Xây dựng chiến lƣợc vay nợ an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 104 - 105)

 Cố gắng huy động nguồn vốn trong nƣớc, hạn chế sự phụ thuộc vào nợ nƣớc ngoài, đặc biệt là vay nợ nƣớc ngoài để tài trợ thâm hụt ngân sách. Thiết lập ngƣỡng an toàn nợ nƣớc ngoài và nợ công theo khuyến nghị của WB và IMF, trong đó nợ nƣớc ngoài không nên vƣợt quá 50% GDP. Đa dạng hóa đồng tiền đi vay để giảm tối đa rủi ro tỷ giá hối đoái.

 Hạn chế những khoản nợ ngắn hạn để giảm bớt áp lực thanh toán và những tác

động tiêu cực lên nền kinh tế khi có sự rút lui đột ngột của các luồng vốn ngắn hạn.

 Trƣớc khi quyết định đầu tƣ vào một dự án đƣợc tài trợ bằng EPD, cần phân tích

đầy đủ tất cả các chi phí và lợi ích về kinh tế - xã hội của dự án, cân nhắc kỹ lƣỡng giữa nhu cầu và khả năng để quyết định nên đầu tƣ vào dự án nào, dự án nào nên trì hoãn vì chƣa cần thiết. Ƣu tiên sử dụng các nguồn viện trợ không hoàn lại cho các dự án không có khả năng sinh lời nhƣ phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trƣờng, nghiên cứu khoa học. Đầu tƣ nguồn vốn EPD có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài cho các dự án có nhu cầu vốn lớn nhƣ hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo nguồn vốn EPD đƣợc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Dự

phòng trƣớc những khoản chi phí có thể phát sinh trong quá trình vận hành sau khi kết thúc dự án nhƣ chi phí vận hành, bảo trì, thuê chuyên gia, …

 Thƣờng xuyên phân tích, dự báo các rủi ro có thể xảy ra nhƣ rủi ro tỷ giá, lãi suất, thanh khoản,… Đánh giá tính bền vững của EPD trong mối quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng nhƣ nhu cầu vốn của nền kinh tế, GDP, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối… để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển, phù hợp với khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, mất kiểm soát.

 Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay do các DNNN vay theo cơ chế tự vay tự trả.

Yêu cầu các doanh nghiệp này nộp báo cáo theo định kỳ để giúp cơ quan quản lý có cơ sở đánh giá nợ nƣớc ngoài của quốc gia một cách chính xác nhất. Theo thông lệ quốc tế, tất cả nợ của DNNN đều là nợ công, do đó Việt Nam cũng nên điều chỉnh cách xác định nơ công phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó bao gồm cả những khoản DNNN tự vay nƣớc ngoài, nhằm đánh giá mức độ an toàn nợ một cách chính xác, giảm nguy cơ khủng hoảng nợ.

 Tạo mối quan hệ hữu nghị đối với các quốc gia và tổ chức kinh tế trên thế giới,

ngày càng khẳng định vị thế của Việt Nam, và tăng hệ số tín nhiệm quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)