Tăng cƣờng thu hút FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 111 - 130)

 Vạch ra một chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ cụ thể, rõ ràng dƣới sự phối hợp chặt

chẽ giữa các ban, ngành, đƣa ra danh sách những ngành cần thu hút FDI, thƣờng xuyên tổ chức các diễn đàn kinh tế nhằm quảng bá về môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam.

 Cải thiện hơn nữa về môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng chính trị, chú ý đến những

hạng mục trong Báo cáo xếp hạng của các Tổ chức Thế giới, đặc biệt là những hạng mục Việt Nam còn yếu để đƣa ra những chính sách góp phần nâng dần thứ hạng của Việt Nam, vì đây chính là tiền đề mà mỗi quốc gia thƣờng xem xét khi trƣớc khi quyết định đầu tƣ vào một quốc gia khác.

 Nâng cao chất lƣợng và đẩy nhanh tiến độ trong phát triển CSHT, đặc biệt là hệ

thống cơ sở hạ tầng liên quan đến khả năng thu hút FDI nhƣ đƣờng sá, cầu cảng, …

 Đánh giá kỹ lƣỡng trƣớc khi quyết định cấp phép đầu tƣ, và chỉ lựa chọn cấp

đất nƣớc, đặc biệt là đầu tƣ vào các ngành hàng xuất khẩu tạo ra giá trị gia tăng cao. Tránh cấp phép ồ ạt, dễ dẫn đến tình trạng chấp nhận những dự án không mang lại hiệu quả, và gây nên những hệ lụy không tốt cho sự phát triển của quốc gia nhƣ chuyển giá, ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên, ...

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa vào những phân tích thực trạng nợ ở chƣơng 2, trong chƣơng 3 tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp:

Nhóm thứ nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn EPD và đầu tƣ công, bao gồm các giải pháp chống thất thoát, tham nhũng, lãng phí vốn EPD và các tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc, kế đến là các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của các dự án đƣợc tài trợ bằng vốn EPD, và cuối cùng là các giải pháp tái cơ cấu DNNN, giúp gia tăng hiệu quả đầu tƣ công.

Nhóm thứ hai là các giải pháp nâng cao năng lực quản lý EPD, trong đó tác giả đề xuất các giải pháp giúp nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, hoàn thiện thể chế về vay EPD và các giải pháp nhằm xây dựng một chiến lƣợc vay nợ an toàn, giảm thiểu nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ.

Cuối cùng là nhóm giải pháp hạn chế dần sự phụ thuộc vào EPD nhƣ giảm thâm hụt ngân sách, khuyến khích tiết kiệm để có nguồn tái đầu tƣ, huy động vàng trong dân, các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt và cải thiện hoạt động xuất khẩu để có nguồn trả nợ.

KẾT LUẬN

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu và đánh giá tác động của EPD đối với tăng trƣởng kinh tế, đề tài đã thực hiện những nội dung sau:

Tóm tắt cơ sở lý luận về EPD, tăng trƣởng kinh tế, bao gồm những nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ những tác động tích cực và tiêu cực mà EPD mang lại.

Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích thực trạng nợ nƣớc ngoài, trong đó đa phần là EPD tại Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Đồng thời, phân tích những tác động của EPD đối với nền kinh tế Việt Nam, đánh giá những mặt đã đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế cần phải khắc phục trong công tác huy động và sử dụng EPD tại Việt Nam. Trong phần này tác giả đã rút ra một số kết luận sau:.

Thứ nhất, sau một thời gian dài ngập trong nợ nần từ năm 1981, kể từ năm 2000 đến nay nợ nƣớc ngoài của Việt Nam hầu nhƣ luôn nằm trong ngƣỡng an toàn nhờ đƣợc các chủ nợ cơ cấu lại, các chỉ số nợ đều thấp hơn so với tiêu chuẩn mà các tổ chức quốc tế đƣa ra. Tuy nhiên, do công tác quản lý nợ ở Việt Nam còn nhiều bất cập, số liệu về nợ chƣa đƣợc công khai, cập nhật, việc quản lý nợ chƣa rõ ràng nên còn xảy ra nhiều tiêu cực trong quản lý và sử dụng EPD. Những khoản nợ nƣớc ngoài của các DNNN vay theo cơ chế tự vay tự trả không đƣợc theo dõi trong các Bản tin nợ nƣớc ngoài khiến cho nợ nƣớc ngoài của Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với những con số thống kê đƣợc công bố.

