Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam002 (Trang 30 - 39)

Vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất ổn của thị trường tài chính nước ta trong những năm vừa qua. Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013), sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Sở hữu của các NHTMNN và NHTM nước ngoài tại các NHLD: Thông thường một NHLD được sở hữu bởi một ngân hàng nước ngoài và một ngân hàng trong nước. Đến cuối năm 2014 có bốn NHLD trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước, 2014). Ngân hàng Indovina là NHLD đầu tiên của Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1990 với các bên liên doanh là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Cathay United của Đài Loan; Ngân hàng VID Public Bank với tỷ lệ góp vốn 50:50 giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Public Bank Berhad của Malaysia; Ngân hàng Việt Thái là NHLD giữa 3 đối tác lớn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan với tỉ lệ vốn góp tương ứng là 34%, 33% và 33%; Ngân hàng Việt Nga là liên doanh giữa BIDV và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau. Tuy nhiên, thực hiện đề án tái cơ cấu các TCTD của NHNN, ngày 15/07/2014 BIDV đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của BIDV cho Ngân hàng Public Bank Berhad (PBB) của Malaysia, Public Bank Berhad trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Nhóm 2: Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM, cả nhà nước lẫn cổ

phần: Đứng trước nhu cầu thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ các định chế tài chính

có kinh nghiệm nước ngoài, NHNN đã có chủ trương khuyến khích các NHTM trong nước tìm kiếm các đối tác nước ngoài làm cổ đông chiến lược. Đến nay, có khoảng 10 NHTM có đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính nước ngoài. Chẳng hạn, Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank vào năm 2001, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005 (đã thoái vốn vào đầu năm 2012). Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài. Tiếp theo làn sóng đầu tư của các cổ đông nước ngoài vào các NHTM Việt Nam phải kể đến việc ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện vào năm 2005 và Standard Charterd Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Cổ đông chiến lược ngoại của Techcombank là Ngân hàng HSBC, bắt đầu nắm cổ phần từ cuối năm 2005 và nâng lên sở hữu tỷ lệ 20% vốn

ngân hàng. Trong nhiều năm qua, đặc biệt là kể từ khi có sự tham gia của HSBC, Techcombank đạt được nhiều kết quả ấn tượng.

Bảng 3.2: Những NHTM có cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài (Tỷ lệ sở hữu tính đến cuối 2013 và giữa 2014)

Ngân hàng Cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài

Ngày bắt đầu tham gia

Tỷ lệ sở hữu (%)

ABB May Bank 03/2008 20

ACB Standard Chartered 07/2005 15

CTG IFC 03/2011 20

EIB Sumitomo Mitsui Banking

Corperation (SMBC) 11/2007 15

MDB Fellerton Financial Holdings 12/2010 20

OCB BNP Paribas 12/2007 20

PNB United Chinese Bank (UOB) 05/2007 15

SCB Macquarie Capital 11/2011 14

SEA Société Générale 08/2008 20

STB ANZ (Đã rút vốn) 03/2005 10

TCB HSBC 12/2005 20

VCB Mizuho 09/2011 15

VIB Commonwealth Bank 09/2010 20

VPB Overseas Chinese Banking

Corperation (OCBC) 09/2006 15

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nhóm 3: Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ: Từ năm 2005 trở lại

đây, các quỹ quản lý vốn bắt đầu xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Các quỹ này thường đầu tư vốn vào những NHTMCP có tiềm năng phát triển tốt. Chẳng hạn, Vinacapital đầu tư vốn vào Sacombank, VOF đầu tư vào Eximbank, quỹ Dragon đầu tư vào ACB, Công ty quản lý quỹ thuộc Tập đoàn Japan Asia Group đã hợp tác với MB huy động thành công 2 quỹ đầu tư Vietnam Dream Fund và MB Japan Asia Fund từ các nhà đầu tư Nhật Bản để đầu tư và Việt Nam…

Nhóm 4: Sở hữu của các NHTMNN tại các NHTMCP: quan hệ sở hữu này hình

thành chủ yếu việc yếu kém nghiệp vụ ngân hàng của các NHTMCP trong giai đoạn đầu thành lập cũng như trong giai đoạn khủng hoảng 1997-1998. Hiện tại, có gần tám NHTMCP có quan hệ cổ phần với bốn NHTMNN.

Ngoại trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), cả bốn NHTMNN còn lại đã thực hiện cổ phần hóa với tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước lần lượt là 77,1% Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), 80,3% Ngân hàng Công

thương Việt Nam (CTG), 95,8% Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Là NHTMNN đầu tiên cổ phần hóa, VCB hiện nắm giữ 5,3% cổ phấn của NHTMCP Sài Gòn Công thương (Saigon Bank); 8,2% cổ phần của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu VN (Eximbank); 11% cổ phần của NHTMCP Quân Đội (MB) và 5,1% cổ phần của NHTMCP Phương Đông.

