NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ EPD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 103)

3.2.1. Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý

Năng lực và trình độ của lực lƣợng cán bộ quản lý và thực hiện các dự án EPD là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ hiệu quả trong thu hút và sử dụng vốn EPD. Do đó, những cán bộ làm việc trong bộ máy nhà nƣớc, cán bộ của các đơn vị quản lý dự án (PMU) có liên quan đến vốn EPD cần phải có phẩm chất đạo đức, năng lực tốt, trình độ chuyên môn phù hợp.

 Thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn những kỹ năng chuyên môn trong

quản lý vốn EPD cho cán bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng, bao gồm khả năng theo dõi, phân tích, đánh giá tiến trình thực hiện các dự án đƣợc tài trợ bằng nợ, đồng thời lập báo cáo để cập nhật thƣờng xuyên lên các cơ quan cấp trên.

 Trang bị các phƣơng tiện sử dụng trong quá trình quản lý nhƣ máy vi tính, thiết bị văn phòng, bảo hộ, ..., và đào tạo nâng cao kỹ năng về tin học cho cán bộ quản lý.

 Có cơ chế đánh giá và đãi ngộ thoả đáng cho cán bộ tƣơng xứng với năng lực và trách nhiệm của từng đối tƣợng, nhằm thu hút và giữ chân những cán bộ thực sự có tài tham gia

3.2.2. Hoàn thiện thể chế về vay EPD

Xây dựng một cơ quan độc lập chuyên trách việc huy động, quản lý và sử dụng đối với các nguồn vốn EPD. Hiện nay một dự án sử dụng vốn EPD đƣợc thực hiện bởi nhiều cơ quan nhà nƣớc, bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ giám sát về công tác huy động, và

hiệu quả của dự án, Bộ Tài chính giám sát về việc chi tiêu tài chính, Bộ Tƣ pháp chịu trách nhiệm tƣ vấn pháp lý và thẩm định dự án, và một bộ chuyên ngành nhƣ Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đảm nhận về khía cạnh kỹ thuật và thi công. Do đó, khi gặp sự cố, việc quy trách nhiệm rất khó khăn, và thƣờng xuyên xảy ra tình trạng đổ lỗi qua lại giữa các bộ nhƣ nhiều dự án sử dụng vốn vay trƣớc đây do không có một cơ quan nào chịu trách nhiệm cao nhất. Vì vậy, cần khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nƣớc, tạo hành lang pháp lý thống nhất để điều tiết có hiệu quả việc sử dụng EPD, thành lập một cơ quan về EPD chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc Chính phủ và Quốc hội toàn diện từ khâu chuẩn bị dự án đến thực hiện và vận hành khai thác dự án.

3.2.3. Xây dựng chiến lƣợc vay nợ an toàn

 Cố gắng huy động nguồn vốn trong nƣớc, hạn chế sự phụ thuộc vào nợ nƣớc ngoài, đặc biệt là vay nợ nƣớc ngoài để tài trợ thâm hụt ngân sách. Thiết lập ngƣỡng an toàn nợ nƣớc ngoài và nợ công theo khuyến nghị của WB và IMF, trong đó nợ nƣớc ngoài không nên vƣợt quá 50% GDP. Đa dạng hóa đồng tiền đi vay để giảm tối đa rủi ro tỷ giá hối đoái.

 Hạn chế những khoản nợ ngắn hạn để giảm bớt áp lực thanh toán và những tác

động tiêu cực lên nền kinh tế khi có sự rút lui đột ngột của các luồng vốn ngắn hạn.

 Trƣớc khi quyết định đầu tƣ vào một dự án đƣợc tài trợ bằng EPD, cần phân tích

đầy đủ tất cả các chi phí và lợi ích về kinh tế - xã hội của dự án, cân nhắc kỹ lƣỡng giữa nhu cầu và khả năng để quyết định nên đầu tƣ vào dự án nào, dự án nào nên trì hoãn vì chƣa cần thiết. Ƣu tiên sử dụng các nguồn viện trợ không hoàn lại cho các dự án không có khả năng sinh lời nhƣ phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trƣờng, nghiên cứu khoa học. Đầu tƣ nguồn vốn EPD có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài cho các dự án có nhu cầu vốn lớn nhƣ hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo nguồn vốn EPD đƣợc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Dự

phòng trƣớc những khoản chi phí có thể phát sinh trong quá trình vận hành sau khi kết thúc dự án nhƣ chi phí vận hành, bảo trì, thuê chuyên gia, …

