GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG EPD VÀ ĐẦU TƢ CÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 96)

Vì EPD vừa thuộc nhóm nợ nƣớc ngoài, vừa là nợ công, do đó, để sử dụng EPD hiệu quả thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng EPD và hiệu quả đầu tƣ công.

3.1.1. Chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát vốn EPD và tài sản nhà nƣớc

Nghiên cứu của Hameed (2005) chỉ ra rằng các quốc gia có tính minh bạch cao theo những chỉ số trong quy định về minh bạch tài khóa của IMF sẽ có mức xếp hạng tín dụng tốt hơn, kỷ luật tài chính tốt hơn, và ít tham nhũng hơn kể cả khi có tác động của một số biến số kinh tế xã hội khác (WB, 2011). Ngoài ra, WB cũng cho rằng một cơ chế minh bạch hơn sẽ giúp Việt Nam huy động nhiều nguồn lực hơn trên thị trƣờng quốc tế với chi phí thấp hơn nhiều so với hiện nay và có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu bất ổn kinh tế vĩ mô (WB, 2011). Thực tế cũng cho thấy, sau khi NHHH công khai tình trạng dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào năm 2008 đã giúp giảm đáng kể áp lực đầu cơ lên đồng nội tệ41, từ đó tránh đƣợc rủi ro tăng nợ nƣớc

41

ngoài do giá nội tệ giảm. Điều này cho thấy minh bạch thông tin không chỉ giúp phòng chống tham nhũng hiệu quả, mà còn có tác dụng tránh đƣợc nguy cơ khủng hoảng nợ trong dài hạn nhờ vay đƣợc nguồn vốn với chi phí thấp hơn do mức tín nhiệm cao hơn, và tránh đƣợc nạn đầu cơ là một trong những nguyên nhân gây nên bất ổn vĩ mô. Do đó, giải pháp cơ bản để giải quyết tình trạng tham nhũng và lãng phí nguồn vốn vay nhƣ hiện nay chính là minh bạch thông tin. Hiện nay, thông tin về nợ nƣớc ngoài của Chính phủ chỉ đƣợc công bố sơ sài qua các bản tin về nợ nƣớc ngoài và bản tin nợ công định kỳ 6 tháng 1 lần, với độ trễ là 6 tháng. Tuy nhiên lần phát hành gần đây nhất là Bản tin nợ nƣớc ngoài số 7 vào tháng 7/2011 về nợ nƣớc ngoài đến năm 2010. Nhƣ vậy, tính đúng theo Luật quản lý nợ công thì đến nay phải phát hành thêm 4 Bản tin nợ nƣớc ngoài nữa mới đáp ứng đủ yêu cầu công khai nợ nƣớc ngoài. Bản tin nợ công cũng chỉ mới phát hành đƣợc 1 số duy nhất, nhƣng lƣợng thông tin cung cấp rất ít và không chi tiết, gây khó khăn cho công tác đánh giá nợ nƣớc ngoài của Chính phủ nói riêng, và nợ công nói chung. Do đó, BTC và các bộ liên quan cần tuân thủ quy định về công bố rộng rãi thông tin nợ nƣớc ngoài đúng định kỳ 6 tháng/ lần, thông tin cần chi tiết, cập nhật, thống nhất nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý nợ nƣớc ngoài và giúp Chính phủ có cơ sở để đề ra các giải pháp bảo đảm tính bền vững của nợ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần áp dụng đồng bộ một số giải pháp sau để quá trình minh bạch thông tin về EPD đƣợc hiệu quả hơn:

Chấp nhận sự kiểm tra, giám sát của chủ nợ nhằm tránh thất thoát vốn vay do tham nhũng hay sử dụng sai mục đích: hiệu quả của dự án liên quan mật thiết đến lợi ích của các chủ nợ, vì một khi dự án đƣợc thực hiện thành công, có đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế thì quốc gia vay nợ mới đảm bảo khả năng trả nợ. Do đó, Chính phủ cần khuyến khích sự kiểm tra, giám sát và những đánh giá của các nhà tài trợ để dự án đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.

