Kết quả khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 59 - 67)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng về hoạt động tư vấn học đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang về TVHĐ cho học sinh ở trường THPT

a/ Nhận thức về nội dung TVHĐ cho học sinh

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang về nội dung TVHĐ cho học sinh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 ở phụ lục số 1 và Phụ lục số 2.

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung cần TVHĐ cho HS

TT Nội dung TVHĐ Mức độ nhận thức N = 76 ĐTB Không đồng ý Phân vân Đồng ý CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1

Tư vấn cho học sinh về chính sách liên quan đến người học

1 3 2 34 3 33 2,4

2

Tư vấn học sinh gặp khó khăn tâm lý trong giao tiếp với thầy/cô

0 0 0 26 6 44 2,66

3

Tư vấn học sinh gặp khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè

0 0 2 18 4 52 2,74

4

Tư vấn học sinh gặp khó khăn tâm lý trong giao tiếp với cha mẹ

0 0 1 21 5 49 2,71

5

Tư vấn cho học sinh về các nội dung liên quan đến hoạt động học tập (phương pháp học, hình thức học, sử dụng thời gian tự học) 0 0 0 13 6 57 2,83 6

Tư vấn cho học sinh về nghề và lựa chọn nghề trong tương lai

0 0 5 9 5 57 2,82

7

Tư vấn cho học sinh về những vấn đề cần quan tâm trong cuộc sống như tình bạn, tình yêu

0 0 2 4 6 64 2,92

8

Tư vấn học sinh về các loại hình hoạt động giải trí trong cuộc sống và cách lựa chọn

0 8 2 25 4 37 2,43

9

Tư vấn cho học sinh về nội dung, nhiệm vụ học sinh cần rèn luyện, hoàn thành trong quá trình học tập ở nhà trường

0 0 1 22 5 48 2.7

10

Tư vấn cho học sinh về nội quy, quy định nhà trường, kiến thức pháp luật cần thiết

1 0 1 26 4 44 2,62

Qua kết quả khảo sát cho thấy: đối với các nội dung tư vấn học đường được đưa ra trong bảng 2.4 đều được GV và CBQL thống nhất đồng ý cao rằng đó là những nội dung cần tổ chức tư vấn cho các em (ĐTB thu được cho các nội dung tư vấn đều trong khoảng 2,40 đến 2,92). Tất cả GV và CBQL được khảo sát đều cho rằng nội dung tư vấn học đường cho học sinh THPT là: vấn về chính sách liên quan đến người học; Tư vấn về khó khăn tâm lý trong giao tiếp với thầy/cô; Tư vấn về khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè; Tư vấn về gặp khó khăn tâm lý trong giao tiếp với cha mẹ; Tư vấn về nội dung liên quan đến hoạt động học tập (phương pháp học, hình thức học, sử dụng thời gian tự học); Tư vấn về nghề và lựa chọn nghề trong tương lai; Tư vấn về những vấn đề cần quan tâm trong cuộc sống như tình bạn, tình yêu; Tư vấn về loại hình hoạt động giải trí trong cuộc sống và cách lựa chọn; Tư vấn về nội dung, nhiệm vụ học sinh cần rèn luyện, hoàn thành trong quá trình học tập ở nhà trường;Tư vấn về nội quy, quy định nhà trường, kiến thức pháp luật cần thiết.

Để làm sáng tỏ hơn vấn đề này chúng tôi tiến hành phỏng vấn cô L.T.T- Phó hiệu trưởng trường THPT Quản Bạ, cô cho biết: “Trong môi trường giáo dục hiện nay ngoài việc tham gia vào các hoạt động học tập, các em còn tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác cả bên trong và bên ngoài nhà trường. Các mối quan hệ xã hội của các em được mở rộng cộng với việc các em xắp bức sang tuổi trưởng thành nên rất nhiều em gặp khó khăn trong học tập cũng như trong các các mối quan hệ xã hội, về giao tiếp ứng xử, về tình bạn, tình yêu,… thực trạng đó đặt ra cho các nhà trường cần phải làm tốt công tác TVHĐ cho các em. Các nội dung tư vấn cần được đa dạng, bao trùm mọi lĩnh vực mà các em trải qua, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.

