Mối quan hệ liên kết giữa ngân hàng – doanh nghiệp được cho là góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa thành công tại Đức. Sở hữu chéo giữa ngân hàng – ngân hàng, ngân hàng – doanh nghiệp, doanh nghiệp – doanh nghiệp ở Đức thường có xu hướng ổn
định lâu dài. Một số nhà nghiên cứu gọi mô hình tài chính của Đức là “chủ sở hữu vĩnh viễn”.
Các mối quan hệ ngân hàng – doanh nghiệp ở Đức thường ổn định trong dài hạn với mức độ tập trung quyền sở hữu cao (Charkham, 1989). Trong cơ cấu sở hữu này, một ngân hàng giữ vai trò đáp ứng phần lớn, hoặc thậm chí tất cả nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp gần như chỉ sử dụng các dịch vụ tài chính cung cấp bởi các ngân hàng này. Mô hình này tương tự như mô hình ngân hàng chính ở Nhật Bản như đã nêu ở trên. Khi làm như vậy, các ngân hàng có thể xâm nhập vào các hoạt động của công ty thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị. Ngược lại, khi các doanh nghiệp đang trong khủng hoảng tài chính, họ dựa vào sự hỗ trợ của ngân hàng chính. Như một kết quả của sự phụ thuộc này, các ngân hàng sẽ nắm giữ cổ phần lớn trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các ngân hàng thường không bán lại các cổ phiếu sau khi phục hồi vững chắc; thay vào đó, họ vẫn giữ chúng để tiếp tục sự ảnh hưởng của họ vào quản trị và hoạt động của công ty (Andreani, 2003).
Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 1990, nhiều yếu tố mới đã thay đổi đáng kể các mô hình tài chính truyền thống ở Đức. Nghiên cứu của Onetti và Pisoni (2009) đã chỉ ra những thay đổi này, chẳng hạn như việc quốc tế hóa thị trường tài chính, tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp Đức đã đưa các ngân hàng Đức vào môi trường cạnh tranh hơn; tăng vụ phá sản đã thay đổi quyền sở hữu và mô hình quản trị ở nhiều ngân hàng tại Đức vào đầu những năm 2000; vai trò ngày càng tăng của thị trường chứng khoán đã tăng thêm cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, giảm sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng.
Xu hướng này được hỗ trợ bởi các chính sách cải cách thuế, hệ thống pháp luật của Chính phủ, như yêu cầu các công ty cung cấp thêm thông tin về hoạt động và quản trị của mình, yêu cầu các ngân hàng có nhiều hơn 5% quyền biểu quyết trong các công ty chưa niêm yết báo cáo việc thực hiện quyền biểu quyết theo ủy quyền. Ngoài ra, quy định về quản trị doanh nghiệp tại Đức hạn chế được sự đề cử của đại diện ngân hàng vào hội đồng quản trị của doanh nghiệp mà ngân hàng có cổ phần. Theo đó, một người không được phép nắm giữ hơn 5 vị trí, thay vì 10 vị trí như trước đây trong hội đồng quản trị của các công ty niêm yết.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã trình bày những lý luận chung nhất về sở hữu chéo. Bên cạnh đó, chương 2 còn đề cập các lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa sở hữu chéo và hoạt động của NHTM, cũng như giới thiệu các nghiên cứu về sở hữu chéo của các tác giả trong và ngoài nước, và kinh nghiệm về sở hữu chéo của các nước trên thế giới. Có thể thấy rằng, không phải mọi trường hợp sở hữu chéo đều có tác động tiêu cực mà phải xét đến từng trường hợp cụ thể trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định để đánh giá về sở hữu chéo, từ đó có những chính sách phù hợp đối với hiện tượng này.
Ở chương tiếp theo, chương 3, luận văn sẽ trình bày thực trạng sở hữu chéo tại các NHTM Việt Nam để có cái nhìn rõ hơn về sở hữu chéo và những tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 3.1. Khái quát hệ thống ngân hàng Việt Nam
Kể từ năm 1990 khi Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành, hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và vốn. Theo đó, tại thời điểm năm 1990, toàn hệ thống chỉ có 4 NHTMNN là Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Những năm đầu thập niên 90 đã chứng kiến một đợt sóng thành lập các NHTMCP đô thị và nông thôn. Số lượng ngân hàng trong hệ thống đã tăng từ 8 ngân hàng năm 1990 lên 45 vào năm 1993 và 56 vào năm 1997, không kể các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt, kể từ năm 1992 khi NHNN ban hành văn bản chấp thuận sự gia nhập thị trường của các tổ chức tín dụng nước ngoài vào Việt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu có bước phát triển về chất với sự hiện diện và hoạt động của hàng loạt văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như ANZ, Citibank, HSBC,… Cùng với việc thực hiện lộ trình mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng theo cam kết gia nhập WTO, một số tổ chức tín dụng nước ngoài như HSBC, ANZ, Shinhan còn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Giai đoạn 1997-2005, nhiều NHTM được tái cấu trúc, đóng cửa, sáp nhập. Đến giai đoạn 2006-2011, nền kinh tế đã chứng kiến sự tăng trưởng mang tính chất bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngành ngân hàng chứng kiến hàng loạt NHTMCP được chuyển đổi từ các NHTMCP nông thôn cùng với 3 NHTMCP mới được thành lập là Tiên Phong, Liên Việt và Bảo Việt.
