Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 95)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2.Phân tích kết quả thực nghiệm

Để đảm bảo kết quả thực nghiệm mang tính khoa học, chuẩn xác, chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thu được kết quả học tập môn GDCD của học sinh thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1. Điểm kiểm tra học kỳ I môn GDCD giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở trƣờng THPT Bộc Bố Lớp Số HS Kết quả học tập Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Thực nghiệm Lớp 12A1 39 1 27 11 0 0 Lớp 12A2 34 0 13 20 1 0 Tổng 73 1 40 31 1 0 Đối chứng Lớp 12A3 36 0 21 14 1 0 Lớp 12A4 37 0 3 24 10 0 Tổng 73 0 24 38 11 0

Bảng 3.2. Điểm kiểm tra học kỳ I môn GDCD ở lớp thực nghiệm và đối chứng ở trung tâm GDNN - GDTX

Lớp Số HS Kết quả học tập Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 12 10 0 2 6 2 0 Tổng 10 0 0 6 4 0

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả

So sánh kết quả học tập ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ở trường THPT Bộc Bố, chúng tôi có nhận xét sau:

Một là: Học lực của học sinh ở cả hai loại lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chênh lệch không đáng kể, vẫn còn học sinh có học lực yếu ở hầu hết các lớp, không có học sinh kém.

Hai là: Kỹ năng làm bài của học sinh ở cả hai loại lớp thực nghiệm và đối chứng ở mức trung bình khá. Khả năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức tương đối đồng đều. Tuy nhiên khả năng suy luận, đánh giá, giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn còn hạn chế.

Đối với trung tâm GDNN - GDTX do đặc thù số lượng học sinh ít, chúng tôi tiến hành thực nghiệm và đối chứng trong cùng một lớp. Học lực của học sinh chủ yếu ở mức trung bình, yếu.

Sau khi thực nghiệm, chúng tôi phân tích kết quả dạy học theo phương pháp tình huống môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn và trung tâm GDNN - GDTX qua kết quả kiểm tra 1 tiết của học sinh, mức độ hứng thú, tích cực tham gia tình huống của học sinh, qua trao đổi chuyên môn với giáo viên tham gia giảng dạy các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và các giáo viên trong tổ bộ môn đi dự giờ.

Bảng 3.3. Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm (12A1) và lớp đối chiếu (12A3) ở trƣờng THPT Bộc Bố Phân loại

Tên lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Lớp thực nghiệm (12A1) 7 18 20 51 12 31 0 0 Lớp đối chứng (12A3) 1 2,8 18 50 13 36 4 11,2 Nguồn: Trường THPT Bộc Bố

Dựa vào bảng số liệu trong bảng trên, chúng tôi có biểu đồ minh họa điểm khảo sát của lớp TN và lớp ĐC trường THPT Bộc Bố như sau:

Biểu đồ 3.1. Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm (12A1) và lớp đối chiếu (12A3) ở trường THPT Bộc Bố

Kết quả thể hiện ở hai bảng số liệu trên cho thấy, điểm kiểm tra 1 tiết của học sinh trường THPT Bộc Bố ở hai lớp thực nghiệm và đối chiếu có sự chênh lệch ở các mức độ khá, giỏi. Ở lớp đối chứng có học sinh đạt điểm giỏi

0 10 20 30 40 50 60

Giỏi Khá Trung bình Yếu

ĐC TN

ít,còn có học sinh đạt điểm yếu, điểm trung bình nhiều hơn ở lớp thực nghiệm. Trong khi lớp thực nghiệm tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá chiếm 69%, thì ở lớp đối chiếu tỷ lệ này là 52,8%.

