Quy trình thiết kế bài giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 59 - 61)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2.Quy trình thiết kế bài giảng

Sau khi lựa chọn được nội dung vận dụng tình huống, lập kế hoạch dạy học, giáo viên cần tiến hành thiết kế bài giảng hay còn gọi là soạn giáo án nhằm thể hiện rõ các hoạt động dạy và học theo các mục tiêu cụ thể của bài học. Cùng với quá trình tổ chức dạy học, thiết kế bài giảng là khâu quan trọng góp phần quyết định chất lượng giờ dạy. Quy trình thiết kế bài giảng sử dụng phương pháp tình huống chương trình GDCD lớp 12 bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức

Khi xác định mục tiêu bài học trong chương trình GDCD, GV cần chú ý khai thác các định hướng về mục tiêu bài học được gợi ý trong sách giáo khoa và sách giáo viên kết hợp với đặc điểm cụ thể của học sinh và điều kiện dạy học của nhà trường. Khi thiết kế bài giảng cho môn GDCD lớp 12 theo phương pháp tình huống ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức (tri thức cần nắm được theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng), mục tiêu về kỹ năng (những kỹ năng cần đạt được sau bài học hoặc sau các đơn vị kiến thức dạy học theo tình huống: kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp…) và mục tiêu về thái độ (thái độ chủ động, tích cực, thái độ tôn trọng tri thức khoa học của học sinh).

Bước 2: Để vận dụng tình huống một cách phù hợp và đem lại hiệu quả cao người dạy phải phân tích kết cấu tri thức của bài học, của các đơn vị kiến thức trong bài học.

Bên cạnh tri thức bài học, giáo viên phải xác định phương pháp, tài liệu hõ tập, phương tiện dạy học hợp lí. Giáo viên căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài, từng nội dung thảo luận mà lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học và các tài liệu, tư liệu phục vụ hoạt động học tập của học sinh một cách phù hợp. Bên cạnh đó phải biết kết hợp hài hòa với các phương pháp khác để tối ưu hóa hoạt động dạy và học trong điều kiện thực tế của nhà trường, của lớp học.

Để thực hiện tốt dạy học theo phương pháp tình huống chương trình GDCD lớp 12 ở các trường THPT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn việc lựa chọn và chuẩn bị tài liệu học tập, phương tiện dạy học cần được giáo viên, học sinh lựa chọn, sử dụng một cách linh hoạt: Sách giáo khoa, những câu châm ngôn, những tình huống nảy sinh trong thực tiễn, các tư liệu khác như phim, ảnh, biểu đồ, mô hình, bút dạ, màu, thước kẻ, bút dấu, những thông tin liên quan đến nội dung bài học…

Bước 4: Lựa chọn tình huống phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh

Việc lựa chọn tình huống phù hợp với trình độ năng lực của học sinh là một việc rất quan trọng. Về nguyên tắc, giáo viên cần phải lựa chọn những tình huống có vấn đề không chỉ dừng lại ở kiến thức có trong sách giáo khoa mà giáo viên phải lựa chọn những tình huống phù hợp với đối tượng người học, đáp ứng mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ đồng thời hướng đến phát huy tính sáng tạo của học sinh. Vì nếu tình huống đưa ra quá khó hoặc quá dễ đều ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giờ dạy. Do đó, giáo viên phải lựa chọn tình huống đảm bảo vừa phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với mục tiêu kiến thức cần truyền đạt cho học sinh và phải hướng đến hình thành ở người học những kỹ năng cần thiết. Mặc dù, tình huống và cách giải quyết đã được giáo viên chuẩn bị trước, nhưng tùy theo tình hình học tập của học sinh trong buổi học, trong tiết học mà giáo viên có thể thay đổi câu hỏi và cách giải quyết vấn đề cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 59 - 61)