Chèn lấn đầu tƣ tƣ nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 35)

Có nhiều nghiên cứu về tác động của nợ nƣớc ngoài đối với đầu tƣ tƣ nhân. Theo đó, ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò nhƣ nam châm “hút” đầu tƣ tƣ nhân. Tuy nhiên, ở những nền kinh tế có môi trƣờng bị bóp méo nghiêm

trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tƣ tƣ nhân. Điều này giải thích tại sao các nƣớc đang phát triển mắc nợ nhiều, mặc dù nhận đƣợc một lƣợng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận đƣợc rất ít vốn FDI. (Nguyễn Hữu Hiểu, 2009). Trong nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nƣớc ngoài đối với tăng trƣởng kinh tế của tác giả Frimpong (2006) ở Ghana và tác giả Mauren Were (2001) ở Kenya cũng cho thấy sự gia tăng dịch vụ nợ gây ra “hiệu ứng lấn át” trong đầu tƣ tƣ nhân. Nghiên cứu thực nghiệm của Milton A.Lyoha (1999) cũng chứng minh rằng khi nợ nƣớc ngoài vƣợt quá ngƣỡng an toàn có thể chèn lấn đầu tƣ tƣ nhân.

Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy đầu tƣ công lấn át đầu tƣ tƣ nhân, trong đó có một số nghiên cứu sử dụng mẫu số liệu tổng hợp từ các nƣớc đang phát triển và nhóm một số nƣớc phát triển của Easterly và Rebelo (1993), Odedokun (1997), Ahmed và Miller (2000), Everhart và Sumlinski (2000). (Tô Trung Thành, 2011)

1.3.2.4. Phát triển lệ thuộc vào nƣớc ngoài

EPD thƣờng mang hai mục tiêu song song, tăng trƣởng bền vững cho các nƣớc tiếp nhận, và lợi ích về kinh tế chính trị lâu dài đối với nƣớc cho vay. Trƣớc hết, để vay đƣợc vốn nƣớc ngoài, chính phủ phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu mà quốc gia hay tổ chức cho vay đặt ra, đặc biệt là những nguồn vốn có lãi suất ƣu đãi nhƣ ODA thì điều kiện ràng buộc còn chặt chẽ hơn. Thông thƣờng, các ràng buộc kèm theo thƣờng là các điều kiện về cải cách hành chính, mua sắm thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nƣớc tài trợ đối với nƣớc nhận tài trợ. Ví dụ nhƣ Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nƣớc mình; Canada yêu cầu cao nhất, tới 65%; Thụy Sĩ và Hà Lan là hai quốc gia yêu cầu thấp nhất là 1,7% và 2,2% (MPI, 2011). Riêng Nhật Bản thƣờng yêu cầu chính các nhà quản lý và kỹ sƣ ngƣời Nhật trực tiếp đứng ra thực hiện các dự án do Nhật Bản cấp ODA với mức lƣơng cao hơn rất nhiều so với mức lƣơng chung của nền kinh tế (Bộ Giao thông vận tải).

Bên cạnh đó, dù vay đƣợc nguồn vốn ODA ƣu đãi hay vốn vay thƣơng mại thông thƣờng thì ngƣời vay cũng phải đối diện với nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi và rủi ro về tỷ giá. Nếu nguồn vốn vay không đƣợc quản lý và sử dụng có hiệu quả thì nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ càng nặng nề hơn. Lúc này dịch vụ nợ sẽ chiếm hết những khoản chi ngân sách cho phát triển và ổn định xã hội. Hơn nữa, các chính sách “thắt lƣng buộc bụng” để trả nợ có thể khiến nƣớc vay nợ phải hạn chế nhập khẩu và tăng xuất khẩu, làm mất cân đối hàng- tiền, gây lạm phát.

Ngoài ra, tình trạng chính phủ ỷ lại vào nguồn vốn vay nƣớc ngoài, chi tiêu xa xỉ vào những đối tƣợng không cần thiết cũng có thể làm gia tăng nợ công và tăng nguy cơ vỡ. Hiện nay, có nhiều quốc gia đã lâm vào cảnh vỡ nợ do chính phủ chi tiêu vƣợt quá khả năng chi trả và đang phải thực hiện những chính sách cắt giảm tài khóa hết sức ngặt nghèo để đƣợc các tổ chức quốc tế giải cứu nhƣ Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, …

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Trong chƣơng 1, tác giả trình bày khung lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế, nguồn vốn vay nƣớc ngoài của Chính phủ và tác động của vốn vay nƣớc ngoài của Chính phủ đối với tăng trƣởng nền kinh tế. Đây chính là những cơ sở khoa học làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng vay nợ nƣớc ngoài của Chính phủ ở chƣơng 2.

