GIẢM DẦN SỰ PHỤ THUỘC VÀO EPD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 105)

3.3.1. Giảm thâm hụt ngân sách

 Tăng cƣờng rà soát, tránh thất thoát thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách và tạo

môi trƣờng kinh doanh công bằng giữa các thành phần kinh tế

– Thuế, phí là nguồn thu quan trọng chủ yếu của NSNN, nên cần có chính sách để gia tăng nguồn thu này. Tuy nhiên, nhà nƣớc không nên tăng thu ngân sách bằng cách tăng thuế, bởi vì việc tăng thuế sẽ khiến cho các doanh nghiệp suy yếu, đồng thời làm trầm trọng hơn tình trạng chuyển giá, từ đó lại tác động ngƣợc làm giảm thu ngân sách. Thay vào đó, Nhà nƣớc nên kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh thất thoát các

khoản thu từ thuế, phí. Đẩy mạnh công tác thanh tra, đặc biệt là ở các doanh nghiệp thƣờng xuyên báo lỗ nhƣng vẫn đầu tƣ mở rộng kinh doanh. Bên cạnh đó, cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc để hạn chế tình trạng gian lận và trốn thuế, mức lãi xử phạt nộp chậm 0,05%/ngày nhƣ hiện nay chƣa đủ sức răn đe vì nhiều khi mức lãi này còn thấp hơn lãi suất ngân hàng khi, nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt thay vì phải vay vốn.

– Đối với hoạt động chống chuyển giá, mặc dù gây nên những hệ lụy không tốt đối với nền kinh tế, nhƣng đây không phải là việc dễ dàng. Biện pháp quan trọng nhất để chống chuyển giá không phải là chỉ trông chờ vào sự kiểm soát giá nhập khẩu của cơ quan hải quan mà phải kết hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát giá máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu để chống chuyển giá ngay từ khâu kêu gọi đầu tƣ, xét duyệt thẩm định dự án, cấp phép cho dự án đến quá trình thực hiện dự án và thanh tra kiểm tra, kiểm toán, thu thuế thực hiện dự án. Để làm đƣợc điều đó thì trƣớc hết cần đàm phán với những quốc gia hiện có nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh ở Việt Nam để có thể trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm về chống chuyển giá. Ngoài ra, các cơ quan liên quan đến FDI nhƣ cơ quan thuế, hải quan, cần phải nắm vững về thị trƣờng nhập khẩu các hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp FDI, xây dựng và triển khai một hệ thống dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc xác định giá chuyển giao nhằm phát hiện các hiện tƣợng chuyển giá bất hợp lý, từ đó mới có khả năng thực hiện tốt công tác chống chuyển giá.

– Kiểm soát chặt chẽ các hình thức trốn thuế nhập khẩu nhƣ tạm nhập tái xuất, nạn buôn lậu qua biên giới, ...

 Giảm chi NSNN đối với những khoản không thật sự cần thiết

– Thực hiện chi ngân sách theo đúng dự toán đã đặt ra bao gồm cả những khoản dự phòng, kiên quyết giữ tỷ lệ bội chi theo kế hoạch. Giảm dần dự toán tỷ lệ bội chi mỗi năm, tiến tới thặng dƣ ngân sách để giảm tình trạng phải vay nợ để bù đắp.

– Hạn chế những khoản chi thƣờng xuyên cho hội họp, mua sắm và sử dụng xe công cho công việc cá nhân, công tác và du lịch nƣớc ngoài.

– Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết giảm nhân sự cho những vị trí không cần thiết, công tác thi tuyển nhân sự chỉ nên xét đến năng lực và đạo đức, xóa bỏ quan niệm tuyển lao động vì gia cảnh.

3.3.2. Khuyến khích tiết kiệm để có nguồn tái đầu tƣ

Để hạn chế các ảnh hƣởng tiêu cực của nguồn vốn vay nƣớc ngoài, trƣớc hết Chính phủ cần có các biện pháp nhằm khuyến khích gia tăng nguồn tiết kiệm trong nƣớc, đặc biệt là tiết kiệm của khu vực kinh tế tƣ nhân, vì một nền tài chính lành mạnh phải dựa chủ yếu vào phát huy nguồn lực trong nƣớc chứ không đƣợc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, dù nguồn vốn này rất quan trọng.

 Tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các

khu vực kinh tế phát triển, tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xóa bỏ tình trạng hạch sách doanh nghiệp của các cơ quan công quyền nhƣ Cơ quan thuế, Hải quan.

 Ban hành các chính sách khuyến khích công tác giáo dục đào tạo nhằm tạo đƣợc

một đội ngũ nhân lực đủ phù hợp với tình hình mới. Các chƣơng trình đào tạo nên có liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, có thể ứng dụng trong công việc sau khi tốt nghiệp, có khả năng hấp thu công nghệ hiện đại. Đồng thời, mở rộng ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện về vật chất và phƣơng tiện để các nhà nghiên cứu yên tâm công tác và phát triển rộng rãi các sản phẩm nghiên cứu của mình.

 Tăng tỷ lệ tiết kiệm của dân cƣ bằng cách giảm tỷ lệ thu thuế, thực hiện tốt chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, tránh cho ngƣời dân phải chịu thêm một loại thuế nữa gọi là “thuế lạm phát”.

 Kêu gọi ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đƣa vốn và trí tuệ về đầu tƣ phát

của Việt Nam mà không đi kèm nghĩa vụ nợ hoặc việc chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài trong tƣơng lai, và có xu hƣớng tăng qua từng năm.

3.3.3. Giải pháp huy động vàng trong dân

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, nguồn tiết kiệm của khu vực dân cƣ chiếm tới 70% tiết kiệm nội địa, mà chủ yếu dƣới dạng vàng do tập quán có từ lâu đời ở nƣớc ta. Do đó, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp nhằm gia tăng tiết kiệm, Chính phủ cũng cần tiến hành đồng thời các biện pháp khai thác hiệu quả các nguồn tiết kiệm này, sẽ giúp giảm đáng kể lƣợng vàng vật chất trong lƣu thông, tạo ra nguồn vốn đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn đầu tƣ cho tăng trƣởng, cân đối giữa dự trữ ngoại hối và nợ nƣớc ngoài, từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Để giải pháp huy động vàng có tính khả thi, trƣớc hết phải ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô nhất quán đối với thị trƣờng vàng, tạo lợi ích cho ngƣời gửi vàng, và có hƣớng sử dụng số vàng huy động đƣợc một cách hiệu quả. Biện pháp đƣợc đƣa ra nhƣng chƣa đƣợc thực hiện triệt để là phát hành chứng chỉ vàng, là một loại giấy tờ có giá mà ngƣời nắm giữ có thể mua bán, cầm cố, … Tại hội thảo “Làm thế nào để huy động đƣợc nguồn vốn vàng trong dân” diễn ra tại TP.HCM ngày 4/10/2012 cũng đề xuất một giải pháp là thành lập Sàn giao dịch vàng quốc gia do NHNN làm chủ trì, qua đó vừa quản lý thị trƣờng vàng, vừa là nơi mua bán vàng của ngƣời dân, đồng thời là nguồn cung cấp thông tin chính thống, cập nhật về thị trƣờng vàng. Ngoài ra, cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau để công tác huy động vàng đạt hiệu quả:

 Ổn định giá trị đồng VND để ngƣời dân không còn tìm đến vàng nhƣ một cách

bảo đảm cho tài sản khi các thị trƣờng khác nhƣ bất động sản, chứng khoán biến động mạnh. Các chính sách huy động vàng đƣợc đƣa ra phải đảm bảo an toàn tài sản và lợi ích của ngƣời gửi vàng, từ đó giúp xóa bỏ dần tập quán tích trữ vàng.

 Sử dụng các công cụ phái sinh nhƣ kỳ hạn, quyền chọn nhằm tránh rủi ro cho

đạt tiêu chuẩn quốc tế, để khi NHNN huy động và hoán đổi ra ngoại tệ sẽ không bị mất phí chuyển đổi thành vàng tiêu chuẩn. Sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ huy động đƣợc cho các dự án sinh lợi cao nhằm đảm bảo nguồn trả nợ khi hết kỳ huy động.