Bảng 3.4. Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm (12A2) và lớp đối chiếu (12A4) ở trƣờng THPT Bộc Bố Phân loại

Tên lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Lớp thực nghiệm (12A2) 1 2.9 15 44.2 17 50 1 2.9 Lớp đối chứng (12A4) 0 0 10 27 18 49 9 24 Nguồn: Trường THPT Bộc Bố Dựa vào bảng số liệu trong bảng trên, chúng tôi có biểu đồ minh họa điểm khảo sát của lớp TN và lớp ĐC trường THPT Bộc Bố như sau:

Biểu đồ 3.2.Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm (12A2)

và lớp đối chiếu (12A4) ở trường THPT Bộc Bố

0 10 20 30 40 50 60

Giỏi Khá Trung bình Yếu

ĐC TN

Qua số liệu và đồ thị biểu diễn cho thấy, điểm kiểm tra 1 tiết của học sinh trường THPT Bộc Bố ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự chệnh lệch đáng kể. Mặc dù cả hai lớp thực nghiệm và đối chiếu vẫn còn học sinh có điểm yếu nhưng tỷ lệ học sinh ở lớp thực nghiệm là 2,9% trong khi đó tỷ lệ này ở lớp đối chiếu là 24%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.5. Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở trung tâm GDNN - GDTX

Phân loại

Tên lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 12 0 0 2 20 7 70 1 10

Nguồn: Trung tâm GDNN - GDTX

Nhìn vào số liệu cho thấy, điểm kiểm tra 1 tiết của học sinh trung tâm GDNN - GDTX đã có sự thay đổi. Tỷ lệ học sinh có học lực khá là 20%, học sinh học lực yếu giảm còn 10%.

Những số liệu trên là minh chứng khẳng định vai trò của phương pháp dạy học đối với chất lượng và hiệu quả dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông hiện nay.

Với việc phát phiếu thăm dò ý kiến của 83 học sinh ở các lớp thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.6. Thái độ của học sinh đối với giờ học dạy học theo phƣơng pháp tình huống

Câu hỏi Phƣơng án trả lời

Tổng hợp ý kiến Số lƣợng

(HS)

Tỷ lệ (%)

1. Em hãy cho biết thái độ của em qua giờ học sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học chương trình GDCD lớp 12? A. Rất thích 53 63,9 B. Thích 20 24,1 C. Bình thường 10 12 D. Không thích 0 0

2. Khi học bài theo phương pháp tình huống, sự hứng thú của em ở mức độ nào dưới đây?

A. Rất hứng thú 55 66,3

B. Hứng thú 20 24,1

C. Bình thường 8 9,6

D. Không hứng thú 0 0

3. Trong giờ học môn GDCD có sử dụng phương pháp tình huống sẽ giúp em như thế nào?

A. Hiểu bài nhanh hơn 25 30,1 B. Bài học hấp dẫn hơn,

sinh động, sôi nổi, thoải mái hơn 30 36,1 C. Phát huy được tính tích cực trong học tập 13 15,7 D. Có được sự hứng thú trong học tập 15 18,1 4. Theo em việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học chương trình GDCD lớp 12 có cần thiết không?

A. Rất cần thiết 55 66,3

B. Bình thường 23 27,7

C. Không cần thiết 5 6

5. Mức độ mong muốn của em tiếp tục được học theo phương pháp tình huống trong chương trình GDCD lớp 12?

A. Rất muốn 52 62,7

B. Bình thường 24 28,9

C. không thích 7 8,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Qua bảng thống kê điều tra ý kiến học sinh của lớp thực nghiệm cho ta một số đánh giá như sau:

Với câu hỏi 1: có thể khẳng định đa số học sinh trong lớp đều có thái độ rất thích (53 HS, chiếm 63,9%), 20 học sinh thích (chiếm 24,1%) và 10 học sinh có thái độ bình thường (chiếm 12%) trong giờ học môn GDCD có sử dụng phương pháp tình huống. Không có học sinh nào là không thích học bài với phương pháp tình huống.

Với câu hỏi 2: đa số học sinh trong lớp đều rất hứng thú với giờ học sử dụng phương pháp tình huống (chiếm 66,3%). Chỉ có số lượng rất ít học sinh (chiếm 9,6%) cảm thấy giờ học có sử dụng phương pháp tình huống bình thường. Và không có học sinh nào cảm thấy không hứng thú trong giờ học.