Thứ hai, trong ngắn hạn, EPD đã có tác động tích cực trong việc bổ sung chi tiêu của Chính phủ, bổ sung vốn đầu tƣ xã hội, góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô thông qua các gói kích cầu của Chính phủ trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, do hiệu quả sử dụng vốn của khu vực kinh tế nhà nƣớc khá thấp, thể hiện ở hệ số ICOR cao, tham nhũng, lãng phí lớn, nên việc bổ sung thêm vốn càng làm hiệu quả sử dụng vốn của

khu vực này thấp hơn, kéo ICOR toàn nền kinh tế lên cao. Ngoài ra, khu vực nhà nƣớc sử dụng EPD để đầu tƣ vào các lĩnh vực sản xuất trực tiếp cũng gây ra hiệu ứng chèn lấn đối với đầu tƣ tƣ nhân, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay ƣu đãi khá dễ dàng tạo ra tâm lý ỷ lại, hạn chế nổ lực mở rộng nguồn vốn trong nƣớc của Chính phủ.

Thứ ba, EPD đã có những đóng góp tích cực giúp Việt Nam phát triển bền vững trong dài hạn nhƣ: nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua các dự án về y tế, giáo dục, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ, tăng năng lực sản xuất, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh đó EPD cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ra khủng hoảng nợ công và nợ nƣớc ngoài nhƣ rủi ro về tỷ giá, rủi ro thanh khoản, đồng thời các khoản vay ƣu đãi thƣờng kèm theo những điều kiện ràng buộc về kinh tế và chính trị cũng khiến nền kinh tế bị lệ thuộc vào nƣớc ngoài, dễ dàng bị ảnh hƣởng dây chuyền khi kinh tế thế giới xảy ra khủng hoảng.

Dựa trên những mặt còn hạn chế đƣợc phân tích ở trên, tác giả đã đƣa ra một số đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế đó, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng EPD tại Việt Nam, và giảm thiểu nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ trong tƣơng lai, đƣợc trình bày thành ba nhóm chính:

Thứ nhất, nhóm giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng EPD bao gồm giải pháp chống tham nhũng, lãng phí vốn EPD và tài sản nhà nƣớc, nâng cao chất lƣợng các dự án sử dụng vốn EPD, và tái cơ cấu DNNN giúp tăng hiệu quả đầu tƣ công.

Thứ hai, nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý EPD về đội ngũ nhân lực, thể chế và chiến lƣợc vay nợ.

Thứ ba, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra khủng hoảng, cần hạn chế sự lệ thuộc vào vay nợ nƣớc ngoài, trong đó có EPD bằng cách dựa vào nội lực nhƣ giảm thâm hụt ngân sách, tăng cƣờng xuất khẩu, khuyến khích tiết kiệm, huy động nguồn tiết kiệm trong dân, thanh toán không dùng tiền mặt và thu hút vốn FDI.

