7. Phương pháp nghiên cứu
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo nghiệm được phân tích để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đưa ra cụ thể như sau:
3.4.5.1. Về tính cấp thiết của các biện pháp
Chúng tôi sử dụng câu hỏi trong phiếu (phụ lục số 4) để tiến hành khảo sát đối với 6 CBQL và 70 GV tại 02 trường THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang với các mức độ: Rất cấp thiết, Cấp thiết, Ít cấp thiết, Không cấp thiết. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
TT Biện pháp Mức độ đánh giá Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết ĐTB CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về phát triển năng lực TVHĐ cho GV trường THPT 3 37 1 21 1 7 1 5 3,32 2
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVHĐ cho GV làm công tác chủ nhiệm lớp. 4 31 1 23 1 9 0 7 3,14 3 Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo khối về TVHĐ cho giáo viên
3 30 1 21 1 13 1 6 3,1
4
Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất để phát triển năng lực TVHĐ cho GV
2 27 2 24 1 12 1 7 3,0
5
Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát
Hình 3.1. Biểu đồ khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp phát triển năng lực TVHĐ cho GV
Nhìn chung các biện pháp phát triển năng lực TVHĐ cho giáo viên mà tác giả đưa ra được các CBQL,GV thống nhất đánh giá cao về tính cấp thiết (ĐTB của các biện pháp từ 3,0 đến 3,32).
Đặc biệt, biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về phát triển năng lực TVHĐ cho GV trường THPT” được các CBQL, GV đánh giá ở mức rất cấp thiết (ĐTB = 3,32 điểm).
Phỏng vấn thầy L.Q.Đ - giáo viên trường THPT Quyết Tiến, thầy cho biết
“Để phát triển năng lực TVHĐ cho đội ngũ giáo viên cần phải thực hiện đồng bộ rất nhiều giải pháp đặc biệt là việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV bởi vì chỉ khi nhận thức đúng ta sẽ có hành động phù hợp”.
Như vậy, các biện pháp phát triển năng lực TVHĐ cho giáo viên tác giả đề xuất đều được CBQL và GV đánh giá ở mức độ cấp thiết cao, làm cơ sở để chúng tôi vận dụng các biện pháp đó vào trong thực tiễn giáo dục của các nhà trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV.
0 10 20 30 40 50 60
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết
3.4.5.2. Về tính khả thi của các biện pháp
Chúng tôi sử dụng câu hỏi trong phiếu (phụ lục số 4) để tiến hành khảo sát đối với 6 CBQL và 70 GV tại 02 trường THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang với các mức độ: Không khả thi, Ít khả thi, Khả thi, Rất khả thi.
Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Biện pháp
Mức độ đánh giá
ĐTB Không
khả thi Ít khả thi Khả thi
Rất khả thi CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về phát triển năng lực TVHĐ cho GV trường THPT 1 8 1 10 2 23 2 29 3,03 2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVHĐ cho GV làm công tác chủ nhiệm lớp. 0 5 1 12 2 22 3 31 3,14 3 Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo khối về TVHĐ cho giáo viên
0 7 1 8 2 34 3 21 3,01
4
Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất để phát triển năng lực TVHĐ cho GV
1 8 1 9 2 33 2 20 2,92
5
Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV
Hình 3.2. Biểu đồ khảo sát tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực TVHĐ cho GV
Nhìn chung các biện pháp phát triển năng lực TVHĐ cho giáo viên mà tác giả đưa ra được các CBQL,GV thống nhất đánh giá cao về tính khả thi (ĐTB của các biện pháp từ 2,92 đến 3,14).
Như vậy, các biện pháp được đề xuất trên đều được CBQL và GV đánh giá ở mức độ khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. 0 10 20 30 40 50 60
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
Không khả thi Ít khả thi khả thi Rất khả thi
Kết luận chƣơng 3
Dựa trên cơ sở lí luận và nguyên tắc xây dựng các biện pháp, căn cứ vào đặc thù các trường THPT, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp phát triển năng lực TVHĐ cho GV các trường THPT huyện Quản bạ, tỉnh Hà Giang, các biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về phát triển năng lực TVHĐ cho GV trường THPT;
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVHĐ cho GV làm công tác chủ nhiệm lớp;
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo khối về TVHĐ cho giáo viên;
Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất để phát triển năng lực TVHĐ cho GV;
Biện pháp 5: Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV.
