Xem xét tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam002 (Trang 67 - 68)

Thực tế cho thấy, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2008 – 2009, hệ thống ngân hàng nước ta gặp nhiều biến động như nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống vô cùng căng thẳng, lãi suất huy động cao kéo theo lãi suất cho vay cao nhưng các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi những tác động này. Không những vậy, các ngân hàng nước ngoài ngày càng phát triển, chẳng hạn như trường hợp của Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC Việt Nam được thành lập năm 2009 đến năm 2014 mạng lưới đã mở rộng với 1 Sở giao dịch, 6 Chi nhánh, 8 Phòng giao dịch, 1 Quỹ tiết kiệm và 2 văn phòng đại diện tại Việt Nam, trong khi đó số lượng các ngân hàng Việt Nam đang giảm do tác động của việc sáp nhập, hợp nhất. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam là các ngân hàng lớn của các quốc gia đang phát triển, có nhiều ngân hàng thuộc các tập đoàn tài chính đa quốc gia.

Hiện nay, theo quy định thì tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, trong lộ trình tổng thể hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như căn cứ trên các thoả thuận, cam kết mở cửa tại các hiệp định thương mại song phương và đa phương đối

với từng ngành, lĩnh vực... nhằm như tạo môi trường chính sách thuận lợi, thông thoáng, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài, thành công tại Việt Nam nên vấn đề nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại NHTM cũng cần được xem xét. Bên cạnh đó, việc tăng giới hạn về tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư ngoại vào các ngân hàng Việt Nam giúp các ngân hàng tăng tiềm lực tài chính, đặc biệt là về vốn nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, trước mắt là Basel. Với tiềm lực tài chính tăng thêm, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng cũng vì thế sẽ tăng lên đáng kể và quan trọng hơn cả sự tham gia của một ngân hàng nước ngoài vào một ngân hàng Việt Nam với một tỷ lệ sở hữu thích hợp có thể làm giảm sở hữu chéo cũng như đóng góp nhiều hơn trong việc xây dựng chiến lược phát triển bao gồm cả việc xử lý nợ xấu của ngân hàng nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam002 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)