 Thƣờng xuyên phân tích, dự báo các rủi ro có thể xảy ra nhƣ rủi ro tỷ giá, lãi suất, thanh khoản,… Đánh giá tính bền vững của EPD trong mối quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng nhƣ nhu cầu vốn của nền kinh tế, GDP, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối… để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển, phù hợp với khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, mất kiểm soát.

 Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay do các DNNN vay theo cơ chế tự vay tự trả.

Yêu cầu các doanh nghiệp này nộp báo cáo theo định kỳ để giúp cơ quan quản lý có cơ sở đánh giá nợ nƣớc ngoài của quốc gia một cách chính xác nhất. Theo thông lệ quốc tế, tất cả nợ của DNNN đều là nợ công, do đó Việt Nam cũng nên điều chỉnh cách xác định nơ công phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó bao gồm cả những khoản DNNN tự vay nƣớc ngoài, nhằm đánh giá mức độ an toàn nợ một cách chính xác, giảm nguy cơ khủng hoảng nợ.

 Tạo mối quan hệ hữu nghị đối với các quốc gia và tổ chức kinh tế trên thế giới,

ngày càng khẳng định vị thế của Việt Nam, và tăng hệ số tín nhiệm quốc gia.

3.3. GIẢM DẦN SỰ PHỤ THUỘC VÀO EPD 3.3.1. Giảm thâm hụt ngân sách 3.3.1. Giảm thâm hụt ngân sách

 Tăng cƣờng rà soát, tránh thất thoát thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách và tạo

môi trƣờng kinh doanh công bằng giữa các thành phần kinh tế

– Thuế, phí là nguồn thu quan trọng chủ yếu của NSNN, nên cần có chính sách để gia tăng nguồn thu này. Tuy nhiên, nhà nƣớc không nên tăng thu ngân sách bằng cách tăng thuế, bởi vì việc tăng thuế sẽ khiến cho các doanh nghiệp suy yếu, đồng thời làm trầm trọng hơn tình trạng chuyển giá, từ đó lại tác động ngƣợc làm giảm thu ngân sách. Thay vào đó, Nhà nƣớc nên kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh thất thoát các

khoản thu từ thuế, phí. Đẩy mạnh công tác thanh tra, đặc biệt là ở các doanh nghiệp thƣờng xuyên báo lỗ nhƣng vẫn đầu tƣ mở rộng kinh doanh. Bên cạnh đó, cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc để hạn chế tình trạng gian lận và trốn thuế, mức lãi xử phạt nộp chậm 0,05%/ngày nhƣ hiện nay chƣa đủ sức răn đe vì nhiều khi mức lãi này còn thấp hơn lãi suất ngân hàng khi, nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt thay vì phải vay vốn.

– Đối với hoạt động chống chuyển giá, mặc dù gây nên những hệ lụy không tốt đối với nền kinh tế, nhƣng đây không phải là việc dễ dàng. Biện pháp quan trọng nhất để chống chuyển giá không phải là chỉ trông chờ vào sự kiểm soát giá nhập khẩu của cơ quan hải quan mà phải kết hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát giá máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu để chống chuyển giá ngay từ khâu kêu gọi đầu tƣ, xét duyệt thẩm định dự án, cấp phép cho dự án đến quá trình thực hiện dự án và thanh tra kiểm tra, kiểm toán, thu thuế thực hiện dự án. Để làm đƣợc điều đó thì trƣớc hết cần đàm phán với những quốc gia hiện có nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh ở Việt Nam để có thể trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm về chống chuyển giá. Ngoài ra, các cơ quan liên quan đến FDI nhƣ cơ quan thuế, hải quan, cần phải nắm vững về thị trƣờng nhập khẩu các hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp FDI, xây dựng và triển khai một hệ thống dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc xác định giá chuyển giao nhằm phát hiện các hiện tƣợng chuyển giá bất hợp lý, từ đó mới có khả năng thực hiện tốt công tác chống chuyển giá.