Với câu hỏi 3: Học sinh nhận thấy giờ học hấp dẫn, sinh động, sôi nổi, thoải mái hơn (chiếm 36,1%), 25 học sinh nhận thấy hiểu bài nhanh hơn khi sử dụng phương pháp tình huống trong bài học (chiếm 30,1%). Có 18,1% học sinh nhận thấy giờ học có sử dụng phương pháp tình huống giúp các em có được sự hứng thú trong giờ học và có 15,7% họ sinh nhận thấy giờ học sử dụng phương pháp tình huống giúp phát huy được tính tích cực trong học tập.

Với câu hỏi 4: Có hơn 1 nửa học sinh (chiếm 66,3%) công nhận việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học chương trình GDCD lớp 12 là rất cần thiết. Có 23 học sinh (chiếm 27,7%) cho rằng việc sử dụng phương pháp tình huống là bình thường. Và học sinh cho rằng việc sử dụng phương pháp tình huống trong bài học là không cần thiết chiếm 6%.

Với câu hỏi 5: Có 52 học sinh (chiếm 62,7%) mong muốn tiếp tục được học theo phương pháp tình huống trong chương trình GDCD lớp 12. Và có ít học sinh thấy không cần thiết (chiếm 8,4%).

Tóm lại từ việc phân tích kết quả điều tra ý kiến học sinh có thể khẳng định việc vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học chương trình Giáo dục công dân lớp 12 là một việc đúng đắn, phù hợp, góp phần hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.

Qua phỏng vấn trực tiếp, hầu hết giáo viên dự giờ quan sát và thấy rằng: Ở các lớp thực nghiệm, nhiều học sinh đã tự tin đưa ra các giải quyết tình huống; kỹ năng trình bày rõ ràng, mạch lạc và logic, mạnh dạn, thẳng thắn trao đổi.

Các giáo viên tham gia trao đổi chuyên môn và trả lời phỏng vấn đều cho rằng dạy học theo phương pháp tình huống trong chương trình GDCD lớp 12 là hợp lý và có nhiều ưu điểm:

- Dạy học thep phương pháp tình huống mang lại hiệu quả cao trong học tập, học sinh đưa ra nhiều ý kiến hay, sáng tạo mà đôi khi giáo viên cũng sẽ tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm và những giải pháp mới từ phía học sinh để làm phong phú thêm bài giảng. Thông qua việc xử lý tình huống, học sinh sẽ có điều kiện để vận dụng linh hoạt lý thuyết vào thực tiễn.

- Dạy học theo phương pháp tình huống giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề và nhiều kỹ năng khác. Học sinh cũng học được cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác để làm cho vốn kiến thức của mình phong phú hơn.

Bên cạnh đó, còn một số vấn đề đặt ra khi dạy học theo phương pháp tình huống mà người giáo viên cần quan tâm đó là:

- Làm thế nào để trong khoảng thời gian có hạn, học sinh trao đổi, giải quyết vấn đề và trình bày ý kiến của cá nhân cũng như của nhóm.

- Làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của tất cả học sinh trong lớp khi tham gia giải quyết tình huống.

Do đó, đòi hỏi GV cần phải lựa chọn được tình huống tốt, có tính thực tiễn cao nhưng không quá sức với người học. Việc tổ chức lớp học tham gia nghiên cứu tình huống cần được chuẩn bị kỹ, nguồn tài liệu phong phú và dễ tiếp cận. Đó cũng là lý do đòi hỏi GV phải luôn đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học và phát huy vai trò “trọng tài” trong định hướng, tổ chức quá trình dạy học theo phương pháp tình huống.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng phƣơng pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” trong chƣơng trình Giáo dục công dân lớp 12 cho học sinh Trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

3.3.1. Nhóm giải pháp đối với các nhà quản lý giáo dục

3.3.1.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo

Để nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và chương trình GDCD lớp 12 nói riêng, Sở Giáo dục và đào tạo cần tổ chức

thường xuyên các hoạt động bồi dưỡng giáo viên, tập huấn và triển khia cụ thể về việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là vận dụng phương pháp dạy học tình huống.