Tạo điều kiện cho người dân tham gia quản lý và giám sát: bản chất của ODA là tiền thuế của ngƣời dân các nƣớc phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế cho các nƣớc nghèo thông qua Chính phủ (Lê Việt Đức, 2004), ngƣời dân mới là ngƣời trực tiếp thụ hƣởng những lợi ích của ODA. Do đó, Chính phủ cần tạo điều kiện để ngƣời dân tham gia vào quá trình thực hiện các dự án ODA, điều này một mặt góp phần giảm tình trạng tham nhũng do quy trình khép kín trong đấu thầu và thi công, mặt khác còn giảm áp lực về nhân lực giám sát cho Chính phủ, vì không thể có một tổ chức thanh tra nào có đủ ngƣời thƣờng trực ở mọi nơi và mọi lúc trong suốt quá trình thực hiện dự án đƣợc. Để làm đƣợc điều này, trƣớc hết, Chính phủ phải công khai các thông tin về dự án nhƣ tên dự án, quy mô, diện tích sử dụng, tổng chi phí, tiến độ thực hiện, chủ đầu tƣ, nhà thầu, tƣ vấn giám sát, quá trình giải ngân, thanh quyết toán, ... tại những địa điểm thực hiện đầu tƣ nhƣ trụ sở Ủy ban nhân dân địa phƣơng nơi dự án đƣợc thực hiện, tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của ngƣời dân và xem xét để điều chỉnh cho phù hợp, nghiêm chỉnh xử lý những trƣờng hợp thực sự có sai phạm.

Kế thừa kinh nghiệm của quốc tế: Việt Nam có thể học hỏi mô hình quản lý nợ nƣớc ngoài bằng công nghệ thông tin khá thành công ở Malaysia, qua đó, toàn bộ các đề nghị thanh toán đều đƣợc đƣa lên mạng, nhờ vậy mà Malaysia đã trở thành một trong những điểm sáng về chống tham nhũng ở Đông Nam Á (Nguyễn Thị Tình, 2013).

Cần nghiêm cấm tình trạng đầu tƣ ngoài ngành tràn lan của các DNNN nhƣ hiện nay. Tình trạng này không chỉ khiến cho tài sản nhà nƣớc bị thất thoát do hoạt động kém hiệu quả, do đầu tƣ vào những lĩnh vực nhiều rủi ro nhƣ bảo hiểm, chứng khoán, …, mà còn gây ra hiệu ứng chèn lấn đối với đầu tƣ tƣ nhân, làm sai lệch bản chất vai trò của các DNNN là lực lƣợng tiên phong, mở đƣờng cho các khu vực kinh tế khác. Ngoài ra, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ nhà nƣớc theo hƣớng tăng tỷ trọng đầu tƣ vào các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, …, tạo nền tảng cho phát triển

bền vững. Đối với những ngành sản xuất kinh doanh trực tiếp, EPD nên đƣợc đầu tƣ theo hƣớng cấp tín dụng nhà nƣớc cho những doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả, tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp tƣ nhân cũng đƣợc tiếp cận nguồn vốn này, nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn, và tạo môi trƣờng cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế.

Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa khiến cho tình trạng tham nhũng ở Việt Nam cao là do mức lƣơng trong cơ chế nhà nƣớc quá thấp so với mặt bằng chung của nền kinh tế, và việc tuyển nhân sự và cất nhắc trong hệ thống nhà nƣớc thƣờng dựa vào các tiêu chuẩn nhƣ lòng trung thành, thâm niên, lý lịch gia đình, … Trong khi đó, những nƣớc Đông Á thành công lại tìm mọi cách để tuyển đƣợc ngƣời tài, sau đó trả cho họ một mức lƣơng tƣơng xứng.42

Do đó, Chính phủ cần tạo điều kiện để những cá nhân xuất sắc có điều kiện phát huy hết khả năng của mình khi làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc, có cơ hội học hỏi, phấn đấu và nhận đƣợc thù lao xứng đáng với những đóng góp của họ. Bên cạnh đó, các chế tài để xử lý khi phát hiện tham nhũng cần đủ sức răn đe.

