7. Phương pháp nghiên cứu
3.2.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát
năng lực tư vấn học đường cho giáo viên
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV nhằm phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực TVHĐ cho GV cũng như thực hiện các nhiệm vụ sư phạm khác trong nhà trường.
Kiểm tra, đánh giá góp phần điều chỉnh nội dung, hình thức tổ chức phát triển năng lực TVHĐ cho GV.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp a/ Nội dung của biện pháp
Để hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV đạt hiệu quả thì không thể thiếu công tác kiểm tra đánh giá. Một số nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV như: Kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất...
Đánh giá kết quả bồi dưỡng cần trả lời câu hỏi: Công tác bồi dưỡng có đạt được mục tiêu đã đề ra không? Nội dung, hình thức, phương pháp có phù hợp không? Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu không? GV có tham gia đầy đủ, tích cực vào quá trình bồi dưỡng không? Công tác tổ chức được thực hiện ra sao? GV học được những gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực tế hoạt động TVHĐ cho học sinh của nhà trường như thế nào? Hiệu quả của quá trình bồi dưỡng như thế nào?...
b/ Cách thức thực hiện
Để công tác kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV đạt hiệu quả cao thì:
Hiệu trưởng nhà trường phân công cho một đồng chí trong Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức tập huấn về công tác kiểm tra, đánh giá và kỹ năng tổ chức hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV cốt cán để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá và quản lý công tác phát triển năng lực TVHĐ cho GV.
Để thực hiện được điều này Hiệu trưởng nhà trường cần:
- Xây dựng được bộ tiêu chí đáng giá kết quả hoạt động phát triển năng lực TVHĐ cho GV vào các thời điểm trước, trong, cuối khóa bồi dưỡng và vào những thời điểm sau bồi dưỡng.
- Tổ chức đánh giá lại lớp bồi dưỡng: Xem GV đã tiếp thu được những gì từ khóa học, kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra. Đánh giá những thay đổi trong công việc của GV, trong mối quan hệ giữa GV với học sinh, GV với GV, GV với phụ huynh học sinh, đánh giá thông qua sự đánh giá của học sinh dành cho GV.
- Tùy theo mức độ đánh giá, sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để xem xét thực hiện quá trình bồi dưỡng đạt kết quả đến đâu, hiệu quả đạt được ra sao.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
Để biện pháp đưa ra đạt hiệu qủa thì trong quá trình thực hiện cần:
Xây dựng được bộ công cụ kiểm tra, đánh giá với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng, thông báo đầy đủ, kịp thời đến các đối tượng có liên quan.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải được diễn ra công khai, khách quan. Có sự khen thưởng, động viên kịp thời GV hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phê bình, kỉ luật đối với GV không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Nhân rộng các gương điển hình, tiên tiến trong hoạt động phát triển năng lực TVHĐ để các GV trong và ngoài trường học tập và noi theo.