Bảng 3.1: Cơ cấu ngân hàng Việt Nam qua các năm
Ngân hàng 1991 1995 2001 2005 2007 2009 2013 NHTMNN1 4 4 5 5 5 5 5 NHTMCP 6 48 39 37 34 37 34 CN NHNNg 0 18 26 31 41 45 53 NHLD 1 4 4 5 5 5 4 Tổng 11 74 73 78 85 92 96
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Tính đến 31/12/2014, hệ thống tổ chức tín dụng có: 1 NHTMNN, 37 NHTMCP, 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng Hợp tác xã, 17 công ty tài chính, 11 công ty cho thuê tài chính, 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ương và 1044 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 46 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 52 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng Nhà nước, 2014)
Hệ thống ngân hàng có tới trên 10.000 chi nhánh và điểm dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn là một hệ thống gồm các ngân hàng có quy mô chênh lệch, khả năng quản trị rủi ro và theo các thông lệ quốc tế khác nhau, và bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn đề nợ xấu nên chắc chắn chưa phải là một hệ thống bền vững và miễn nhiễm với các rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản (Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2014). Bên cạnh đó, với những khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Theo đó, những bất cập trong công tác quản trị của chính bản thân các ngân hàng đã khiến các NHTM Việt Nam bộc lộ nhiều điểm yếu kém, ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển bền vững của các NHTM Việt Nam. Những thách thức chính đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể kể đến như tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, chạy đua huy động vốn bằng mọi giá dẫn đến vi phạm những quy định của NHNN, gây bất ổn cho hệ thống, các tỷ lệ về an toàn hoạt động ngân hàng còn thấp so với chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là tình trạng sở hữu chéo giữa ngân hàng – ngân hàng, ngân hàng – doanh nghiệp gây nên việc tăng vốn ảo hay biến ngân hàng thành sân sau của các tập đoàn kinh tế, kể cả nhà nước và tư nhân.
Vì vậy, ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 254/QĐ phê duyệt Đề án tái cơ cấu các NHTM. Trong năm 2012, một số nội dung đã được triển khai như việc NHNN thực hiện việc phân nhóm các NHTM để kiểm soát rủi ro, bao gồm ba nhóm chính: (i) nhóm có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực và quy mô lớn để phát triển thành các ngân hàng trụ cột; (ii) nhóm có tình hình tài chính lành mạnh nhưng có quy mô nhỏ; và (iii) nhóm đang có tình hình tài chính khó khăn và cần được tái cấu trúc. Các ngân hàng yếu kém đã được sáp nhập hoặc cho phép tự tái cơ cấu. Cụ thể, đã có ba ngân hàng sáp nhập với nhau (ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Tín Nghĩa), một ngân hàng sáp nhập với ngân hàng khác (Habubank và SHB), ba ngân hàng tự tái cơ cấu (GPBank, Navibank và Trustbank), một ngân hàng được ký phê duyệt hợp nhất vào Tổ chức tín
dụng khác (Westbank và Tổng công ty tài chính dầu khí PVFC). Kết quả cho thấy, quá trình này được kiểm soát tương đối chặt chẽ, thanh khoản các ngân hàng vẫn được đảm bảo, và không xuất hiện nguy cơ đổ vỡ. Bản thân các ngân hàng đã có có những bước tự cấu trúc lại để hoạt động lành mạnh hơn như tăng cường kiểm soát rủi ro, quản trị, tăng vốn điều lệ,…
Bên cạnh đó, NHNN hiện tỏ rõ quyết tâm xử lý tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng thông qua việc ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế cho Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 đã bộc lộ một số nội dung chưa phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay cũng như quá trình hội nhập quốc tế. Thông tư 36 đã sửa đổi những quy định không còn phù hợp, hoàn thiện, bổ sung và tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng và quản lý, giám sát ngân hàng, từng bước thực hiện các quy định của Basel II về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, Thông tư 36 còn góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro, bảo đảm kiểm soát tốt chất lượng hoạt động, khả năng chi trả, thanh khoản, an toàn hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, góp phần thực hiện có hiệu quả các đề án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các TCTD của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm hệ thống TCTD Việt Nam phát triển ổn định, bền vững, an toàn, hiệu quả cao trong những năm hậu tái cơ cấu. Bên cạnh đó, những quy định tại thông tư này còn giúp tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động thông qua các cơ chế báo cáo, tự công khai để giám sát của chính nội bộ TCTD, các thành viên góp vốn, cổ đông của TCTD và tăng cường sự giám sát, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với từng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng như toàn hệ thống. Qua đó góp phần hạn chế việc sở hữu chéo không lành mạnh, sự thâu tóm, chi phối của một hoặc một số TCTD đối với TCTD khác thông qua các hoạt động cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần và các hình thức khác.