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lƣợng, chất lƣợng, tốc độ và quy mô sản lƣợng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Tăng trƣởng kinh tế đƣợc chia thành tăng trƣởng trong ngắn hạn và tăng trƣởng trong dài hạn.

Các nhân tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế bao gồm các nhân tố từ phía tổng cầu và các nhân tố từ SLTN. Trong đó, các nhân tố từ phía tổng cầu bao gồm: tiêu dùng cá nhân, chi tiêu nhà nƣớc, chi tiêu đầu tƣ, cán cân thƣơng mại của một quốc gia. Các nhân tố từ SLTN bao gồm: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ.

Các mô hình tăng trƣởng đƣợc tác giả đƣa ra trong chƣơng một bao gồm: mô hình hậu Keynes và các mô hình tân cổ điển.

Nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đƣợc phân loại theo đối tƣợng vay, hình

thức vay và thời hạn vay. Trong phần này, tác giả còn đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ theo các ngƣỡng an toàn của IMF và WB.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vay nợ của một quốc gia phụ thuộc vào thu nhập của ngƣời dân, xếp hạng tín nhiệm của quốc gia đó và mức độ hội nhập của nền kinh tế.

Về tác động của vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế bao

gồm cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực. Trong đó, tác động tích cực có thể kể đến là góp phần bình ổn nền kinh tế vĩ mô, bổ sung chi tiêu của Chính phủ, bổ sung vốn đầu tƣ xã hội, tăng năng lực sản xuất, phát triến nguồn nhân lực tri thức, hoàn thiện CSHT kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý của nhà nƣớc. Tác động tiêu cực của nguồn vốn vay nƣớc ngoài đối với tăng trƣởng kinh tế bao gồm hiệu quả sử dụng vốn thấp, kìm hãm việc mở rộng nguồn vốn trong nƣớc, chèn lấn sự phát triển của khu vực đầu tƣ tƣ nhân, phát triển lệ thuộc vào nƣớc ngoài.

CHƢƠNG 2

TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN VAY NƢỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỚNG KINH TẾ VIỆT NAM

2.1. ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẾ CỦA NỀN KINH TẾ

Từ một nền kinh tế tập trung bao cấp, Việt Nam đã có những bƣớc tiến đáng kể trong quá trình cải cách, với đƣờng lối đổi mới kinh tế theo hƣớng thị trƣờng đƣợc xác định từ Đại hội VI của Đảng vào năm 1986, đi kèm với những điều chỉnh tƣơng ứng về vai trò của nhà nƣớc. Thông qua các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc, vai trò của nhà nƣớc ngày càng đƣợc hoàn thiện và cụ thể hóa.

Đại hội VII vào năm 1991: Bộ máy nhà nƣớc từng bƣớc chuyển sang chức năng quản lý và điều tiết nền kinh tế, khắc phục dần sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh trực tiếp.

Đại hội VIII vào năm 1996: Nhà nƣớc định hƣớng phát triển, trực tiếp đầu tƣ vào một số lĩnh vực, thiết lập khuôn khổ pháp luật, xây dựng chính sách nhất quán, phân phối lại thu nhập, hạn chế tiêu cực của cơ chế thị trƣờng.

Đại hội IX vào năm 2001: Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nƣớc đối với nền kinh tế, đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hóa, nâng cao công tác xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng từng bƣớc thực hiện chức năng xã hội của mình thông qua công tác xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, bảo vệ môi trƣờng, … Tuy nhiên, trƣớc tình hình kinh tế xã hội diễn biến ngày càng phức tạp, vai trò nhà nƣớc vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhƣ chƣa có sự phân định rõ vai trò “nhà nƣớc là chủ thể quản lý kinh tế” với vai trò “nhà nƣớc là một nhà đầu tƣ phát triển;” phƣơng thức quản lý nhà nƣớc về kinh tế còn nặng về can thiệp hành chính, còn mang tính ngắn hạn và bị động;

nhà nƣớc còn can thiệp quá sâu vào quá trình vận hành của kinh tế thị trƣờng; năng lực bộ máy quản lý nhà nƣớc còn hạn chế (Phạm Thị Hồng Điệp, 2010).

