Đặc điểm nhận thức của học sinh trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 38)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2.Đặc điểm nhận thức của học sinh trường trung học phổ thông

Về tâm sinh lý tuổi HS THPT, các yếu tố về thể lực, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Đây cũng là thời kỳ trưởng thành về giới tính của các em, từ đó có sự ổn định, công bằng hơn so với lứa tuổi trước đó. Cũng giống như HS các trường THPT trên cả nước, HS cấp THPT ở huyện Pác Nặm có các đặc điểm chung dưới đây:

Ở các em có sự phát triển mạnh mẽ về mặt thể chất như chiều cao, trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, tạo điều kiện hình thành một cơ thể cân đối, tăng sự dẻo dai của cơ thể, cơ bắp phát triển mạnh mẽ. Giới tính cũng có bước phát triển hơn. Nhận thức cảm tính thay đổi theo chiều hướng tinh tế hơn, trí nhớ có chủ đích hơn và óc quan sát hạy bén hơn.

Về đời sống tình cảm, cảm xúc ở lứa tuổi học sinh THPT rất phong phú, đa dạng, đồng thời áp lực trong học tập để đạt được mục tiêu cùng với rất nhiều yếu tố khác trong đời sống gia đình, các mối quan hệ giới tính, các mối quan hệ trong nhà trường, cộng đồng có thể gây căng thẳng cho các em.

Về nhận thức: khả năng tự ý thức phát triển và đây cũng là đặc điểm nổi bật nhất để từ đó học sinh có khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó, do tính tự trọng cao trong khi đó tính phê phán, sự phân tích lại chưa cao và do suy nghĩ còn nông cạn nên các em có thể có những hành vi không đúng với người khác khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Tiêu biểu cho tình trạng này là tồn tại khá phổ biến hiện tượng giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng bạo lực. Bên cạnh đó, học sinh có sự phát triển về tư duy tưởng tượng, tư duy lí luận cùng với các thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa.

Học sinh THPT là những chủ thể có xu hướng khẳng định tính độc lập trong tư duy, suy nghĩ và hành động, nhiều học sinh THPT bắt đầu quan tâm đến các vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Các em thích đánh giá, nhận xét, có nhu cầu được trao đổi, bàn luận và đánh giá về các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Đây là điểm quan trọng quy định tính cần thiết phải vận dụng tình huống trong dạy học GDCD.

Ở lứa tuổi THPT, học sinh đã bắt đầu ý thức được vị trí, vai trò của mình, các em bắt đầu có tính định hướng về nghề nghiệp trong tương lai. Điều này lý giải vì sao, hứng thú học tập đối với môn học cũng có sự thay đổi theo hướng chú trọng và tích cực học những môn học liên quan trực tiếp đến kỳ thi THPT quốc gia, đặc biệt là những môn học mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình sẽ chọn. Trong những năm học vừa qua, thực tiễn ở các trường đã chỉ ra rằng, số lượng học sinh đăng ký lựa chọn các môn thi tốt nghiệp THPT quốc gia thuộc khối kiến thức khoa học xã hội, đặc biệt là môn GDCD có tỷ lệ rất cao, khoảng trên 70%. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học GDCD ở các trường THPT theo hướng nâng cao chất lượng và phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Trách nhiệm của giáo viên là bằng dạy học và chất lượng bài giảng phải khơi gợi được niềm hứng thú của học sinh khi các em tiếp cận môn GDCD. Điều này đã khách quan hóa tính cấp thiết cần vận dụng tình huống trong dạy học GDCD lớp 12 cho học sinh các trường THPT nói chung và học sinh trên địa bàn huyện Pác Nặm nói riêng.

Phân tích, luận giải, đánh giá và có kỹ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành nhân cách của học sinh THPT. Thực tiễn này đòi hỏi giáo viên cần giúp học sinh phát triển nhận thức thông qua hoạt động dạy học, trong đó vận dụng tình huống trong dạy học có ưu thế để định hướng, hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phê phán đối với những vấn đề học sinh gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.

