Những hạn chế của việc sử dụng phương pháp tình huống vào dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 50)

7. Kết cấu luận văn

2.1.3.Những hạn chế của việc sử dụng phương pháp tình huống vào dạy

học phần “Công dân với pháp luật” chương trình Giáo dục công dân lớp 12 cho học sinh Trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Bên cạnh những mặt đạt được khi sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD lớp 12, nếu thực hiện phương pháp tình huống một cách hình thức, qua loa, không thực sự đầu tư chiều sâu thì sẽ bộc lộ những hạn chế.

Qua kết quả khảo sát, điều tra xã hội học đối với 2 giáo viên dạy GDCD lớp 12 ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác nặm, tỉnh Bắc Kạn cho thấy, dạy học theo phương pháp tình huống được giáo viên vận dụng ở mức độ thường xuyên chưa chiếm tỷ lệ cao so với các phương pháp như: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm… Điều này được phản ánh khá rõ nét qua bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Kết quả điều tra về mức độ sử dụng phƣơng pháp tình huống và các phƣơng pháp dạy học khác

STT Các phƣơng pháp Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Số lƣợng % lƣợng Số % lƣợng Số % 1 Thuyết trình 2 100 0 0 0 0 2 Đàm thoại 2 100 0 0 0 0 3 Nêu vấn đề 2 100 0 0 0 0 4 Trực quan 0 0 1 50 1 50 5 Thảo luận nhóm 1 50 1 50 0 0 6 Đóng vai 0 0 1 50 1 50 7 Tình huống 0 0 2 100 0 0

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học

Mặc dù có nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhưng GV bộ môn GDCD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại là chủ yếu. Một số phương pháp khác như trực quan, đóng vai, thảo luận nhóm… có được GV sử dụng nhưng không nhiều.

Thực tế, mặc dù 100% giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đều biết được tầm quan trọng và vị trí của việc dạy học theo phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD lớp 12, nhưng số giáo viên dạy học theo phương pháp này một cách thường xuyên lại chiếm tỷ lệ không cao.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, đa số giáo viên đều cho rằng, dạy học theo tình huống trong giảng dạy môn GDCD lớp 12 khó thực hiện trên lớp và tốn nhiều thời gian do số lượng HS đông. Điều này cũng giải thích vì sao trong nhiều năm qua, nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm chưa tạo được sự thay đổi căn bản, toàn

diện về ý thức, tính tích cực của HS khi tiếp cận môn học, về kỹ năng, nhất là kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Hạn chế này nếu không được khắc phục bằng việc đổi mới phương pháp dạy học thì mục tiêu đào tạo tiếp cận năng lực người học của các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn không chỉ đứng trước nhiều thách thức mà còn khó có thể hiện thực hóa. Bên cạnh đó, nhìn một cách tổng thể học sinh có thái độ học tập thụ động, thiếu tích cực đối với môn học GDCD lớp 12 còn tồn tại khá phổ biến ở một bộ phận lớn học sinh.

Bảng 2.7. Kết quả tìm hiểu những khó khăn khi dạy học theo tình huống môn GDCD chƣơng trình lớp 12

STT Những khó khăn khi dạy học theo phƣơng pháp tình huống

Số lƣợng

Tỉ lệ %

1 Thói quen sử dụng các phương pháp dạy học

truyền thống 2 100

2 Số lượng học sinh quá đông trong một lớp 2 100 3 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học tập 1 50 4 Kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh còn

hạn chế 2 100

5 Chưa có quy trình vận dụng tình huống khoa

học, hợp lý 1 50

6 Năng lực vận dụng tình huống và giải quyết

tình huống của giáo viên còn hạn chế 1 50

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học

Qua khảo sát có thể thấy những khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việc dạy học theo tình huống bao gồm cả những khó khăn mang tính chủ quan và những khó khăn mang tính khách quan.

Như vậy, những khó khăn mang tính chủ quan có thể kể đến như: Thói quen sử dụng phương pháp dạy học truyền thống; kỹ năng giải quyết vấn đề của HS và do năng lực vận dụng tình huống và giải quyết tình huống của giáo viên còn hạn chế.

Những khó khăn khách quan được giáo viên xác định: Chưa có quy trình vận dụng tình huống khoa học, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học tập,…

Bên cạnh đó, việc lựa chọn tình huống đôi khi chưa mang tính điển hình, có những tình huống chưa chứa đựng kịch tính để kích thích tư duy, tạo hứng thú cho người học; có những tình huống gắn với thực tế nhưng lại quá đơn điệu, không đòi hỏi tất yếu phải tranh luận, tìm tòi cách thức giải quyết nên hiệu quả khơi gợi tính tích cực của HS chưa cao. Việc lựa chọn tình huống là khâu then chốt quyết định sự thành bại khi sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD lớp 12. Nếu tình huống đưa ra không hay, quá dễ hoặc quá khó không phù hợp với trình độ học sinh sẽ không huy động, thu hút được học sinh tập trung thảo luận, nếu có thì cũng chỉ mang tính chất đối phó, hình thức.