Song song với sự điều chỉnh về vai trò của nhà nƣớc, vai trò của DNNN cũng dần đƣợc cải cách để phù hợp hơn với sự biến đổi của nền kinh tế. Kể từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994 đã xác định vai trò chủ đạo của khu vực DNNN “thể hiện ở chỗ mở đƣờng và hỗ trợ cho các thành phần khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trƣởng nhanh và bền vững của nền kinh tế, là một công cụ có sức mạnh vật chất của Nhà nƣớc để điều tiết và hƣớng dẫn nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa”. Qua các kỳ đại hội, vai trò chủ đạo của DNNN ngày càng đƣợc củng cố vững chắc hơn nữa, “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đƣờng, hƣớng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển;…” tại Đại hội VIII, “là lực lƣợng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế … giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gƣơng về năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật” tại Đại hội IX, ... Cho đến Văn kiện Đại hội XI còn khẳng định thêm “vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc không mâu thuẫn, hạn chế sự phát triển bình đẳng, lâu dài các thành phần kinh tế, mà chính là mở đƣờng, thúc đẩy, tạo điều kiện, tạo động lực cho phát triển các thành phần kinh tế”. . (Website Chính phủ). Tuy nhiên, trƣớc tình hình hoạt động trì trệ, kém hiệu quả trong khi có lợi thế về nhiều mặt nhƣ khả năng tiếp cận vốn, đất đai, thị trƣờng độc quyền, …, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần phải xem xét lại vai trò chủ đạo của các DNNN

Tóm lại, sự can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của các DNNN Việt Nam đang đi ngƣợc lại với xu hƣớng chung về vai trò và chức năng của nhà nƣớc trên thế giới, trong đó, nhà nƣớc chỉ nên sử dụng chức năng điều tiết vĩ mô của mình bằng các công cụ nhƣ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, khuôn khổ pháp lý, … và rút lui khỏi những hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.

2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH VAY NỢ NƢỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ 2.1.1. Giai đoạn 1981 – 1993 2.1.1. Giai đoạn 1981 – 1993

Đặc điểm nền kinh tế trong thời kỳ này là đang chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc. Do vừa thoát khỏi chiến tranh nên hầu nhƣ cơ sở vật chất và hạ tầng phải xây dựng lại từ đầu. Nguồn lƣơng thực và nhu yếu phẩm bị thiếu hụt nghiêm trọng, phải phụ thuộc lớn vào sự viện trợ từ Liên Xô cũ và các nƣớc Đông Âu. Hầu hết nợ quốc gia trong thời kỳ này đều là nợ chính phủ, do chính phủ trực tiếp đi vay và sử dụng trong nền kinh tế, ngoại trừ nợ của khu vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ năm 1988. Các khoản vay đƣợc thực hiện thông qua các Hiệp ƣớc hữu nghị và hợp tác, các hiệp định song phƣơng đƣợc ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Liên Xô và Đông Âu, do vậy điều kiện vay khá ƣu đãi với lãi suất thấp hoặc không phải trả lãi, kỳ hạn trả hơn 20 – 30 năm. Phần lớn các khoản vay chỉ để nhập khẩu hàng tiêu dùng nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ đời sống nhân dân, chỉ có gần 25% vốn huy động đƣợc dành cho đầu tƣ, mà lại là đầu tƣ theo hƣớng xây dựng một cơ cấu kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc, khép kín, nên việc khai thác và sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả và gần nhƣ không đóng góp nhiều cho tăng trƣởng kinh tế, các doanh nghiệp không đƣợc tiếp xúc với môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh, không lựa chọn đƣợc hƣớng kinh doanh và không tiếp cận đƣợc với công nghệ hiện đại; phần còn lại chủ yếu để bù đắp thâm hụt ngân sách (Hạ Thị Thiều Dao, 2006). Tính đến cuối năm 1985, tổng số nợ nƣớc ngoài của nƣớc ta vào khoảng 8,5 tỷ Rúp chuyển nhƣợng và 1,9 tỷ USD (BTC, 2006), đến năm 1990, con số này đã tăng lên 2,7 tỷ USD và 10,4 triệu Rúp chuyển nhƣợng. Để quy số nợ trên về một đơn vị tiền tệ thống nhất là USD, các tổ chức tài chính quốc tế đã sử dụng hệ số quy đổi nợ là 1 Rúp chuyển nhƣợng = 1,97 USD (Lê Việt Đức, 2004).