3.1.2. Tăng chất lƣợng dự án, công trình sử dụng vốn EPD

Nhƣ đã phân tích ở mục 2.3.1.2.1, tình trạng các công trình kém chất lƣợng nhƣ hiện nay chính là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của các dự án đƣợc tài trợ bằng vốn EPD. Do đó, Chính phủ cần thể hiện rõ quyết tâm sử dụng vốn EPD hiệu quả, và chỉ đầu tƣ cho những dự án thật sự cần thiết, xóa bỏ quan niệm ODA là tiền cho không. Các dự án do Nhà nƣớc làm chủ đầu tƣ thƣờng đƣợc ƣu tiên giao cho các DNNN, trong đó có nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực thi công nên không đảm bảo chất lƣợng công trình, gây hƣ hỏng, phải đầu tƣ bổ sung khiến cho vốn đầu tƣ liên tục tăng cao. Do đó, việc lựa chọn nhà thầu thi công cần đƣợc thực hiện một cách minh bạch, cạnh tranh công bằng thông qua các phiên đấu thầu đƣợc tổ chức công khai, để chỉ những doanh nghiệp hoạt động thật sự hiệu quả mới có thể tồn tại, còn những

42 Lựa chọn thành công – Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tƣơng lại của Việt Nam- Chƣơng trình Việt Nam-ĐH Harvard, 2008

doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ bị đào thải theo quy luật thị trƣờng. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, tay nghề công nhân, tận dụng cơ hội để học hỏi kinh nghiệm thi công và kỹ thuật từ các nhà thầu và chuyên gia nƣớc ngoài trong quá trình thực hiện dự án, tích cực khuyến khích những tiếng nói phản biện và phê phán có tính xây dựng, … nhằm tăng sức cạnh tranh của các nhà thầu thuộc sở hữu nhà nƣớc. Ngoài ra, những vƣớng mắc trong công tác giải tỏa, đền bù, không đủ vốn đối ứng, … làm chậm tiến độ giải ngân và thi công của dự án, từ đó làm tăng chi phí nhân công, giảm chất lƣợng nguyên vật liệu, tiền thuê kho bãi, … Do đó, cần có những nghiên cứu tiền khả thi về tổng chi phí bao gồm cả chi phí cơ hội, khả năng thực hiện, và những lợi ích mà dự án mang lại một cách kỹ lƣỡng trƣớc khi quyết định đầu tƣ dự án. Những dự án tiền khả thi này nên đƣợc thực hiện bởi những chuyên gia giỏi để đƣa ra kết quả đáng tin cậy, có thể phải thuê chuyên gia nƣớc ngoài với mức thù lao cao hơn các chuyên gia trong nƣớc. Mặc dù chi phí nghiên cứu có thể cao, nhƣng điều này sẽ đảm bảo một khi dự án đƣợc thực hiện sẽ không bị gián đoạn, tránh tình trạng nhƣ nhiều công trình đang thi công phải bỏ hoang nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể trích lập một khoản dự phòng để bổ sung vốn đối ứng cho các dự án ODA đƣợc ký kết trong kỳ, đảm bảo nguồn vốn đối ứng và tiến độ giải ngân để dự án có thể hoàn thành đúng thời hạn đã đề ra.

Rà soát lại các khoản nợ nƣớc ngoài đƣợc chính phủ bảo lãnh, kiểm tra tiến độ thực hiện và hiệu quả của dự án. Xem xét lại quy trình cấp bảo lãnh nhằm hạn chế những dự án không hiệu quả, gây ảnh hƣởng đến uy tín quốc gia trên thị trƣờng quốc tế.

Gia tăng các dự án cho vay lại nguồn vốn EPD nói chung và ODA nói riêng, trong đó bao gồm cả khu vực ngoài nhà nƣớc cũng đƣợc hƣởng những khoản vay ƣu đãi này, vì tính ƣu đãi của ODA là dành cho toàn thể nhân dân chứ không chỉ riêng khu vực nhà nƣớc. Thẩm định và phê duyệt dự án qua những yếu tố nhƣ tính cấp thiết, tính khả thi, khả năng sinh lời, ... chứ không dựa trên hình thức sở hữu. Thực hiện giám sát quá

trình thi công, quá trình hoàn trả lãi và gốc đúng hạn để đảm bảo nguồn trả nợ cho Chính phủ.

3.1.3. Tái cơ cấu DNNN

Các DNNN đƣợc thành lập và kỳ vọng sẽ hoạt động nhƣ một thành phần kinh tế chủ đạo, là đầu tàu để dẫn dắt các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, những năm gần đây, hiệu quả hoạt động kém của nhiều DNNN đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tài sản và an ninh tài chính quốc gia. Các khoản nợ nƣớc ngoài nằm trong những DNNN hoạt động kém hiệu quả làm tăng nguy cơ khủng hoảng nợ nƣớc ngoài và nợ công ở Việt Nam. Theo WB, thay vì là lực lƣợng chủ đạo đối với nền kinh tế, các DNNN đã phải vật lộn để bắt kịp các doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc và các công ty nƣớc ngoài (WB, 2012). Do đó, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp này, mà cụ thể là tái cơ cấu, chính là một trong những biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng.