Hằng năm, trên địa bàn một tỉnh (thành phố), dưới sự chủ trì của Sở Giáo và đào tạo nên tổ chức ít nhất một lần chương trình tổng hợp nhằm chia sẻ kinh nghiệm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp tình huống. Do đó, cần phải tăng cường việc tập huấn, hội nghị đánh giá, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các GV với hình thức tổ chức định kỳ hàng năm do Sở Giáo dục và đào tạo chỉ đạo. Chương trình này bao gồm: Hội nghị đánh, thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn đội ngũ GV về đổi mới phương pháp dạy học.

Do đặc thù bộ môn, việc sử dụng phương pháp tình huống là phù hợp và rất cần thiết đối với phần “Công dân với pháp luật” chương trình GDCD lớp 12. Bởi vậy, Sở giáo dục và đào tạo nên tiếp tục tổ chức các chuyên đề theo cụm, triển khai tập huấn chuyên sâu để giáo viên nắm vững lý luận dạy học, ưu và nhược điểm của phương pháp tình huống để từ đó biết sử dụng phương pháp tình huống một cách linh hoạt, sáng tạo.

Các đợi chuyên đề tổ chức theo cụm nên đi sâu vào một số phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả cao (đặc biệt là phương pháp tình huống) nhưng thực tế dạy học giáo viên còn ít sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả. Nên phân công giáo viên ở một số trường dạy học các tiết cụ thể có sử dụng phương pháp tình huống đạt hiệu quả để giáo viên dự giờ, trao đổi, thảo luận và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn lẫn nhau. Các tiết dạy học trong chuyên đề nên cử chọn những giáo viên có kinh nghiệm trong sử dụng phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp tình huống để giáo viên các trường dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, phần nào tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc khi sử dụng phương pháp dạy học này trong thực tiễn.

3.1.1.2. Đối với nhà trường

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đày đủ về tầm quan trọng của xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, cần xây dựng và triển khai đồng bộ kế hoạch hoạt động đổi mới với phương pháp dạy học tạo ra một không khí thi đua nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lương dạy học trong toàn trường. Điều này sẽ tạo tiền đề và là cơ sở để mỗi giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân nói chung và giảng day chương trình giáo dục công dân lớp 12 nói riêng tích cực và chủ động thực hiện đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy của mình. Đồng thời cần có sự tổng kết, đánh giá để thấy được những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại để có sự chỉ đạo khắc phục kịp thời, giúp cho hoạt động đổi mới phương pháp thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.

Thứ nhất, nhà trường cần có những biện pháp để quản lý kỉ cương nề

nếp dạy và học, nếu để nếp học tập không được quản lý chặt chẽ thì hiệu quả của quá trình dạy học không đạt được. Do đó, nhà trường cần kết hợp với tổ bộ môn để đưa ra những biện pháp, xây dựng quy chế để quản lý hoạt động dạy và học thực sự nghiêm túc.

Thứ hai, nhà trường phải quan tâm chỉ đạo giáo viên thực hiện có hiệu

quả đổi mới hình thức kiển tra, đánh giá kết quả học tập, xác định đây là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy giáo viên đổi mới cách dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, nhà trường cần xây dựng và nghiêm túc thực hiện kế hoạch

kiểm tra thiết kế bài dạy, dự giờ thao giảng hoặc dự giờ đột xuất để nắm bắt tình hình áp dụng các phương pháp dạy học mới của giáo viên để có quyết định chủ đạo tốt hơn; thăm dò ý kiến học sinh để biết phản ứng và thái độ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 95)