an toàn và hiệu quả nhất.
- Định hướng về thị phần, thị trường DVPTD
Agribank cần duy trì thị trƣờng mà mình cung ứng DV và khai thác tối đa tiềm lực về khách hàng để thực hiện các chính sách, chiến lƣợc đối với khách hàng sử dụng DVPTD. Để chiếm lĩnh thị trƣờng, Agribank cần giới thiệu các DVNH phù hợp để giữ cững thị phần nhờ vào uy tín và thƣơng hiệu ngân hàng.
Đối với khu vực nông thôn: chiếm lĩnh ít nhất 70% thị phần tại địa bàn khu vực nông thôn đối với các loại hình sản phẩm dịch vụ. Đối với khu vực đô thị, các khu công nghiệp, khu chiết xuất và khi kinh tế mở là “lựa chọn cạnh tranh” và chiếm thị phần từ 20%-30% về các sản phẩm dịch vụ.
- Định hướng về quản lý rủi ro trong hoạt động DVPTD hiện đại
Agribank đƣa ra các đề xuất, rà soát rủi ro tác nghiệp trong công tác nghiệp vụ, triển khai thực hiện qui chế “Bảo đảm an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin”, đúc rút các bài học kinh nghiệm để thông báo phòng ngừa rủi ro bị lặp lại. Đặc biệt là rủi ro trong hoạt động DV thẻ, DV ngân hàng điện tử…