Những kết quả đạt được của việc sử dụng phương pháp tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2.Những kết quả đạt được của việc sử dụng phương pháp tình

dạy học phần “Công dân với pháp luật” chương trình Giáo dục công dân lớp 12 cho học sinh Trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Việc sử dụng phương pháp tình huống một cách linh hoạt, tuân thủ theo những nguyên tắc và quy trình có nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy môn GDCD, đặc biệt là chương trình GDCD lớp 12. Do đó việc sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” chương trình GDCD lớp 12 cho HS THPT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả nhất định:

GV dạy bộ môn GDCD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn có 02 người, đều có trình độ đại học và được đào tạo đúng chuyên ngành. Khi được hỏi họ đều cho rằng phương pháp tình huống là phương pháp dạy học mới có thể phát huy tính tích cực của học sinh. Họ còn khẳng định dạy học bằng phương pháp tình huống làm cho HS tích cực, hứng thú hơn hẳn so với phương pháp dạy học truyền thống. HS hiểu biết sâu sắc và có được nhiều kinh nghiệm trước khi bước vào cuộc sống thực.

Qua điều tra thực tế, em nhận thấy giáo viên của nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp tình huống, đã có sự đầu tư, chủ động đưa các tình huống pháp luật vào dạy học mà tổ chức cho học sinh nghiên cứu tình huống.

Qua khảo sát 140 em khối 12 về mức độ hứng thú của HS lớp 12 các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn thì kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Mức độ hứng thú của HS lớp 12 các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đối với việc học môn GDCD

(trƣớc quá trình thực nghiệm) STT Các mức độ Học sinh Số lƣợng % 1 Rất hứng thú 13 9,2 2 Hứng thú 33 23,5 3 Bình thường 72 51,7 4 Ít hứng thú 13 9,2 5 Không hứng thú 9 6,4

Nguồn: kết quả điều tra xã hội học

Trước khi tiến hành thực nghiệm kết quả chúng tôi thu được là: Có 9,2% HS cho biết giờ học môn GDCD rất hứng thú, 23,5% thấy rằng có hứng thú, số HS cho rằng giờ học môn GDCD là bình thường lên đến hơn 50%, số HS còn lại khẳng định giờ học môn GDCD bằng phương pháp truyền thống là ít và không hứng thú.

Sau giờ học thực nghiệm bằng phương pháp dạy học tình huống, chúng tôi tiếp tục phát phiếu điều tra về mức độ hứng thú của HS trong giờ học. Kết quả thu được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.5. Mức độ hứng thú của HS lớp 12 các trƣờng THPT

trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đối với việc học môn GDCD (sau quá trình thực nghiệm)

STT Các mức độ Học sinh Số lƣợng % 1 Rất hứng thú 25 17,9 2 Hứng thú 78 55,7 3 Bình thường 27 19,3 4 Ít hứng thú 10 7,1 5 Không hứng thú 0 0

Khi quan sát bảng trên, dễ dàng nhận thấy mức độ hứng thú học tập môn GDCD của HS khi GV sử dụng phương pháp tình huống đã có sự thay đổi rõ rệt so với dạy học bằng phương pháp truyền thống. Có hơn 50% em HS (78 em chiếm 55,7%) cho rằng giờ học thứng thú; 25 em (chiếm 17,9%) cho rằng giờ học rất hứng thú. Còn số học sinh cảm thấy bình thường, ít hứng thú và không hứng thú đã giảm đi.

Như vậy phương pháp tình huống đã có những đóng góp nhất định vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung, PPDH môn GDCD nói riêng. Đồng thời, phương pháp tình huống cũng thể hiện rõ vai trò chủ đạo, và sự cần thiết của mình trong việc giảng dạy môn GDCD, nhất là chương trình GDCD lớp 12 phần “Công dân với pháp luật”. Việc sử dụng các tình huống pháp luật có trong đời sống thực tế và để học sinh giải quyết những tình huống đó sẽ giúp các em hiểu bài một cách sâu sắc hơn và nhờ đó học sinh sẽ ghi nhớ bài một cách bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 48 - 50)