3.2. Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam
Vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất ổn của thị trường tài chính nước ta trong những năm vừa qua. Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013), sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Sở hữu của các NHTMNN và NHTM nước ngoài tại các NHLD: Thông thường một NHLD được sở hữu bởi một ngân hàng nước ngoài và một ngân hàng trong nước. Đến cuối năm 2014 có bốn NHLD trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước, 2014). Ngân hàng Indovina là NHLD đầu tiên của Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1990 với các bên liên doanh là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Cathay United của Đài Loan; Ngân hàng VID Public Bank với tỷ lệ góp vốn 50:50 giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Public Bank Berhad của Malaysia; Ngân hàng Việt Thái là NHLD giữa 3 đối tác lớn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan với tỉ lệ vốn góp tương ứng là 34%, 33% và 33%; Ngân hàng Việt Nga là liên doanh giữa BIDV và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau. Tuy nhiên, thực hiện đề án tái cơ cấu các TCTD của NHNN, ngày 15/07/2014 BIDV đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của BIDV cho Ngân hàng Public Bank Berhad (PBB) của Malaysia, Public Bank Berhad trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Nhóm 2: Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM, cả nhà nước lẫn cổ
phần: Đứng trước nhu cầu thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ các định chế tài chính
có kinh nghiệm nước ngoài, NHNN đã có chủ trương khuyến khích các NHTM trong nước tìm kiếm các đối tác nước ngoài làm cổ đông chiến lược. Đến nay, có khoảng 10 NHTM có đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính nước ngoài. Chẳng hạn, Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank vào năm 2001, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005 (đã thoái vốn vào đầu năm 2012). Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài. Tiếp theo làn sóng đầu tư của các cổ đông nước ngoài vào các NHTM Việt Nam phải kể đến việc ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện vào năm 2005 và Standard Charterd Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Cổ đông chiến lược ngoại của Techcombank là Ngân hàng HSBC, bắt đầu nắm cổ phần từ cuối năm 2005 và nâng lên sở hữu tỷ lệ 20% vốn
ngân hàng. Trong nhiều năm qua, đặc biệt là kể từ khi có sự tham gia của HSBC, Techcombank đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Bảng 3.2: Những NHTM có cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài (Tỷ lệ sở hữu tính đến cuối 2013 và giữa 2014)
Ngân hàng Cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài
Ngày bắt đầu tham gia
Tỷ lệ sở hữu (%)
ABB May Bank 03/2008 20
ACB Standard Chartered 07/2005 15
CTG IFC 03/2011 20
EIB Sumitomo Mitsui Banking
Corperation (SMBC) 11/2007 15
MDB Fellerton Financial Holdings 12/2010 20
OCB BNP Paribas 12/2007 20
PNB United Chinese Bank (UOB) 05/2007 15
SCB Macquarie Capital 11/2011 14
SEA Société Générale 08/2008 20
STB ANZ (Đã rút vốn) 03/2005 10
TCB HSBC 12/2005 20
VCB Mizuho 09/2011 15
VIB Commonwealth Bank 09/2010 20
VPB Overseas Chinese Banking
Corperation (OCBC) 09/2006 15
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhóm 3: Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ: Từ năm 2005 trở lại
đây, các quỹ quản lý vốn bắt đầu xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Các quỹ này thường đầu tư vốn vào những NHTMCP có tiềm năng phát triển tốt. Chẳng hạn, Vinacapital đầu tư vốn vào Sacombank, VOF đầu tư vào Eximbank, quỹ Dragon đầu tư vào ACB, Công ty quản lý quỹ thuộc Tập đoàn Japan Asia Group đã hợp tác với MB huy động thành công 2 quỹ