Dựa trên các kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi đã qua xử lý và kết quả phỏng vấn, có thể khẳng định: CBQL,GV trường THPT ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đều nhận thức ở mức độ cao đối với các nội dung bảng hỏi khảo sát đề cập đến, điều này cho thấy GV và CBQL đều hiểu và nhận thức đầy đủ về nội dung của hoạt động tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT.

b/ Nhận thức về kỹ năng TVHĐ cho học sinh

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang về kỹ năng TVHĐ cho học sinh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 ở phụ lục số 1 và phụ lục số 2.

Kết qủa thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về kỹ năng TVHĐ của GV TT Kỹ năng TVHĐ Mức độ nhận thức N=76 ĐTB Không đồng ý Phân vân Đồng ý CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 Hiểu, nắm vững chính sách

liên quan đến người học 2 15 1 19 3 36 2,29

2

Hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh lứa tuổi học sinh THPT

0 0 1 11 5 59 2,84

3 Kỹ năng tư vấn lựa chọn

nghề cho học sinh 0 0 2 17 4 53 2,75

4 Kỹ năng xây dựng kế hoạch

tư vấn học sinh 1 5 1 19 4 46 2,32

5 Kỹ năng thiết lập mối quan

hệ giao tiếp với học sinh. 0 6 1 13 5 51 2,66

6 Kỹ năng tư vấn cho cá nhân

học sinh có khó khăn tâm lý 0 7 1 9 5 54 2,68

7 Kỹ năng tư vấn cho nhóm

học sinh có khó khăn tâm lý 1 9 1 11 4 50 2,58 8

Kỹ năng tư vấn học sinh gặp khó khăn tâm lý theo các mối quan hệ giao tiếp

0 14 1 12 5 44 2,46

9

Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với các giáo viên khác trong tư vấn học tập HS

0 12 1 13 5 45 2,5

10

Kỹ năng phối hợp với cha mẹ học sinh trong tư vấn học tập, hoạt động rèn luyện của HS

0 8 1 12 5 50 2,62

Qua kết quả khảo sát cho thấy: đối với các kỹ năng tư vấn học đường được đưa ra trong bảng 2.5 thì có 8/10 kỹ năng đều được GV và CBQL thống nhất đồng ý cao rằng đó là những kỹ năng cơ bản mà một giáo viên làm công tác tư vấn học đường cần phải có (ĐTB thu được cho các kỹ năng tư vấn đều trong khoảng 2,46 đến 2,84), đó là các kỹ năng: Kỹ năng tư vấn học sinh gặp khó khăn tâm lý theo các mối quan hệ giao tiếp; Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với các giáo viên khác trong tư vấn học tập HS; Kỹ năng phối hợp với cha mẹ học sinh trong tư vấn học tập, hoạt động rèn luyện của HS; Kỹ năng tư vấn cho nhóm học sinh có khó khăn tâm lý; Kỹ năng thiết lập mối quan hệ giao tiếp với học sinh; Kỹ năng tư vấn cho cá nhân học sinh có khó khăn tâm lý; Kỹ năng tư vấn lựa chọn nghề cho học sinh; Hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh lứa tuổi học sinh THPT.

Có 2 kỹ năng được các CBQL,GV đánh giá ở mức trung bình là kỹ năng:

Hiểu, nắm vững chính sách liên quan đến người học (ĐTB = 2,29) và kỹ năng xây dựng kế hoạch tư vấn học sinh (ĐTB 2,32).