Song song với những kết quả đạt đƣợc trong quá trình nghiên cứu, đề tài cũng có những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, hạn chế về mặt số liệu, do số liệu về EPD tại Việt Nam mới chỉ đƣợc công bố rộng rãi qua 7 Bản tin nợ nƣớc ngoài của BTC với số liệu từ năm 2002-2010, nên không thể thực hiện đánh giá những ảnh hƣởng của EPD qua mô hình định lƣợng. Việc đánh giá định tính cũng gặp nhiều khó khăn do không thể tập hợp đƣợc chi tiết việc huy động và phân bổ EPD của Chính phủ, số liệu không đƣợc cập nhật theo quy định nên nhiều phân tích không sát với tình hình hiện tại. Ngoài ra, số liệu từ các tố chức quốc tế nhƣ IMF, ADB, WB có sai lệch lớn so với số liệu đƣợc công bố từ các cơ quan trong nƣớc cũng khiến cho việc phân tích gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, không thể tách các khoản thu từ viện trợ và vay nợ khỏi thu và chi ngân sách một cách rõ ràng, nhiều chỉ tiêu chỉ có thể đƣợc đánh giá chung thông qua những tác động từ chi tiêu ngân sách. Cũng khó có thể đánh giá nền kinh tế sẽ thay đổi nhƣ thể nào khi không có nguồn vốn từ EPD, vì còn có những yếu tố khác ảnh hƣởng đến tăng trƣởng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Ngô Thế Chi (2009), Nợ công và những tác động của nó đến nền kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội.

2. Hạ Thị Thiều Dao (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ.

3. Dƣơng Tấn Diệp (2007), Kinh tế vĩ mô, NXB Thống Kê 2007.

4. Nguyễn Văn Dũng (2010), Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Luận văn cao học.

5. Trần Thọ Đạt (2008), Sách chuyên khảo các mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2008.

6. Phạm Thị Hồng Điệp (2010), Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường từ một số học thuyết kinh tế cận, hiện đại và vận dụng vào Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo, Hội đồng Lý luận Trung ƣơng 2010.

7. Lê Việt Đức (2004), Ảnh hưởng của vay nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế- Lý thuyết, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn ở nước ta, Đề tài nghiên cứu cấp nhà nƣớc.

8. Nguyễn Hƣơng Giang (2011), Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc Koica và những đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc thông qua các hoạt động tại Việt Nam, Luận văn cao học.

9. Nguyễn Hà (2012), Điểm danh các dự án ODA có sai phạm, tiêu cực.

10. Hoàng Phƣớc Hiệp (2004), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc cấp ý kiến pháp lý đối với các khoản vay nước ngoài.

11. Nguyễn Hữu Hiểu (2009), Tìm hiểu nguồn vốn ODA, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam.

12. Nguyễn Đức Hƣởng (2009), Khủng hoảng tài chính toàn cầu- thách thức với Việt Nam, NXB Thanh Niên.

13. James Riedel (2010), Tăng trưởng trong dài hạn và ngắn hạn, Bài viết cho Ủy ban kinh tế quốc hội.

14. John Perkin (2004), Lời thú tội của một sát thủ kinh tế, NXB Văn hóa Thông tin 2006.

15. Nguyễn Tiến Lập (2008), ODA và cuộc chiến chống tham nhũng - nhìn từ góc độ Nhà nƣớc và thể chế, Tạp chí Tia Sáng.

16. Nguyễn Lê (2003), Xử lý nợ nước ngoài: Thành tựu nổi bật của hoạt động tài chính đối ngoại.

17. Võ Đại Lƣợc (2013), Một số vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.

18. Trần Lê Hữu Nghĩa (2008), Đôi điều về lý thuyết vốn nhân lực trong mối quan hệ với giáo dục và vốn xã hội, Bản tin Đại học Quốc Gia Hà Nội.

19. Paul A.Samuelson & William D.Nordhaus, Kinh tế học tập 2.

20. Nguyễn Ngọc Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2007), Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam, Diễn đàn phát triển Việt Nam 2007. 21. Tô Trung Thành (2011), “Đầu tƣ công “lấn át” đầu tƣ tƣ nhân? Góc nhìn từ mô

hình thực nghiệm VECM”, Tạp chí tài chính số tháng 6/2011.

22. Nguyễn Xuân Thành (2004), Xử lý nợ thƣơng mại nƣớc ngoài của quốc gia bằng trái phiếu Brady, chƣơng trình giảng dạy kinh tế FulBright.