Hiện nay, nhu cầu và mong muốn khẳng định mình, được thành đạt trong tương lai ngày càng được các em học sinh THPT, đặc biệt là con em dân tộc Tày ở huyện Pác Nặm xem trọng. Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến mức độ hứng thú, tích cực học tập và rèn luyện của học sinh THPT. Nhiều học sinh miền núi mong muốn thoát nghèo nên các em bắt đầu tập trung, nỗ lực phấn đấu học tập để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nên thái độ học tập còn thờ ơ, thiếu động lực, thiếu chí hướng phấn đấu cho tương lai. Trước những đặc điểm tâm lý ấy, các chủ thể giáo dục cần tiến hành những hình thức và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Với yêu cầu này, vận dụng tình huống trong dạy học GDCD cần trở thành lựa chọn có tính hướng đích rất thực tiễn đối với giáo viên đang giảng dạy bộ môn này ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm.

Kết luận chƣơng 1

Phương pháp tình huống là một phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tự giác, độc lập, sáng tạo của người học và tạo ra được môi trường dạy học tích cực. Việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD trong những năm qua ở trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, mặc dù cố gắng rất nhiều trong đổi mới cách dạy, cách học tuy nhiên, những kế quả đạt được chưa tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của nhà trường. Vì vậy, cần thiết kế bài giảng dưới hình thức những vấn đề, câu hỏi, các tình huống để học sinh tích cực, chủ động giải quyết vấn đề, phát huy tính sáng tạo và năng lực phát triển của người học.

Để sử sụng phương pháp dạy học tình huống có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu biết đầy đủ về phương pháp tình huống, nắm vững quy trình và các yêu cầu khi sử dụng phương pháp này. Đồng thời, nhà trường cũng phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động dạy và học.

Chương trình GDCD ở trường trung học phổ thông nói chung và ở lớp 12 nói riêng có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc hình thành và phát triển năng lực, nhân cách của người công dân Việt Nam trước yêu cầu hội nhập. Qua thực tế nghiên cứu, bản thân thấy việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học GDCD lớp 12 phần “Công dân với pháp luật” cho học sinh trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn nói riêng có khả năng đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để vận dụng thành công và đáp ứng được mục tiêu môn học, dạy học theo phương pháp tình huống cần được

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG VÀO DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT” CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

2.1. Thực trạng việc sử dụng phƣơng pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” cho học sinh Trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Khái quát về các trường Trung học phổ thông ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn

Năm 2003 huyện Pác Nặm được thành lập theo Nghị định số 56/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ. Pác Nặm là huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn 95 km. Huyện có 10 đơn vị hành chính gồm 10 xã: Nghiên Loan, An Thắng, Xuân La, Bộc Bố, Bằng Thành, Nhạn Môn, Giáo Hiệu, Công Bằng, Cổ Linh, Cao Tân.

Phía Đông giáp huyện Nguyên Bình (Cao Bằng). Phía Tây giáp huyện Na Hang (Tuyên Quang).

Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng). Phía Nam giáp huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Được sự chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, trong những năm qua nhân dân huyện Pác Nặm tăng gia lao động, sản xuất và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mặt kinh tế - xã hội. An ninh chính trị nội bộ trong Huyện được ổn định, hòa nhập chung với xu thế phát triển chung của nhân dân tỉnh Bắc Kạn và nhân dân cả nước. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc, duy trì tổ chức lễ hội truyền thống của các địa phương…

Là một huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn, xác định được những khó khăn, vất vả trong quá trình phát triển, để hoàn thành các nhiệm vụ được giao và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục chung của tỉnh, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Pác Nặm đã thực hiện đồng bộ các giải pháp: tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để mở rộng mạng lưới trường lớp học, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu dạy và học của thầy trò các nhà trường, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp học, nâng cao chất lượng dạy và học… Đội ngũ cán bộ, giáo viên trên địa bàn huyện luôn tận tâm, tận tụy với nhiệm vụ được giao.

Được huyện quan tâm đầu tư và phát triển, quy mô giáo dục đào tạo được mở rộng, chất lượng giáo dục các ngành học, bậc học, cấp học có nhiều chuyển biến tích cực. So với những ngày đầu mới thành lập huyện (năm 2003), trong những năm gần đây, từ nguồn vốn của các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức và sự đóng góp của nhân dân, cơ sở vật chất các trường học đã từng bước đầu tư được xây dựng, sửa chữa. Song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng dạy và học trên địa bàn huyện được chú trọng. Đội ngũ giáo viên ngày càng được bổ sung thêm về số lượng, không ngừng nâng cao về chất lượng.

