Nhóm giải pháp đối với các nhà quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 102 - 106)

7. Kết cấu luận văn

3.3.1.Nhóm giải pháp đối với các nhà quản lý giáo dục

3.3.1.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo

Để nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và chương trình GDCD lớp 12 nói riêng, Sở Giáo dục và đào tạo cần tổ chức

thường xuyên các hoạt động bồi dưỡng giáo viên, tập huấn và triển khia cụ thể về việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là vận dụng phương pháp dạy học tình huống.

Hằng năm, trên địa bàn một tỉnh (thành phố), dưới sự chủ trì của Sở Giáo và đào tạo nên tổ chức ít nhất một lần chương trình tổng hợp nhằm chia sẻ kinh nghiệm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp tình huống. Do đó, cần phải tăng cường việc tập huấn, hội nghị đánh giá, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các GV với hình thức tổ chức định kỳ hàng năm do Sở Giáo dục và đào tạo chỉ đạo. Chương trình này bao gồm: Hội nghị đánh, thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn đội ngũ GV về đổi mới phương pháp dạy học.

Do đặc thù bộ môn, việc sử dụng phương pháp tình huống là phù hợp và rất cần thiết đối với phần “Công dân với pháp luật” chương trình GDCD lớp 12. Bởi vậy, Sở giáo dục và đào tạo nên tiếp tục tổ chức các chuyên đề theo cụm, triển khai tập huấn chuyên sâu để giáo viên nắm vững lý luận dạy học, ưu và nhược điểm của phương pháp tình huống để từ đó biết sử dụng phương pháp tình huống một cách linh hoạt, sáng tạo.

Các đợi chuyên đề tổ chức theo cụm nên đi sâu vào một số phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả cao (đặc biệt là phương pháp tình huống) nhưng thực tế dạy học giáo viên còn ít sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả. Nên phân công giáo viên ở một số trường dạy học các tiết cụ thể có sử dụng phương pháp tình huống đạt hiệu quả để giáo viên dự giờ, trao đổi, thảo luận và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn lẫn nhau. Các tiết dạy học trong chuyên đề nên cử chọn những giáo viên có kinh nghiệm trong sử dụng phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp tình huống để giáo viên các trường dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, phần nào tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc khi sử dụng phương pháp dạy học này trong thực tiễn.

3.1.1.2. Đối với nhà trường

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đày đủ về tầm quan trọng của xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, cần xây dựng và triển khai đồng bộ kế hoạch hoạt động đổi mới với phương pháp dạy học tạo ra một không khí thi đua nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lương dạy học trong toàn trường. Điều này sẽ tạo tiền đề và là cơ sở để mỗi giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân nói chung và giảng day chương trình giáo dục công dân lớp 12 nói riêng tích cực và chủ động thực hiện đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy của mình. Đồng thời cần có sự tổng kết, đánh giá để thấy được những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại để có sự chỉ đạo khắc phục kịp thời, giúp cho hoạt động đổi mới phương pháp thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.

Thứ nhất, nhà trường cần có những biện pháp để quản lý kỉ cương nề

nếp dạy và học, nếu để nếp học tập không được quản lý chặt chẽ thì hiệu quả của quá trình dạy học không đạt được. Do đó, nhà trường cần kết hợp với tổ bộ môn để đưa ra những biện pháp, xây dựng quy chế để quản lý hoạt động dạy và học thực sự nghiêm túc.

Thứ hai, nhà trường phải quan tâm chỉ đạo giáo viên thực hiện có hiệu

quả đổi mới hình thức kiển tra, đánh giá kết quả học tập, xác định đây là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy giáo viên đổi mới cách dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

Thứ ba, nhà trường cần xây dựng và nghiêm túc thực hiện kế hoạch

kiểm tra thiết kế bài dạy, dự giờ thao giảng hoặc dự giờ đột xuất để nắm bắt tình hình áp dụng các phương pháp dạy học mới của giáo viên để có quyết định chủ đạo tốt hơn; thăm dò ý kiến học sinh để biết phản ứng và thái độ của học sinh khi được học tập theo phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại.

Thứ tư, thường xuyên tổ chức thi giáo viên giỏi, khuyến khích giáo

viên sư dụng phương pháp dạy học mới, các phương tiện dạy học hiện đại, coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, có sự quan tâm, khuyến khích và động viên đối với giáo viên để giáo viên yên tâm công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, cống hiến cho sự phát triển của nhà trường, cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Thứ năm, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy và học. Công tác quản lý

học sinh tiếp tục được chú trọng, rèn luyện kỷ luật, tác phong và đào tạo lối sống, xây dựng cảnh quan nhà trượng văn minh lịch sự, môi trường sư phạm mẫu mực để học sinh học tập tu dưỡng. Luốn quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao trình độ giáo viên, tăng cường hợp tác với nước ngoài, cử giáo viên học tập ở nước ngoài.

3.1.1.3. Đối với tổ chuyên môn

Thứ nhất, tổ chuyên môn cần có sự đánh giá, theo dõi sát việc thực hiện

giảng dạy của giáo viên và có những đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu và tổ chuyên môn cần tạo điều kiện khuyến khích các giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, từng bước loại bỏ phương pháp dạy học cũ theo kiểu đọc- chép sang phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tính cực, chủ động của người học.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch hoạt động bám sát kế hoạch của năm học

và yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn; nội dung sinh hoạt chuyên môn cần quan tâm trao đổi sâu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá đối với môn học.

Thứ ba, thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm trong

giảng dạy, hỗ trợ nhau trong công tác soạn giáo án, tổ chức thao giảng và dự giờ lẫn nhau, nhất là các tiết học vận dụng phương pháp dạy học tình huống; để giáo viên trong tổ học tập kinh nghiệm, phát hiện các khuyết điểm, hạn chế của nhau để cùng đóng góp, xây dựng giờ giảng tiếp sau đạt kết quả cao hơn.

Thứ tư, tổ chuyên môn phải theo dõi kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ

giảng dạy của các giáo viên trong tổ; thực hiện đánh giá đúng đắn, khách quan và mạnh dạn đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 102 - 106)