Các biện pháp trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau cùng hướng vào việc thực hiện công tác phát triển năng lực TVHĐ cho GV các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Các biện pháp tác giả đưa ra khi tiến hành khả sát được các CBQL,GV đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi.
Để công tác tổ chức hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV các trường THPT mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi CBQL các nhà trường phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp, khai thác thế mạnh của mỗi nhà trường cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với thực tế và đặc thù mỗi nhà trường, phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV và sự kết hợp của các tổ, bộ phận, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng tham gia vào công tác phát triển năng lực TVHĐ góp phần năng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV ở các trường THPT không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh mà còn góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV; thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn được phân công; tạo cơ hội cho CBQL, GV được tiếp cận, được trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn, giúp các nhà quản lý có một cách nhìn mới về hoạt động giáo dục học sinh, giúp CBQL, GV hiểu học sinh hơn, gần gũi, thân thiện với các em, từ đó có hướng phấn đấu và tự hoàn thiện bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
CBQL, GV ở các trường THPT huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Gang nhận thức cao tầm quan trọng của hoạt động TVHĐ trong các nhà trường. Hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang bao gồm nhiều kỹ năng và được thực hiện thông qua nhiều hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hoạt động đều hướng đến cập nhật, bổ sung, phát triển các năng lực TVHĐ cho GV để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Trong thực tiễn giáo dục tại các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang các đồng chí GV đã sử dụng các kỹ năng TVHĐ thường xuyên song chất lượng thực hiện vẫn còn chưa cao, chưa thành thạo. Bên cạnh đó công tác phát triển năng lực TVHĐ cho GV đã được các đồng chí CBQL bước đầu quan tâm chỉ đạo thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như: việc lập kế hoạch phát triển năng lực TVHĐ cho GV mới chỉ tập trung ở việc xây dựng kế hoạch cho các nội dung theo mảng trọng tâm của năm học; việc tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho giáo viên ở các trường THPT huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang mới chủ yếu tập trung ở việc cử giáo viên đi bồi dưỡng về TVHĐ;… dẫn tới hiệu quả công tác phát triển năng lực TVHĐ cho GV chưa đạt kết quả cao. Hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Nhận thức, năng lực của đội ngũ CBQL, của GV;
cơ sở vật chất nhà trường, sự phối phợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, điều kiện kinh tế của địa phương,…
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng phát triển năng lực TVHĐ cho GV tại 02 trường THPT huyện Quảng Bạ, tỉnh HG đề tài đề xuất được 5 biện pháp phát triển năng lực TVHĐ cho GV là các biện pháp: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về phát triển năng lực TVHĐ cho GV trường THPT; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVHĐ cho GV làm công tác chủ nhiệm lớp; Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo khối về TVHĐ cho giáo viên; Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất để phát triển năng lực TVHĐ cho GV; Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV.
Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp tác giả đưa ra được CBQL, GV các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đánh giá các biện pháp đó đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Cần có những định hướng về công tác phát triển năng lực tư vấn học đường cho đội ngũ giáo viên THPT trên cơ sở có những khảo sát về thực trạng nhu cầu tư vấn của học sinh THPT ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang;
Xây dựng chương trình bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng năng lực TVHĐ cho đội ngũ GV (đặc biệt là GV làm công tác chủ nhiệm lớp) ở các trường THPT;
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quá trình phát triển năng lực TVHĐ cho các nhà trường.