Trên địa bàn huyện Pác Nặm có một trường THPT là trường THPT Bộc Bố và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Tính chung trên toàn huyện, tại thời điểm năm học 2019 - 2020, số học sinh THPT với khoảng hơn 600 học sinh.

Bảng 2.1. Quy mô học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2019

STT Tên trƣờng Năm 2014 Năm 2019

1 THPT Bộc Bố 528 535

2 Trung tâm GDNN - GDTX 190 71

Tổng số 718 606

Số lượng học sinh ở trường THPT Bộc Bố có sự gia tăng. Tại thời điểm năm 2014 có 528 học sinh thì đến năm 2019 số học sinh ở trường THPT Bộc Bố là 535. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có sự giảm mạnh. Hầu hết học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm đều là con em dân tộc thiểu số với trên 85% gia đình làm nghề nông nghiệp. Điều này chi phối trực tiếp đến quá trình dạy học nói chung và dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng.

Những ngày mới thành lập, các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn mọi thứ. Song, không vì thế mà sự nghiệp giáo dục không được quan tâm, phát triển. Với lòng say mê được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và truyền thống hiếu học, lòng yêu nghề các thế hệ thầy trò đã vượt qua những khó khăn thách thức, xây dựng nên những ngôi trường khang trang, sạch đẹp và chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

Hiện nay, đa số các trường đều có cơ sở vật chất khá đầy đủ, đáp ứng nguyện vọng học tập của con em trong huyện. Các phòng học lý thuyết, nhà hiệu bộ, phòng học máy tính, phòng thí nghiệm, phòng thư viện, sân thể dục…đã được các cấp, các ngành quan tâm và các trường chú ý đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học theo tiêu chuẩn quốc gia.

Bảng 2.2. Cơ sở vật chất của các trƣờng THPT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn năm học 2019 - 2020 STT Tên trƣờng Số lƣợng phòng học lý thuyết Số lƣợng phòng học tin học, ngoại ngữ Số lƣợng phòng học thí nghiệm 1 THPT Bộc Bố 15 1 2 2 Trung tâm GDNN - GDTX 6 0 1

Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em các địa phương trong huyện, đội ngũ giáo viên ngày càng tăng. Phần đa giáo viên dạy ở các trường này là những thầy cô giáo được đào tạo bài bản trong các trường Đại học Sư phạm ở miền Bắc. Trong công việc họ luôn nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng vì học sinh.

Các trường THPT trong huyện Pác Nặm luôn thực hiện đúng phương châm đi tắt, đón đầu trong việc nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nhà trường hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Cho đến nay, 100% GV trong các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều giáo viên còn được công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh và vinh dự nhận được bằng khen của các cấp. Phong trào tự học, bồi dưỡng đã trở thành động cơ bên trong và có chiều sâu trong mỗi cán bộ giáo viên. Với bản lĩnh và tình yêu đối với nghề nghiệp, các thầy cô giáo trong các trường luôn nỗ lực, không ngừng học tập, nâng cao trình độ, tiếp thu những phương pháp giáo dục mới, nêu cao tinh thần đạo đức của nhà giáo “tất cả vì học sinh thân yêu”, xây dựng tập thể đoàn kết phát triển.

Quán triệt về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, giáo viên GDCD ở các trường THPT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn luôn có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt; có tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Các thầy cô có ý thức chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Lối sống lành mạnh, tận tụy, sáng tạo có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có tinh thần đoàn kết, thách thức, không ngừng tham gia học tập và tự học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nhận thức chính trị, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của xã hội. Có ý thức thực hiện cuộc vận động “hai không” trong giáo dục với 4 nội dung: “nói không với tiêu cực trong thi

cử, bệnh thành tích , vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp”. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lưng tâm nhà giáo. Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác. Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, sống có lí tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo, tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ với mọi người.

Những năm qua chất lượng giáo dục của các trường THPT trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 38)