Cũng nắm giữ cổ phần tại Saigon Bank là Vietinbank với tỷ lệ là 11% năm 2010 xuống còn 9,14% năm 2011, đồng thời ngân hàng này còn sở hữu 50% cổ phần tại NHLD Indovina. BIDV có cổ phần tại ba NHLD với tỷ lệ lần lượt là 50% cổ phần của NHLD VID Public, 50% cổ phần của NHLD Việt Lào và 51 % cổ phần của NHLD Việt Nga. Agribank nắm giữ 15% cổ phần của NHTMCP Hàng Hải (MSB) thông qua Công ty Chứng khoán Agribank. Đồng thời, Agribank còn có 34% cổ phần tại NHLD Việt Thái (Vinasiam Bank).

Sơ đồ 3.1: Cấu trúc sở hữu chéo của các NHTMNN (cập nhật đến 31/12/2013) IFC Nhà nƣớc Mizuho 8% 64,5% 95,8% 100% 100% 77,1% 15% NH Công Thƣơng VN (Vietinbank) NH Đầu tƣ Phát

triển VN (BIDV) NH NN&PTNT VN (Agribank) NH PT Nhà ĐBSCL (MHB) NH Ngoại thƣơng VN (Vietcombank) 50% NH Indovina 50% NH VID Public 51% NHLD Việt-Nga 9,1% 50% NH Việt-Lào 34% NH Vinasiam 15%* NH Hàng Hải (Maritime Bank) 4.37% NH Sài Gòn - Công Thương 8,2% NH Eximbank 9,7% NH Quân Đội 5,1% NH Phương Đông

Nguồn: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2013)

(*) Sở hữu gián tiếp thông qua Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco)

Tokyo- Mitsubishi 19,7%

Nhóm 5: Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP: Hiện tượng sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP cũng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Từ những thông tin công bố của các ngân hàng, hiện có ít nhất sáu NHTMCP có cổ đông là một NHTMCP khác. So với các NHTMNN, cấu trúc sở hữu của các NHTMCP phức tạp hơn và vì vậy khó biết được chủ sở hữu sau cùng. Ví dụ MSB, ngoài việc nắm giữ 8,9% cổ phần tại MBB, còn sở hữu 11,2% NHTMCP Phát triển Mê Kông (MDB). Tuy nhiên cấu trúc sở hữu của các ngân hàng Eximbank, Sacombank và ACB có mức độ phức tạp hàng đầu.

ACB, Eximbank và Sacombank là ba NHTMCP hàng đầu, có cổ phiếu đều đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và được thị trường xem là các trường hợp khá minh bạch. Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại Sacombank và 8,5% cổ phần tại VietABank. Đồng thời, Eximbank thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Exim sở hữu 5,2% Sacombank. Qua báo cáo thường niên của ACB và các công ty con, công ty liên kết thì có thể thấy mạng lưới sở hữu chéo của ACB còn phức tạp hơn. ACB đã và đang là cổ đông chiến lược hoặc sáng lập ở các ngân hàng Eximbank, KienLongBank, VietBank, VietABank, DaiABank. Trong một số ngân hàng, ACB còn cử từ 1 đến 2 đại diện vào HĐQT để trực tiếp điều hành các hoạt động mang tín chiến lược. Cụ thể, ACB sở hữu 5% Sacombank thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu, 20% Eximbank và nhiều NHTMCP khác là Việt Nam Thương tín (10%), Đại Á (10,8%), Kiên Long (6,1%) thông qua Công ty Chứng khoán ngân hàng Á Châu – ACBS.

Năm 2007, ACB thông qua ACBS góp vốn mua 10% cổ phần tại KienLongBank và hiện đã giảm xuống còn 6,1%. Vai trò của ACB tại KienLongBank khá lớn, cụ thể ACB hỗ trợ KienLongBank trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ ngân hàng… Ngoài ra, ACB cũng cam kết mua cổ phần của KienLongBank khi ngân hàng này thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ.

Năm 2008, ACB đầu tư vào DaiABank và cử ba đại diện tham gia HĐQT của ngân hàng này. Tính đến năm 2010, DaiABank tăng vốn lên 3.100 tỷ đồng, trong đó ACB nắm giữ gần 11% cổ phần. Ngoài ACB, DaiABank còn các đối tác chiến lược khác gồm BIDV, Tín Nghĩa Corp và Xổ số kiến thiết Đồng Nai. Năm 2013, DaiABank đã sáp nhập với HDBank theo đề án tái cơ cấu của NHNN.

Tại VietBank, ACB giữ tư cách là cổ đông sáng lập nhưng không công bố cụ thể khoản đầu tư tại ngân hàng này là bao nhiêu, tuy nhiên 2/8 thành viên HĐQT của VietBank lại có sự liên hệ với ACB.

Nhóm 6: Sở hữu NHTMCP bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân:

trong giai đoạn bùng nổ các NHTMCP và quỹ đầu tư tài chính, rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã tham gia góp vốn hình thành các tổ chức tín dụng này. Hiện tại có khoảng gần 40 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTMCP. Hơn nữa hầu hết các tập đoàn nhà nước đều có các công ty tài chính. Mối quan hệ giữa NHTMCP với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác.