Hình 3.1: Khảo sát của WB đối với nhiều biện pháp tái cơ cấu DNNN

Trong một cuộc khảo sát các biện pháp tái cơ cấu DNNN tại Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam của WB, kết quả thu đƣợc cho thấy có hơn 80% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng nên cải thiện tính minh bạch trong các hoạt động của DNNN, tiến hành kiểm toán độc lập, đẩy mạnh cổ phần hóa, và củng cố các quy định.

Có thể phân loại các DNNN thành 3 nhóm nhƣ sau:

Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp hoạt động gắn liền với sự tồn vong của quốc gia nhƣ y tế, giáo dục, quốc phòng, an sinh xã hội, … Ở các doanh nghiệp này, Nhà nƣớc phải nắm 100% vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng cần đƣợc tái cơ cấu, tăng khả năng kiểm soát của Nhà nƣớc và ngƣời dân thông qua kiểm toán nhà nƣớc, kiểm toán độc lập và thƣờng xuyên công bố thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhóm thứ hai là các DNNN đóng vai trò tiên phong, mở đƣờng ở những ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp thuộc thành phần khác không đủ năng lực, những ngành đòi hỏi về vốn và công nghệ, tạo nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông, ... Do khu vực ngoài nhà nƣớc chƣa đủ khả năng tài chính nên vẫn cần đến sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, tuy nhiên Nhà nƣớc cũng nên từng bƣớc giao dần cho tƣ nhân bằng cách cổ phẩn hóa các doanh nghiệp này. Ban đầu Nhà nƣớc vẫn giữ cổ phần chi phối, sau đó giảm dần khi khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc đủ năng lực để đảm đƣơng. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát, quy trách nhiệm đối với những sai phạm gây thất thoát vốn nhà nƣớc, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ trong và ngoài nƣớc kể cả những khoản nợ không đƣợc bảo lãnh. Tránh tình trạng đầu tƣ tràn lan ngoài ngành nhƣ bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, … khiến cho nguồn vốn bị phân tán, khó kiểm soát.

Nhóm thứ ba là các doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận nhƣng sử dụng vốn kém hiệu quả thì cần đƣợc cổ phần hóa, Nhà nƣớc không nên giữ

cổ phần chi phối mà phải ngày càng giảm cơ cấu phần vốn góp của Nhà nƣớc xuống thấp, tiến đến tƣ nhân hóa hoàn toàn, chấm dứt ƣu đãi trong việc tiếp cận đất đai, vay vốn, giao thầu, … Nguồn lực chỉ nên đƣợc phân bổ cho những doanh nghiệp nào có khả năng sử dụng chúng hiệu quả nhất. Đây cũng là biện pháp giúp hạn chế tác động chèn lấn của vốn nƣớc ngoài lên đầu tƣ tƣ nhân.

3.2. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ EPD 3.2.1. Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý 3.2.1. Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý

Năng lực và trình độ của lực lƣợng cán bộ quản lý và thực hiện các dự án EPD là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ hiệu quả trong thu hút và sử dụng vốn EPD. Do đó, những cán bộ làm việc trong bộ máy nhà nƣớc, cán bộ của các đơn vị quản lý dự án (PMU) có liên quan đến vốn EPD cần phải có phẩm chất đạo đức, năng lực tốt, trình độ chuyên môn phù hợp.

 Thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn những kỹ năng chuyên môn trong

quản lý vốn EPD cho cán bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng, bao gồm khả năng theo dõi, phân tích, đánh giá tiến trình thực hiện các dự án đƣợc tài trợ bằng nợ, đồng thời lập báo cáo để cập nhật thƣờng xuyên lên các cơ quan cấp trên.

 Trang bị các phƣơng tiện sử dụng trong quá trình quản lý nhƣ máy vi tính, thiết bị văn phòng, bảo hộ, ..., và đào tạo nâng cao kỹ năng về tin học cho cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)