Thực trạng của việc dạy và học hình học ở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực suy luận ngoại suy cho học sinh trong dạy học hình học lớp 9 (Trang 45 - 49)

8. Cấu trúc của luận văn

1.6.2. Thực trạng của việc dạy và học hình học ở trường THCS

Để tìm hiểu thực trạng việc dạy học nội dung Hình học trường THCS nói chung và dạy học Hình học 9 theo định hướng phát triển năng lực suy luận ngoại suy nói riêng, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của một số GV và HS của trường THCS Giao Phong và trường THCS Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Kết quả khảo sát như sau:

a, Giáo viên

Để tìm hiểu về thực trạng dạy học nội dung Hình học 9, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, phát phiếu điều tra xin ý kiến của 15 GV dạy toán thuộc hai trường THCS Giao Phong và trường THCS Giao Thịnh tỉnh Nam Định.

Nội dung tổng hợp từ các phiếu điều tra được thể hiện trong các biểu đồ sau:

0% 65% 23% 12% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Luôn luôn Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ

Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực suy luận ngoại suy cho HS

Tôi đã tiến hành phỏng vấn một số GV ở trường THCS Giao Phong, tôi xin trích dẫn một đoạn phỏng vấn cô Cao Thanh Hà, GV trường THCS Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định như sau:

-Hỏi: Theo cô, khi dạy học nội dung Hình học 9, GV thường hay mắc phải những khó khăn như thế nào?

-Trả lời: Qua thực tế dạy học, tôi thấy nội dung hình học 9 thường được xem là một trong những nội dung khó học đối với HS. HS thường lúng túng trong việc đi tìm cách giải không biết sử dụng các căn cứ để tìm ra lời giải đúng.

-Hỏi: Cô cho biết nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó là gì?

-Trả lời: Theo tôi, nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng trên là do HS quen với cách GV hướng dẫn cụ thể cách giải và làm bài tương tự, chưa tạo cho mình thói quen tự suy nghĩ độc lập tìm ra cách giải.

-Hỏi: Theo cô, việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực suy luận cho HS, tìm ra các giả thuyết mới có quan trọng không?

-Trả lời: Tôi có sử dụng biện pháp này trong bài giảng nhất là những bài tập chứng minh hình học và đúng là có tác dụng tích cực, HS hứng thú học tập và hiểu sâu kiến thức.

Tổng hợp kết quả từ các phiếu điều tra, chúng tôi rút ra một số nhận xét: -Khi giải một bài tập hình học HS còn lúng túng chưa vận dụng các loại suy luận để tìm ra hướng giải.

-GV đã nỗ lực điều hành, định hướng và tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức bằng phương pháp dạy học tích cực nhưng nhìn chung việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS chưa thật sự hiệu quả.

-GV hầu như không chú ý đến việc phát triển năng lực sáng tạo cho HS. GV chưa tạo được môi trường để HS độc lập khám phá, độc lập tìm tòi và độc lập nghiên cứu.

-GV không chú ý nhiều đến cách suy luận tìm ra lời giải bài tập của HS cũng như cho HS tự đưa ra các dạng bài tập sau mỗi bài toán có thể nghiên cứu sâu.

-Đa số các GV (13/15) được phỏng vấn đều nhất trí cho rằng việc rèn luyện năng lực suy luận ngoại suy cho HS là cần thiết, thậm chí là rất cần thiết không thể xem nhẹ được; giúp HS phát huy được tính chủ đạo, sáng tạo trong giờ học Toán.

HS năng lực suy luận ngoại suy đặc biệt là HS hiểu bài dễ dàng hơn, hiểu sâu hơn và nhớ những điều tự do mình thu nhận, tự do mình tìm tòi phát hiện ra.

- GV cũng cho rằng cần lưu ý rèn luyện cho HS các thao tác tư duy, đặc biệt là tập cho HS dự đoán và nêu giả thiết.