Phỏng vấn cô N.T.G - Phó hiệu trưởng trường THPT Quyết Tiến, cô cho biết:“Để làm tốt công tác TVHĐ thì GV làm công tác tư vấn ngoài có kiến thức về lĩnh vực tư vấn học đường ra cần phải có một số kỹ năng nhất định. Trong các kỹ năng mà tác giả đề tài đưa ra tôi nhận thấy trong thực tế kỹ năng “hiểu, nắm vững chính sách liên quan đến người học” và kỹ năng “xây dựng kế hoạch tư vấn học sinh” là các thầy cô còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân theo tôi là do: một số các thầy cô ít nghiên cứu văn bản của cấp trên về chính sách liên quan đến học sinh, về việc lập kế hoạch tư vấn thì đa số các thầy cô còn bị động, chưa thực sự chủ động trong việc lập kế hoạch tư vấn cho học sinh”.

Nhìn trung, CBQL và giáo viên tại các trường THPT trên địa bàn huyện Quản bạ, tỉnh Hà Giang đều nhất trí cao cho rằng các kỹ năng cần có của một giáo viên làm công tác TVHĐ là gồm 10 kỹ năng tư vấn mà đề tài đưa ra khảo

sát trong đó có 2 kỹ năng được nhận thức ở mức trung bình đó là 2 kỹ năng liên quan đén tư vấn chính sách cho người học và kỹ năng lập kế hoạch.

2.3.1.2. Thực trạng về năng lực tư vấn học đường của giáo viên ở các trường trung học phổ thông

Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi (câu hỏi số 3 của phụ lục số 1 và phụ lục số 2) đối với 6 CBQL và 70 GV của 02 trường THPT với các mức mức độ tương ứng: Thấp, Trung bình, Cao. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng về năng lực TVHĐ của giáo viên các trƣờng THPT

TT Năng lực TVHĐ Mức độ đánh giá (N=76) ĐTB Thấp Trung bình Cao CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 Hiểu, nắm vững chính sách

liên quan đến người học 1 21 2 28 3 21 2.03

2 Hiểu đặc điểm tâm sinh lý

HS lứa tuổi học sinh THPT 1 18 3 31 2 21 2,05

3 Kỹ năng tư vấn lựa chọn

nghề cho học sinh 1 15 2 32 3 23 2.13

4 Kỹ năng xây dựng kế hoạch

tư vấn học sinh 1 21 1 22 4 27 2,12

5 Kỹ năng thiết lập mối quan

hệ giao tiếp với học sinh. 2 19 2 35 2 16 1,96

6 Kỹ năng tư vấn cho cá nhân

học sinh có khó khăn tâm lý 1 17 3 38 2 15 1,99

7 Kỹ năng tư vấn cho nhóm

học sinh có khó khăn tâm lý 2 21 3 39 2 10 1,88

8

Kỹ năng tư vấn học sinh gặp khó khăn tâm lý theo các mối quan hệ giao tiếp

1 16 2 33 3 21 2,10

9

Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với các giáo viên khác trong tư vấn học tập HS

1 23 2 28 3 19 1,97

10

Kỹ năng phối hợp với cha mẹ học sinh trong tư vấn học tập, hoạt động rèn luyện của HS

2 16 3 31 1 23 2.08

Qua khảo sát thực trạng về năng lực TVHĐ của giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang cho thấy: Đại đa số CBQL, GV khi được khảo sát đều đánh giá năng lực TVHĐ của giáo viên ở mức trung bình (các năng lực thành phần TVHĐ của GV đều có điểm trung bình từ 1,88 đến 2,13).

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi tiến hành phỏng vấn thầy L.Q.Đ - Phó hiệu trưởng trường THPT Quản Bạ, thầy cho biết: Đội ngũ GV làm công tác tư vấn học đường ở các trường học hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản về kiến thức cũng như kỹ năng TVHĐ, cho nên năng lực TVHĐ của đội ngũ GV còn chưa cao. Đội ngũ GV rất mong muốn được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về công tác TVHĐ để được nâng cao năng lực TVHĐ của bản thân.

Dựa trên những kết qủa nghiên cứu về định lượng, kết quả phỏng vấn chúng tôi khẳng định: năng lực TVHĐ của giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang còn nhiều hạn chế, số GV có năng lực thực sự trong công tác TVHĐ cho học sinh còn thấp.