2.2. Đối với Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
Xây dựng kế hoạch hoạt động TVHĐ phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi đối với nhà trường;
Tăng cường chỉ đạo, quản lí hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV đảm bảo đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các khâu;
Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động phù hợp có tác dụng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
2.3. Đối với giáo viên các trường THPT
Cần nhận thức đúng về ý nghĩa, nội dung cũng như hình thức của hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực TVHĐ của bản thân;
Tích cực tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn về công tác TVHĐ do ngành tổ chức;
Thường xuyên quan tâm sát sao tới học sinh, phối hợp tốt với GV trong nhà trường, với phụ huynh học sinh để nắm bắt được diễn biến, thay đổi trong học tập và rèn luyện của học sinh từ đó có biện pháp tư vấn kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thục Anh (2017), “Tâm lý học đường và sự cần thiết trợ giúp tâm lý trong trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí khoa học trường ĐH Vinh, Tập 46, Số 3B.
2. Nguyễn Thị Trâm Anh (2015), Nghiên cứu hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh tại các trường thcs trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài NCKH cấp Đại học.
3. Ban chấp hành Trung ương (khoá XI) (2013), Nghị quyết số 29-NQ/T ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
4. Nguyễn Ngọc Bích (1988), Tâm lýhọc nhân cách, NXB Giáo dục Hà Nội. 5. Phạm Thanh Bình (2016), Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học
sinh trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ, ĐH sư phạm Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Kỷ yếu hội thảo: Xây dựng và phát triển mạnglưới TV trong trường học.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quyết định số 1876/QĐ-BGDĐT ngày 21/5/2018 ban hành Chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho GV phổ thông làm công tác tư vấn học sinh.
9. Ngô Xuân Chiến, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ giáo dục.
10. Chính phủ (2017), Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
11. Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lí học quản lí, NXB Đại học sư phạm. 12. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học học, NXB từ điển Bách Khoa.
13. Trần Thị Minh Đức (2002), Tư vấn và tham vấn - Thuật ngữ và cách tiếp cận, Tạp chí Tâm lý học, số 8.
14. Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB ĐHQG Hà Nội. 15. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 16. Phùng Thị Hằng (Chủ biên, 2017), GV phổ thông với công tác tư vấn học
sinh trong trường phổ thông, tài liệu bồi dưỡng GV phổ thông, Thái Nguyên. 17. Phùng Thị Hằng và Nguyễn Đỗ Hồng Nhung (2018), Bài giảng “Một số
kỹ năng cơ bản trong tư vấn cho học sinh”, ĐH Sư phạm Thái Nguyên. 18. Phùng Thị Hằng (Chủ biên, 2017), Gv phổ thông với công tác tư vấn
học sinh trong trường phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng GV phổ thông, Thái Nguyên.
19. Phùng Thị Hằng và Nguyễn Đỗ Hồng Nhung (2018), bài giảng: Một số kĩ năng cơ bản trong tư vấn cho học sinh, Đại học sư phạm Thái Nguyên. 20. Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự (2007), “KKTL và nhu cầu tham vấn của
HS trung học phổ thông”, Tạp chí Tâm lý học, số2.
21. Trần Bá Hoành (2002), Bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng từ xa, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Hộ (2001), Tuyển tập các tình huống sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Lê Văn Hồng (1999), Tâm lý học lứa tuổi và sưphạm, NXB ĐHQG Hà Nội. 24. Trần Thị Minh Huế (2015), Phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý
cho sinh viên Đại học Thái Nguyên, Luận vặn thạc sỹ trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
25. Trần Thị Hương (2006), Một số ý kiến về hoạt động tham vấn học đường, Đại học Mở Bán công TP. Hồ Chí Minh.
26. Kixegôv. X.I (1973), Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học, IGU Leeningrat. (Vũ Năng Tĩnh dịch, Bản chép tay, Tổ tư liệu Thư viện ĐHSP Hà Nội).
27. Khoa Tâm lý giáo dục - trường ĐHSP Hà Nội (2017), Tài liệu tập huấn kỹ năng tham vấn học đường.
28. Phan Thanh Long (2004), Các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên cao đẳng Sư phạm, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.