– Kiểm soát chặt chẽ các hình thức trốn thuế nhập khẩu nhƣ tạm nhập tái xuất, nạn buôn lậu qua biên giới, ...

 Giảm chi NSNN đối với những khoản không thật sự cần thiết

– Thực hiện chi ngân sách theo đúng dự toán đã đặt ra bao gồm cả những khoản dự phòng, kiên quyết giữ tỷ lệ bội chi theo kế hoạch. Giảm dần dự toán tỷ lệ bội chi mỗi năm, tiến tới thặng dƣ ngân sách để giảm tình trạng phải vay nợ để bù đắp.

– Hạn chế những khoản chi thƣờng xuyên cho hội họp, mua sắm và sử dụng xe công cho công việc cá nhân, công tác và du lịch nƣớc ngoài.

– Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết giảm nhân sự cho những vị trí không cần thiết, công tác thi tuyển nhân sự chỉ nên xét đến năng lực và đạo đức, xóa bỏ quan niệm tuyển lao động vì gia cảnh.

3.3.2. Khuyến khích tiết kiệm để có nguồn tái đầu tƣ

Để hạn chế các ảnh hƣởng tiêu cực của nguồn vốn vay nƣớc ngoài, trƣớc hết Chính phủ cần có các biện pháp nhằm khuyến khích gia tăng nguồn tiết kiệm trong nƣớc, đặc biệt là tiết kiệm của khu vực kinh tế tƣ nhân, vì một nền tài chính lành mạnh phải dựa chủ yếu vào phát huy nguồn lực trong nƣớc chứ không đƣợc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, dù nguồn vốn này rất quan trọng.

 Tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các

khu vực kinh tế phát triển, tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xóa bỏ tình trạng hạch sách doanh nghiệp của các cơ quan công quyền nhƣ Cơ quan thuế, Hải quan.

 Ban hành các chính sách khuyến khích công tác giáo dục đào tạo nhằm tạo đƣợc

một đội ngũ nhân lực đủ phù hợp với tình hình mới. Các chƣơng trình đào tạo nên có liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, có thể ứng dụng trong công việc sau khi tốt nghiệp, có khả năng hấp thu công nghệ hiện đại. Đồng thời, mở rộng ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện về vật chất và phƣơng tiện để các nhà nghiên cứu yên tâm công tác và phát triển rộng rãi các sản phẩm nghiên cứu của mình.

 Tăng tỷ lệ tiết kiệm của dân cƣ bằng cách giảm tỷ lệ thu thuế, thực hiện tốt chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, tránh cho ngƣời dân phải chịu thêm một loại thuế nữa gọi là “thuế lạm phát”.

 Kêu gọi ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đƣa vốn và trí tuệ về đầu tƣ phát

của Việt Nam mà không đi kèm nghĩa vụ nợ hoặc việc chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài trong tƣơng lai, và có xu hƣớng tăng qua từng năm.

3.3.3. Giải pháp huy động vàng trong dân

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, nguồn tiết kiệm của khu vực dân cƣ chiếm tới 70% tiết kiệm nội địa, mà chủ yếu dƣới dạng vàng do tập quán có từ lâu đời ở nƣớc ta. Do đó, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp nhằm gia tăng tiết kiệm, Chính phủ cũng cần tiến hành đồng thời các biện pháp khai thác hiệu quả các nguồn tiết kiệm này, sẽ giúp giảm đáng kể lƣợng vàng vật chất trong lƣu thông, tạo ra nguồn vốn đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn đầu tƣ cho tăng trƣởng, cân đối giữa dự trữ ngoại hối và nợ nƣớc ngoài, từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Để giải pháp huy động vàng có tính khả thi, trƣớc hết phải ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô nhất quán đối với thị trƣờng vàng, tạo lợi ích cho ngƣời gửi vàng, và có hƣớng sử dụng số vàng huy động đƣợc một cách hiệu quả. Biện pháp đƣợc đƣa ra nhƣng chƣa đƣợc thực hiện triệt để là phát hành chứng chỉ vàng, là một loại giấy tờ có giá mà ngƣời nắm giữ có thể mua bán, cầm cố, … Tại hội thảo “Làm thế nào để huy động đƣợc nguồn vốn vàng trong dân” diễn ra tại TP.HCM ngày 4/10/2012 cũng đề xuất một giải pháp là thành lập Sàn giao dịch vàng quốc gia do NHNN làm chủ trì, qua đó vừa quản lý thị trƣờng vàng, vừa là nơi mua bán vàng của ngƣời dân, đồng thời là nguồn cung cấp thông tin chính thống, cập nhật về thị trƣờng vàng. Ngoài ra, cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau để công tác huy động vàng đạt hiệu quả:

 Ổn định giá trị đồng VND để ngƣời dân không còn tìm đến vàng nhƣ một cách

bảo đảm cho tài sản khi các thị trƣờng khác nhƣ bất động sản, chứng khoán biến động mạnh. Các chính sách huy động vàng đƣợc đƣa ra phải đảm bảo an toàn tài sản và lợi ích của ngƣời gửi vàng, từ đó giúp xóa bỏ dần tập quán tích trữ vàng.

 Sử dụng các công cụ phái sinh nhƣ kỳ hạn, quyền chọn nhằm tránh rủi ro cho

đạt tiêu chuẩn quốc tế, để khi NHNN huy động và hoán đổi ra ngoại tệ sẽ không bị mất phí chuyển đổi thành vàng tiêu chuẩn. Sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ huy động đƣợc cho các dự án sinh lợi cao nhằm đảm bảo nguồn trả nợ khi hết kỳ huy động.

 Thời hạn huy động vàng phải đủ dài, đƣa ra các biện pháp hạn chế rút vàng trƣớc thời hạn để tránh làm xáo trộn thị trƣờng vàng, mất thanh khoản khi ngƣời dân rút vàng ào ạt khi vàng lên giá. Tăng mức chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra để giảm hiện tƣợng đầu cơ là một trong những nguyên nhân gây biến động thị trƣờng vàng.

3.3.4. Thanh toán không dùng tiền mặt

Nếu nhƣ hầu hết các giao dịch mua bán trên thị trƣờng đều đƣợc thực hiện thông qua ngân hàng, sẽ hạn chế đƣợc các hành động gian lận thuế, và tạo ra một lƣợng tiền đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay tín dụng. Để triển khai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, kể từ ngày 29/12/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã đƣa ra quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010, đƣợc giao cho NHNN thực hiện. Qua đó, NHNN đã đƣa ra giải pháp kết nối hai liên minh thẻ của các ngân hàng ở Việt Nam là Smartlink – Banknetvn kể từ năm 2008. Đến năm 2012 Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt cho thấy tầm quan trọng của hình thức thanh toán này đối với nền kinh tế. Hiện nay, nhiều công ty đã dần chuyển từ hình thức trả lƣơng cho nhân viên bằng tiền mặt sang dùng thẻ ATM, nhiều ngân hàng thƣơng mại cũng có những chƣơng trình khuyến mãi miễn phí phát hành thẻ, miễn phí chuyển khoản trong cùng hệ thống, nhằm khuyến khích ngƣời dân sử dụng thẻ trong giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, cho tới nay, đại bộ phận ngƣời dân vẫn ƣu tiên sử dụng tiền mặt khi mua hàng hóa, dịch vụ, lƣơng sau khi đƣợc chuyển vào tài khoản thƣờng đƣợc nhân viên rút tiền mặt để sử dụng. Điều này một phần là do thói quen dùng tiền mặt ở Việt Nam, ngƣời dân chƣa có ý thức trong việc sử dụng thẻ, chƣa nắm vững những

chức năng của thẻ, tâm lý sợ bị đánh phí, sợ rủi ro khi giao dịch, ... Ngoài ra, các điểm bán hàng chấp nhận thẻ chƣa nhiều cũng tạo tâm lý e ngại khi dùng thẻ. Do đó, để thực hiện tốt chủ trƣơng thanh toán không dùng tiền mặt, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

 Đầu tƣ nhiều hơn nữa các máy POS43

tại các địa điểm bán hàng thay vì đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)