Về lí do vì sao GV ít vận dụng dạy học phát triển năng lực suy luận ngoại suy cho HS:

- Thứ nhất trong các nhà trường một thầy dạy cho một lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối không đồng đều thì GV khó có điều kiện chăm lo cho từng HS nên đã hình thành kiểu dạy "thông báo - đồng loạt". Một số GV chỉ quan tâm đến việc truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình sách giáo khoa, cố gắng làm cho HS hiểu và nhớ những điều GV giảng. Cách dạy này dẫn đến cách học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít suy nghĩ, cho nên đã hạn chế về chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Hệ quả này xuất phát từ sự ảnh hưởng nặng nề của phương pháp dạy học cũ, lấy người dạy làm trung tâm.

-Thứ hai, GV chưa thật sự quan tâm đến vấn đề tổ chức rèn luyện hoạt động nhận thức của HS thông qua việc đưa ra những bài toán có khả năng sáng tạo, kích thích tính hứng thú của HS. Hệ thống bài tập đưa ra chưa thật sự phong phú về nội dung, đơn giản về hình thức. Thực hành bài tập trên lớp mang tính đối phó.

-Thứ ba, thời gian học của HS có hạn, nhưng lượng kiến thức rất nhiều, từ đó một vấn đề hết sức quan trọng là: làm thế nào để HS có thể tiếp nhận đầy đủ khối lượng tri thức lớn đó trong khi quỹ thời gian dành cho dạy và học không thay đổi.

-Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy môn học còn nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hạn chế trong việc phát triển năng lực người học.

b, Học sinh

Để tìm hiểu về tình hình học tập của HS, chúng tôi đã tiến hành điều tra 125 HS lớp 19, trường THCS Giao Phong và trường THCS Giao Thịnh. Kết quả thu được từ phiếu điều tra được thể hiện thông qua các biểu đồ sau:

6% 12% 40% 42% Rất thích Thích Bình thường Không thích

Biểu đồ 1.2. Thái độ của HS khi học Hình học

6% 10% 34% 50% Rất thích Thích Bình thường Không thích

Biểu đồ 1.3. Thái độ của HS khi gặp các bài hình học kết thúc mở

Tổng hợp kết quả điều tra rút ra một số kết luận sau:

- Nhiều HS rất lúng túng với việc giải thích lí do vì sao đưa ra các giả thuyết, căn cứ suy luận do hạn chế về mặt ngôn ngữ trong đó có việc sử dụng các thuật toán để diễn đạt vẫn đề (60% không thích giải thích vì sao mình đưa ra các giả thuyết, căn cứ khi chứng minh một bài toán hình học).

- Có những HS không thích những bài toán dưới dạng kết thúc mở vì không nắm vững kiến thức hình học không định hướng được cách chứng minh, đòi hỏi nhiều thời gian suy nghĩ (49% HS không thích những bài toán chưa nêu cụ thể yêu cầu chứng minh).

- Tuy nhiên cũng có những HS có năng lực toán học tốt lại hứng thú với những bài toán kết thúc mở, những bài toán mà các em phải đi tìm cái cần chứng minh, suy luận các giả thuyết khác nhau để chọn các giả thiết tốt nhất cho bài chứng minh của mình.

Như vậy, với tình hình thực tế và qua kết quả khảo sát đối với HS và GV, ta có thể thấy rằng hầu hết GV và HS đều nhận thấy rằng việc phát triển năng lực suy luận ngoại suy cho HS là rất cần thiết. Nếu phát huy được năng lực suy luận ngoại suy cho HS sẽ giúp HS dễ dàng hiểu bài, hiểu sâu sắc bài, nhớ lâu những bài do mình tự thu nhận, chủ động tìm tòi phát hiện ra, phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo cho HS. Và để phát triển được năng lực này cho HS bản thân GV phải có sự tìm tòi đưa ra hệ thống các bài tập phù hợp để phát triển cho các em HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực suy luận ngoại suy cho học sinh trong dạy học hình học lớp 9 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)