23. Lê Thị Thu Thảo (2012), Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Luận văn cao học.

24. Trần Thủy (2013), Trữ trăm tấn vàng, người Việt thiệt hại ngàn tỷ, Diễn đàn kinh tế Việt Nam VEF.

25. Nguyễn Thị Tình (2013), Thu hút, quản lý, sử dụng ODA: Nhìn từ Malaysia và Indonesia, Tạp chí Tài chính.

26. Nguyễn Hữu Tuấn (2012), “Mối quan hệ giữa nợ nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam”, Báo Nghiên cứu và trao đổi- số 4 (14) tháng 5-6/2012. 27. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2008), Tổng quan ODA ở Việt Nam 15 năm (1993-

2008).

28. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Tổng cục thống kê (2013), Sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NXB Thống kê, Hà Nội.

29. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2011), Báo cáo tổng hợp “Hỗ trợ nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút vốn FDI vào đầu tư bảo vệ môi trường góp phần thay thế vốn ODA sau này”, Hà Nội.

30. Bộ Khoa học và công nghệ _Trung tâm năng suất Việt Nam (2009), Báo cáo nghiên cứu chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006-2007.

31. Bộ Khoa học và công nghệ _Trung tâm năng suất Việt Nam (2011), Báo cáo năng suất Việt Nam 2010.

32. Bộ Tài chính (2012), Bản tin nợ công số 1.

33. Bộ Tài chính (2007 – 2011), Bản tin nợ nước ngoài từ số 1 – số 7.

34. Bộ Tài chính, Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.

35. Bộ Tài chính (2006), Kinh tế Việt Nam 61 năm sau cách mạng.

36. Chính phủ (2006), Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức – Ban hành kèm theo nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.

37. Chính phủ (2012), Đề án Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 – 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

38. Cục Đƣờng sắt Việt Nam, Đường sắt cao tốc nằm trong giới hạn đầu tư.

39. Ngân hàng thế giới (2011), Báo cáo phát triển Việt Nam 2012- Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam.

40. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2002), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2002- Cải cách để tăng trưởng và giảm nghèo.

41. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê hàng năm.

42. Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản (2013), Nhìn lại 20 năm ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam, http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=687.

43. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (2011), Báo cáo Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013, Hà Nội.

44. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2013), Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Báo cáo nghiên cứu RS- 05 UNDP, NXB Tri Thức 2013.

45. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2013), Ước lượng sản lượng tiềm năng cho Việt Nam, NXB Tri Thức.

TIẾNG ANH

1. ADB, Outlook 2012.

2. Catherine Pattillo, Helene Poirson and Luca Ricci (2002), External Debt and Growth, Magazine Finance and Development, IMF.

3. Frimpong, J.M and Oteng-Abayi, E.F. (2006), The Impact of External Debt On Economic Growth In Ghana: A Cointegration Analysis.

4. Imed Drine và Sami Nabi (2010), Public External Debt, Informality and Production Efficiency in Developing Countries, Phát hành trong ấn phẩm Economic Modelling, NXB Elsevier, Vol. 27.2010, 2, trang 487- 495.

5. Mahmud Hasan Shah và Shahida Pervin (2012), “External Public Debt And Economic Growth: Empirical Evidence From Bangladesh”, Tạp chí Academic Research International Vol. 3, No. 2, 09/2012.

6. Mauren Were (2001), The Impact of External Debt on Economic Growth and Private Investment in Kenya: An Empirical Assessment.

7. World Bank (2013), International Debt Statistics 2013.

8. World Bank (2010), World Development Indicators.

9. World Bank (2011), World Development Indicators.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các hạng mức tín dụng của các tổ chức xếp hạng

Xếp hạng

Tổ chức

S&P Moody's Fitch Ratings R&I

Hạng đầu

Mức độ an toàn

cao nhất AAA Aaa AAA AAA

Xếp hạng cao, chất lƣợng tín dụng cao AA+, AA, AA - Aa1, Aa2, Aa3 AA+, AA, AA- AA+, AA, AA- Mức độ xếp hạng

trung bình cận trên A+, A, A-. A1, A2, A3 A+, A, A- A+, A, A- Mức độ xếp hạng trung bình cận dƣới BBB+, BBB, BBB- Baa1, Baa2, Baa3 BBB+, BBB, BBB- BBB+, BBB, BBB- Hạng đầu Xếp hạng thấp, rủi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 111 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)