Giáo viên còn gặp khó khăn trong xây dựng các câu hỏi cụ thể về các vấn đề cần quan tâm, cần giải quyết, cách thức giải quyết vấn đề trong tình huống đôi khi chưa thật sự hợp lý.

Bên cạnh đó, GV chưa định hướng rõ ràng, mờ nhạt, kỹ thuật gợi ý các giải pháp để giải quyết các vấn đề gắn với nội dung môn học chưa khoa học. Thông thường, các lớp đều có số lượng học sinh khá đông (từ 35 đến 45 em). Một số giáo viên sau khi đưa ra tình huống cho HS thường không quan sát, bao quát hết điều đó dẫn tới tình trạng có HS làm việc riêng, nói chuyện trong thời gian thảo luận, không tập trung vào nội dung thảo luận. Đồng thời, trong quá trình thảo luận, các giáo viên cũng không nắm bắt được những khó khăn, lúng túng của HS để có sự gợi ý, hỗ trợ kịp thời.

Khi phân công các cá nhân hoặc các nhóm giải quyết tình huống: Chủ yếu giáo viên thường phân công theo nhóm, tuy nhiên có trường hợp chia nhóm quá lớn hoặc quá nhỏ, không phù hợp với vấn đề cần thảo luận để giải quyết tình huống và chưa phù hợp với đặc điểm của lớp học. Việc phân công cá nhân hoặc các nhóm giải quyết tình huống còn đơn điệu, chủ yếu chia theo bàn hoặc chia theo dãy.

Về cách thức báo cáo giải quyết tình huống: Nhìn chung HS xử lí tình huống còn khá đơn điệu, hầu hết theo một quy trình cố định: Sau khi HS viết phương án trả lời ra bảng hoặc ra giấy, nhóm trưởng thay mặt nhóm đọc kết quả thảo luận trước lớp hoặc viết lên bảng. Sau khi nghe các nhóm trình bày nội dung thảo luận, giáo viên gọi HS khác nhận xét, bổ sung và kết luận. Thao tác này được lặp đi lặp lại khá đơn điệu và nhàm chán, bên cạnh đó, phương pháp sắm vai trong giải quyết tình huống cũng chưa được GV định hướng trong các thức báo cáo giải quyết tình huống của học sinh.

Cuối cùng giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết: Do phần lớn giáo viên chưa có tư duy mở khi đưa ra những kết luận có tính khái quát và định hướng nên hiệu quả chưa cao, nhiều GV khi đưa ra kết luận giải quyết tình huống còn mang tính miễn cưỡng .

Qua bảng so sánh trước và sau khi thực nghiệm sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD lớp 12 cho thấy, mức độ hứng thú của HS đối với môn học GDCD có sự thay đổi nhưng chưa cao. Do thái độ học tập chưa đúng đắn nên phần lớn HS chưa dành thời gian thỏa đáng cho môn học, tình trạng học nặng về lý thuyết, thiếu tính chủ động tìm tòi, nghiên cứu xuất hiện ở một bộ phận lớn HS. Điều này cũng lý giải tại sao kỹ năng giải quyết tình huống của học sinh lớp 12 ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn lại chưa được phát huy ở mức độ cao. Đa số HS giải quyết tình huống chỉ mới ở mức độ hình thức, chưa thật sự đi sâu, chưa thật sự trở thành một phần quan trọng trong hoạt động học tập của các em. Do đó, HS tham gia giải quyết tình huống chưa thật sự tích cực, hơn nữa, câu trả lời của HS thường lặp lại những kiến thức có trong sách giáo khoa, thiếu sự sáng tạo.

Bên cạnh những học sinh có nhận thức tương đối đúng đắn về vai trò của phương pháp dạy học tình huống trong học tập thì vẫn còn một số HS chưa có sự hiểu biết đầy đủ về vai trò của phương pháp tình huống.

Khi giải quyết tình huống chỉ có một số ít học sinh làm việc thật sự còn lại không ít học sinh thường ngồi chơi, nói chuyện, làm việc riêng.

Dạy học sử dụng phương pháp tình huống thường được vận dụng chủ yếu trong các giờ thao giảng. Mặt khác, dạy học theo phương pháp tình huống mất nhiều thời gian mà quỹ thời gian dành cho giờ dạy lại hạn chế và số lượng HS trong lớp quá đông cũng là nguyên nhân GV ít vận dụng tình huống trong dạy học.