 Thời hạn huy động vàng phải đủ dài, đƣa ra các biện pháp hạn chế rút vàng trƣớc thời hạn để tránh làm xáo trộn thị trƣờng vàng, mất thanh khoản khi ngƣời dân rút vàng ào ạt khi vàng lên giá. Tăng mức chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra để giảm hiện tƣợng đầu cơ là một trong những nguyên nhân gây biến động thị trƣờng vàng.

3.3.4. Thanh toán không dùng tiền mặt

Nếu nhƣ hầu hết các giao dịch mua bán trên thị trƣờng đều đƣợc thực hiện thông qua ngân hàng, sẽ hạn chế đƣợc các hành động gian lận thuế, và tạo ra một lƣợng tiền đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay tín dụng. Để triển khai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, kể từ ngày 29/12/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã đƣa ra quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010, đƣợc giao cho NHNN thực hiện. Qua đó, NHNN đã đƣa ra giải pháp kết nối hai liên minh thẻ của các ngân hàng ở Việt Nam là Smartlink – Banknetvn kể từ năm 2008. Đến năm 2012 Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt cho thấy tầm quan trọng của hình thức thanh toán này đối với nền kinh tế. Hiện nay, nhiều công ty đã dần chuyển từ hình thức trả lƣơng cho nhân viên bằng tiền mặt sang dùng thẻ ATM, nhiều ngân hàng thƣơng mại cũng có những chƣơng trình khuyến mãi miễn phí phát hành thẻ, miễn phí chuyển khoản trong cùng hệ thống, nhằm khuyến khích ngƣời dân sử dụng thẻ trong giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, cho tới nay, đại bộ phận ngƣời dân vẫn ƣu tiên sử dụng tiền mặt khi mua hàng hóa, dịch vụ, lƣơng sau khi đƣợc chuyển vào tài khoản thƣờng đƣợc nhân viên rút tiền mặt để sử dụng. Điều này một phần là do thói quen dùng tiền mặt ở Việt Nam, ngƣời dân chƣa có ý thức trong việc sử dụng thẻ, chƣa nắm vững những

chức năng của thẻ, tâm lý sợ bị đánh phí, sợ rủi ro khi giao dịch, ... Ngoài ra, các điểm bán hàng chấp nhận thẻ chƣa nhiều cũng tạo tâm lý e ngại khi dùng thẻ. Do đó, để thực hiện tốt chủ trƣơng thanh toán không dùng tiền mặt, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

 Đầu tƣ nhiều hơn nữa các máy POS43

tại các địa điểm bán hàng thay vì đầu tƣ nhiều vào máy ATM, là một phƣơng tiện rút tiền mặt. Nâng cao năng lực nghiệp vụ của nhân viên bán hàng nhằm giúp cho việc thanh toán bằng thẻ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

 Nâng cao tính bảo mật trong việc thanh toán bằng thẻ và tính thanh khoản của

các ngân hàng thƣơng mại, hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh khi thực hiện giao dịch qua thẻ.

 Tạo điều kiện cho ngƣời dân và doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ của ngân

hàng. Hƣớng dẫn chi tiết cho ngƣời dân khi mở tài khoản tại ngân hàng về các nghiệp vụ có thể đƣợc thực hiện qua thẻ. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao sự hiểu biết của ngƣời dân.

3.3.5. Cải thiện hoạt động xuất khẩu

Trong dài hạn, cần xác định nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa trong nƣớc mới chính là nguồn ngoại tệ chính để trả nợ nƣớc ngoài, không nên kéo dài tình trạng vay nợ mới để thanh toán gốc và lãi nợ cũ. Do đó, đẩy mạnh các ngành hàng xuất khẩu và các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm đảm bảo đủ nguồn thu ngoại tệ thanh toán dịch vụ nợ hàng năm là nhiệm vụ quan trọng.