Hình 2.1: Nợ nƣớc ngoài (triệu USD) và tốc độ tăng GDP (%) giai đoạn 1985-1993

Nguồn: World Bank (2013)

Nhìn vào đồ thị hình 2.1 cho thấy nợ nƣớc ngoài biến động rất mạnh vào năm 1989, điều này là do sự biến động của tỷ giá đồng Việt Nam. Vào giai đoạn trƣớc năm 1987, đồng Việt Nam bị định giá cao giả tạo8

khiến cho tỷ lệ nợ thấp. Tuy nhiên, việc tiền đồng bị phá giá mạnh lên đến 774,71% năm 1988 (từ 78,29 VND/USD lên 606,52 VND/USD), và 736% năm 1989 (WB, 2013), đã khiến GDP tính theo USD giảm mạnh, nên tỷ lệ nợ/GDP tăng đột biến. Những năm sau đó nợ tăng đều do tích tụ tiền lãi không trả đƣợc. Các chỉ tiêu về ED thời kỳ này đều vƣợt rất nhiều so với ngƣỡng an toàn của WB và IMF, trong đó, ED/GDP lên tới 329% vào năm 1989 và giảm xuống 183% vào năm 1993 nhờ có cải thiện trong tốc độ tăng trƣởng, trong khi ngƣỡng an toàn do WB và IMF đƣa ra thì tỷ lệ này cao hơn 50% đã bị coi là mắc nợ nghiêm trọng, ED/ xuất khẩu năm 1992 là 710% vƣợt xa ngƣỡng 275% của IMF, tỷ lệ dịch vụ nợ/

8 Do có sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá kết toán nội bộ của nhà nƣớc để hoạch toán thu chi ngoại tệ của các đơn vị với ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam và tỷ giá thị trƣờng, tỷ giá này có vai trò thụ động chƣa điều tiết đƣợc nền kinh tế vĩ mô vì không xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế thị trƣờng.

xuất khẩu lên đến 49% vào năm 1987 tăng lên 77% vào năm 1988, trong khi ngƣỡng an toàn của WB là 30% và IMF là 25% (Hạ Thị Thiều Dao, 2006).

Về tác động của nợ nƣớc ngoài trong giai đoạn này đối với tăng trƣởng kinh tế. Trong những năm 1976 - 1980, thu từ vay nợ và viện trợ của nƣớc ngoài chiếm 38,2% tổng thu ngân sách và bằng 61,9% tổng số thu trong nƣớc, tƣơng ứng thời kỳ 1981 - 1985 là 22,4% tổng thu ngân sách và 28,9% tổng số thu trong nƣớc. Sau thời kỳ kinh tế trì trệ kể từ đợt lạm phát phi mã vào năm 1986, nhờ đƣờng lối đổi mới và mở cửa từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã tạo điều kiện cho kinh tế tăng trƣởng liên tục với tốc độ khá, tăng từ 2,79% năm 1986 lên 7,36% năm 1989, 8,65% năm 1992 và 8,07% năm 1993. (BTC, 2006)

Đặc biệt, trong thời gian này, mặc dù số nợ vẫn tăng hàng năm, nhƣng công tác quản lý nợ còn rất yếu kém. Nguyên nhân một phần cũng do chƣa có một văn bản quy phạm pháp luật nào có tính pháp lý cao để điều chỉnh hoạt động này. Hiện nay, văn bản cao nhất điều chỉnh hoạt động vay nợ nƣớc ngoài cũng chỉ dừng ở mức Nghị Định.

2.1.2. Giai đoạn 1994 – 2000

Đây là giai đoạn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tình trạng nợ nƣớc ngoài của Việt Nam. Bên cạnh việc đàm phán cơ cấu lại nợ của Chính phủ, giúp cho Việt Nam giảm đƣợc gần phân nửa khoản nợ khổng lồ có từ trƣớc năm 1990, thì việc Mỹ giải tỏa cấm vận cũng giúp Việt Nam tiếp cận đƣợc với nguồn vốn từ các tổ chức tài chính và các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là nguồn vốn ODA giúp tái thiết đất nƣớc và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)