2.2. Đề xuất quy trình sử dụng phƣơng pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” chƣơng trình Giáo dục công dân lớp 12 cho học sinh Trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

2.2.1. Các nguyên tắc cần đảm bảo khi sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” chương trình Giáo dục công dân lớp dạy học phần “Công dân với pháp luật” chương trình Giáo dục công dân lớp 12 cho học sinh Trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Quy trình sử dụng phương pháp tình huống là trình tự các giai đoạn, các bước được xắp xếp có tổ chức, có mục đích được thực hiện liên tiếp nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt việc vận dụng tình huống và giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập. Từ việc nhận thức thấu đáo sự cần thiết của vấn đề đã nêu, trên cơ sở kế thừa một số các công trình nghiên cứu đi trước, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của hai trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi tiến hành xây dựng quy trình thiết kế bài giảng và quy trình thực hiện bài giảng theo phương pháp tình tình huống trong dạy học GDCD lớp 12.

Trong quá trình tổ chức giảng dạy theo phương pháp tình huống trong môn GDCD lớp 12 chỉ đạt kết quả tối ưu khi được tổ chức theo một quy trình cụ thể. Khi xây dựng quy trình sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học chúng tôi dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất: Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học

Cả về lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo dục nói

chung và mục tiêu môn học nói riêng. Môn GDCD Ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Theo đó, phương pháp tình huống cần được vận dụng để hiện thực hóa mục tiêu đã nêu. Nếu xa rời mục tiêu giáo dục thì các phương pháp dạy học sẽ không có giá trị, thậm chí là phản tác dụng.

Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” chương trình GDCD cần đảm bảo tính hướng đích là trang bị cho HS những hệ thống tri thức cơ bản về pháp luật và giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội. Qua đó phương pháp tình huống cần được sử dụng để giúp HS từng bước hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật; mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức; hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật.

Thông qua hệ thống tri thức khoa học về một số nội dung cơ bản của pháp luật trong phần “Công dân với pháp luật” chương trình GDCD lớp 12, khi sử dụng phương pháp tình huống, GV cần giúp HS ý thức được các giá trị của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi công dân, giáo dục để các em có cái nhìn đúng đắn về thế giới và thời đại, về con người và cộng đồng, về quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân. Qua đó khi sử dụng phương pháp tình huống, HS phải thể hiện được quan điểm, lập trường và thái độ tích cực, biết đấu tranh để bảo vệ và ủng hộ cái tiến bộ, tích cực, cái đúng và chống lại những biểu hiện, hành vi tiêu cực, lạc hậu, sai trái.

Với mục tiêu trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phân tích, đánh giá các biểu hiện, tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân, gia đình và xã hội, nhất là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phản biện xã hội của môn GDCD, khi sử dụng phương pháp tình huống cần nhận thức thấu đáo mục tiêu này để xây dựng, thiết kế, lựa chọn các tình huống, định hướng cho

HS giải quyết tình huống và tổ chức các hoạt động nhận thức một các phù hợp và hiệu quả. Hơn nữa, mỗi bài học với những nội dung cụ thể, mục tiêu khác nhau, giáo viên phải lựa chọn, xây dựng tình huống bám sát mục tiêu của từng bài học. Có như vậy, mới mang lại kết quả cao trong quá trình dạy học bằng phương pháp tình huống

Thứ hai: Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hoạt động dạy và hoạt động học là hai nhân tố cơ bản nằm trong cấu trúc hệ thống của quá trình dạy học, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng tạo nên sự thống nhất của quá trình này. Quy trình dạy học sử dụng phương pháp tình huống được liên kết với nhau theo một lo gic chặt chẽ, yếu tố trước phải là điều kiện, tiền đề theo sự thực hiện chức năng của các yếu tố đứng sau. Đồng thời, các yếu tố đứng sau như là sự kế tục, sự thực hiện hóa các yếu tố đứng trước.

Ở mỗi bước, mỗi giai đoạn, các theo tác sư phạm của giáo viên phải phù hợp với các thao tác của học sinh và ngược lại. Sự phù hợp đó tạo thành sự thống nhất toàn vẹn của quy trình và làm cho nó trở thành chỉnh thể hợp lý. Để đạt được điều đó cần xác định:

Số lượng các giai đoạn, các bước vừa đủ để hoạt động có hiệu quả Nội dung các giai đoạn, các bước không quá phức tạp, cũng không quá đơn giản, đảm bảo cho GV và HS có thể thực hiện được trong quá trình dạy học.

Các giai đoạn và các bước phải sắp xếp theo một cấu trúc lô gic, kế tục nhau, không được chồng chéo lên nhau.

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống là nguyên tắc cơ bản để xây dựng và xác lập quy trình dạy học sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD ở trường THPT.

Thứ ba: Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Xây dựng quy trình sửa dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD phải dựa vào điều kiện thực tiễn ở trường THPT. Nó phải phù hợp với đặc điểm, nội dung, điều kiện, yêu cầu của giáo viên, học sinh, đồng thời có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học. Cụ thể:

Phù hợp với đặc điểm nội dung, chương trình môn GDCD. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của học sinh THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 50)