 Duy trì tăng trƣởng xuất khẩu các mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam từ

trƣớc tới nay nhƣ hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm từ nông, lâm, ngƣ nghiệp nhƣ cà phê, hồ tiêu, thủy hải sản, … Quy hoạch các vùng sản xuất, chăn nuôi,

trồng trọt quy mô lớn theo tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm xuất khẩu đảm bảo năng suất cao, chất lƣợng đồng đều, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho xuất khẩu nhƣ đƣờng sá, phƣơng tiện vận chuyển, bến cảng, … để hoạt động xuất khẩu vận hành dễ dàng hơn.

 Từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, giảm dần tỷ trọng các sản

phẩm thô và sơ chế, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm đã qua chế biến, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ.

 Thƣờng xuyên tìm kiếm đối tác mới và ổn định nhằm đa dạng thị trƣờng để đảm

bảo đầu ra cho sản phẩm.

 Nâng cao hơn nữa năng lực của Cục xúc tiến thƣơng mại, trong đó có năng lực

về pháp lý giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tránh đƣợc các vụ kiện về bán phá giá, bảo hộ thƣơng hiệu, …

3.3.6. Tăng cƣờng thu hút FDI

 Vạch ra một chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ cụ thể, rõ ràng dƣới sự phối hợp chặt

chẽ giữa các ban, ngành, đƣa ra danh sách những ngành cần thu hút FDI, thƣờng xuyên tổ chức các diễn đàn kinh tế nhằm quảng bá về môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam.

 Cải thiện hơn nữa về môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng chính trị, chú ý đến những

hạng mục trong Báo cáo xếp hạng của các Tổ chức Thế giới, đặc biệt là những hạng mục Việt Nam còn yếu để đƣa ra những chính sách góp phần nâng dần thứ hạng của Việt Nam, vì đây chính là tiền đề mà mỗi quốc gia thƣờng xem xét khi trƣớc khi quyết định đầu tƣ vào một quốc gia khác.

 Nâng cao chất lƣợng và đẩy nhanh tiến độ trong phát triển CSHT, đặc biệt là hệ

thống cơ sở hạ tầng liên quan đến khả năng thu hút FDI nhƣ đƣờng sá, cầu cảng, …

 Đánh giá kỹ lƣỡng trƣớc khi quyết định cấp phép đầu tƣ, và chỉ lựa chọn cấp

đất nƣớc, đặc biệt là đầu tƣ vào các ngành hàng xuất khẩu tạo ra giá trị gia tăng cao. Tránh cấp phép ồ ạt, dễ dẫn đến tình trạng chấp nhận những dự án không mang lại hiệu quả, và gây nên những hệ lụy không tốt cho sự phát triển của quốc gia nhƣ chuyển giá, ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên, ...

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa vào những phân tích thực trạng nợ ở chƣơng 2, trong chƣơng 3 tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp:

Nhóm thứ nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn EPD và đầu tƣ công, bao gồm các giải pháp chống thất thoát, tham nhũng, lãng phí vốn EPD và các tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc, kế đến là các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của các dự án đƣợc tài trợ bằng vốn EPD, và cuối cùng là các giải pháp tái cơ cấu DNNN, giúp gia tăng hiệu quả đầu tƣ công.

Nhóm thứ hai là các giải pháp nâng cao năng lực quản lý EPD, trong đó tác giả đề xuất các giải pháp giúp nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, hoàn thiện thể chế về vay EPD và các giải pháp nhằm xây dựng một chiến lƣợc vay nợ an toàn, giảm thiểu nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ.

Cuối cùng là nhóm giải pháp hạn chế dần sự phụ thuộc vào EPD nhƣ giảm thâm hụt ngân sách, khuyến khích tiết kiệm để có nguồn tái đầu tƣ, huy động vàng trong dân, các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt và cải thiện hoạt động xuất khẩu để có nguồn trả nợ.

KẾT LUẬN

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu và đánh giá tác động của EPD đối với tăng trƣởng kinh tế, đề tài đã thực hiện những nội dung sau:

Tóm tắt cơ sở lý luận về EPD, tăng trƣởng kinh tế, bao gồm những nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ những tác động tích cực và tiêu cực mà EPD mang lại.

Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích thực trạng nợ nƣớc ngoài, trong đó đa phần là EPD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)