Từ một nền kinh tế tập trung bao cấp, Việt Nam đã có những bƣớc tiến đáng kể trong quá trình cải cách, với đƣờng lối đổi mới kinh tế theo hƣớng thị trƣờng đƣợc xác định từ Đại hội VI của Đảng vào năm 1986, đi kèm với những điều chỉnh tƣơng ứng về vai trò của nhà nƣớc. Thông qua các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc, vai trò của nhà nƣớc ngày càng đƣợc hoàn thiện và cụ thể hóa.
Đại hội VII vào năm 1991: Bộ máy nhà nƣớc từng bƣớc chuyển sang chức năng quản lý và điều tiết nền kinh tế, khắc phục dần sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh trực tiếp.
Đại hội VIII vào năm 1996: Nhà nƣớc định hƣớng phát triển, trực tiếp đầu tƣ vào một số lĩnh vực, thiết lập khuôn khổ pháp luật, xây dựng chính sách nhất quán, phân phối lại thu nhập, hạn chế tiêu cực của cơ chế thị trƣờng.
Đại hội IX vào năm 2001: Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nƣớc đối với nền kinh tế, đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hóa, nâng cao công tác xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng từng bƣớc thực hiện chức năng xã hội của mình thông qua công tác xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, bảo vệ môi trƣờng, … Tuy nhiên, trƣớc tình hình kinh tế xã hội diễn biến ngày càng phức tạp, vai trò nhà nƣớc vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhƣ chƣa có sự phân định rõ vai trò “nhà nƣớc là chủ thể quản lý kinh tế” với vai trò “nhà nƣớc là một nhà đầu tƣ phát triển;” phƣơng thức quản lý nhà nƣớc về kinh tế còn nặng về can thiệp hành chính, còn mang tính ngắn hạn và bị động;
nhà nƣớc còn can thiệp quá sâu vào quá trình vận hành của kinh tế thị trƣờng; năng lực bộ máy quản lý nhà nƣớc còn hạn chế (Phạm Thị Hồng Điệp, 2010).
Song song với sự điều chỉnh về vai trò của nhà nƣớc, vai trò của DNNN cũng dần đƣợc cải cách để phù hợp hơn với sự biến đổi của nền kinh tế. Kể từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994 đã xác định vai trò chủ đạo của khu vực DNNN “thể hiện ở chỗ mở đƣờng và hỗ trợ cho các thành phần khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trƣởng nhanh và bền vững của nền kinh tế, là một công cụ có sức mạnh vật chất của Nhà nƣớc để điều tiết và hƣớng dẫn nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa”. Qua các kỳ đại hội, vai trò chủ đạo của DNNN ngày càng đƣợc củng cố vững chắc hơn nữa, “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đƣờng, hƣớng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển;…” tại Đại hội VIII, “là lực lƣợng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế … giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gƣơng về năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật” tại Đại hội IX, ... Cho đến Văn kiện Đại hội XI còn khẳng định thêm “vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc không mâu thuẫn, hạn chế sự phát triển bình đẳng, lâu dài các thành phần kinh tế, mà chính là mở đƣờng, thúc đẩy, tạo điều kiện, tạo động lực cho phát triển các thành phần kinh tế”. . (Website Chính phủ). Tuy nhiên, trƣớc tình hình hoạt động trì trệ, kém hiệu quả trong khi có lợi thế về nhiều mặt nhƣ khả năng tiếp cận vốn, đất đai, thị trƣờng độc quyền, …, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần phải xem xét lại vai trò chủ đạo của các DNNN
Tóm lại, sự can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của các DNNN Việt Nam đang đi ngƣợc lại với xu hƣớng chung về vai trò và chức năng của nhà nƣớc trên thế giới, trong đó, nhà nƣớc chỉ nên sử dụng chức năng điều tiết vĩ mô của mình bằng các công cụ nhƣ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, khuôn khổ pháp lý, … và rút lui khỏi những hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.