2.3.1.3. Khảo sát trên học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang về những nội dung đã được tư vấn

Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 của phụ lục số 3 để tiến hành khảo sát về nội dung TVHĐ với 200 em học sinh tại 02 trường THPT huyện Quản Bạ tương ứng với các mức độ: Không bao giờ, Thỉnh thoảng, Thường xuyên. Kết quả cụ thể như sau:

Trong các nội dung tư vấn cho HS các trường THPT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thì nội dung “Tư vấn cho học sinh về nghề và lựa chọn nghề trong tương lai” các em học sinh đánh giá là được tổ chức thường xuyên nhất với điểm trung bình 2,62 điểm. Điều cho thấy nội dung tư vấn hướng nghiệp được các thầy cô ở trường THPT rất quan tâm tổ chức tư vấn cho các em thường xuyên hơn, đây cũng là nội dung được quan tâm nhiều hơn trong các nhà trường THPT.

Bảng 2.7. Thực trạng về nội dung TVHĐ cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

STT Nội dung tƣ vấn cho học sinh

Mức độ tổ chức ĐTB Không bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên

1 Tư vấn cho học sinh về chính sách

liên quan đến người học 145 34 21 1,38

2 Tư vấn học sinh gặp khó khăn

trong giao tiếp với thầy/cô 75 89 36 1,81

3 Tư vấn học sinh gặp khó khăn

trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè 63 112 25 1,81 4 Tư vấn học sinh gặp khó khăn

trong giao tiếp với cha mẹ 57 125 18 1,81

5

Tư vấn cho học sinh về các nội dung liên quan đến hoạt động học tập (phương pháp học, hình thức học, sử dụng thời gian tự học)

35 137 28 1,97

6 Tư vấn cho học sinh về nghề và lựa

chọn nghề trong tương lai 15 47 138 2,62

7

Tư vấn cho học sinh về những vấn đề cần quan tâm trong cuộc sống như tình bạn, tình yêu

43 89 68 2,13

8

Tư vấn học sinh về các loại hình hoạt động giải trí trong cuộc sống và cách lựa chọn

145 37 18 1,37

9

Tư vấn cho học sinh về nội dung, nhiệm vụ học sinh cần rèn luyện, hoàn thành trong quá trình học tập ở nhà trường

112 59 29 1,59

10

Tư vấn cho học sinh về nội quy, quy định nhà trường, kiến thức pháp luật cần thiết

37 141 22 1,93

Nội dung “Tư vấn cho học sinh về những vấn đề cần quan tâm trong cuộc sống như tình bạn, tình yêu”được tổ chức thực hiện ở mức thỉnh thoảng (ĐTB = 2.13). Đây là nội dung tư vấn thu hút được đông đảo sự quan tâm của các em. Bởi vì các em học sinh THPT đang ở lứa tuổi chuyển tiếp giữa vị thành niên lên người lớn nên rất cần sự quan tâm, chia xẻ, giúp đỡ của các thầy cô về lĩnh vực tình bạn, tình yêu. Và thực tế cho thấy rằng nội dung tư vấn này đã được các thầy cô linh hoạt tổ chức cho các em.

Tuy nhiên cũng có một số nội dung tư vấn còn ít được các thầy cô quan tâm hoặc thâm chí học sinh chưa được tư vấn bao giờ như:Tư vấn cho học sinh về chính sách liên quan đến người học (ĐTB =1,38 điểm); Tư vấn học sinh về các loại hình hoạt động giải trí trong cuộc sống và cách lựa chọn (ĐTB = 1,37 điểm), Tư vấn cho học sinh về nội dung, nhiệm vụ học sinh cần rèn luyện, hoàn thành trong quá trình học tập ở nhà trường (ĐTB = 1,59 điểm),…

Tóm lại, các nội dung TVHĐ cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã được quan tâm tư vấn, các nội dung được quan tâm tư vấn trong phạm vi nhà trường chưa thường xuyên chủ yếu là thỉnh thoảng mới tư vấn cho cho học sinh. Vẫn còn một số nội dung tư vấn ít được các thầy cô quan tâm tư tổ chức hoặc tổ chức một cách không thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)