Sơ đồ 3.2 trình bày cấu trúc sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp và ngân h à n g . Sơ đồ trên cho thấy hầu hết các tập đoàn và tổng công ty nhà nước lớn đều sở hữu Ngân hàng. NHTMCP Quân Đội (MB) được sở hữu bởi các cổ đông Nhà nước là Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel) (10%), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (5,7%) và Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (7,2%).

MSB thuộc sở hữu của Agribank (15%), Tổng công ty Hàng Hải (Vinalines) (5,3%), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) (12,5%). Đồng thời VNPT còn sở hữu 6% của NHTMCP Bưu Điện Liên Việt (LVB) thông qua Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và nắm giữ 6,1% cổ phần của NHTMCP Đông Nam Á (SeABank) thông qua Công ty Thông tin di động Việt Nam.

Tập đoàn Dầu khí giữ cổ phần của NHTMCP Đại Dương (20%), 3.2% cổ phần của Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu thông qua Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Công Đoàn Dầu khí Việt Nam và 1,5% của SeABank thông qua Tổng Công ty khí Việt Nam. Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Cao su Việt Nam đều sở hữu 9,3% Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội, trong khi Tập đoàn Dệt may thì sở hữu 13,2% Ngân hàng Nam Việt (nay là Ngân hàng Quốc Dân). Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì nắm giữ 25,4% cổ phần của Ngân hàng An Bình. Tập đoàn Bảo Việt nắm cổ phần chi phối 52% ở Ngân hàng Bảo Việt. Tương tự là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam nắm 40% cổ phần của Ngân hàng Xăng dầu.

Sơ đồ 3.2 cũng minh họa cấu trúc sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp ngoài nhà nước với ngân hàng. Ví dụ như NHTMCP Kỹ Thương (Techcombank) được sở hữu bởi hai Tập đoàn là Masan (7,2%), Eurowindow (19,7%) và ngân hàng HSBC (19,6%). Còn hai Ngân hàng Nam Việt và Phương Tây có cùng chủ sở hữu là Công ty Cổ phần Năng lượng Sài Gòn Bình Định.

Điều đáng nói ở mối quan hệ sở hữu này là việc Chính phủ là chủ sở hữu của DNNN đồng thời lại là cổ đông chi phối của các NHTMNN nên khi phải cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của mình thì NHTMNN sẽ xin phê duyệt của Chính phủ và NHNN để được phép không phải tuân thủ quy định này. Ví dụ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng ba NHTMNN là VCB, BIDV và Agribank đều thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, Chính phủ chỉ định các ngân hàng này cho vay dự án của EVN. Do quy mô dự án quá lớn nên Chính phủ cho phép các ngân hàng cho vay vượt 15% vốn tự có. Để cho vay một khách hàng 10.500 tỷ đồng, vốn tự có của ngân hàng phải đạt 70.000 tỷ đồng, trong khi tại Việt Nam chưa có NHTM nào vốn tự có đạt trên 30.000 tỷ đồng. Hay trường hợp của của Vinashin, với sự cho phép của Chính phủ, riêng BIDV đã cho Vinashin vay tới 6.600 tỷ đồng vượt 15% vốn tự có của ngân hàng (tại thời điểm 31/12/2011 vốn của BIDV là 24.000 tỷ đồng).

5%3

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu sở hữu chéo giữa DNNN và NHTM

Viettel 10% NH Ngoại thương VN (Vietcombank) 11% NH No&PTNT VN (Agribank) 1 5,3%4 Vinalines 12,5% Tân Cảng 5,7% SG Trực thăng VN 7,2% NH Quân Đội 8,9% NH Hàng Hải (Maritime Bank) 10,2% NH Bưu Điện Liên Việt 9,9% 6%11 VNPT EVN 25,4% NH An Bình 2,4% NH Phát triển Mê Kông 15% Him Lam 10 Geleximco 8,3% Maybank 20% Gemadept Temasek Holdings 7,1% NH Tiên Phong 16,9% FPT TKV 9,3% 9,3% NH Sài Gòn - Hà Nội Doji 20% 10% Vinare TĐ Cao Su VN 6,9% NH

Đại Dương NH Dầu Khí Toàn Cầu 5,8%12 TĐ

T&T 8,4% 20% 20% 3,2%

13 6,1%10

Dệt May VN 13,2% Nam Việt NH

TĐ Đại

Dương NH Đông Nam Á (SeABank) 1,5% 14 Petro Việt Nam Năng Lượng SG- Bình Định 11,9% 9,8% NH

Phương Tây Générale Société

20% NH Xăng Dầu Petrolimex 40% Petrolimex 10% Tín Nghĩa 14,4%16 NH Đại Á 10,8% NH ACB 17 NH Kỹ Thương SSI XSKT Đồng Nai 5,8% NH Bảo Việt 9,9% TĐ CMC 7,2% Eurowindow Holding (Techcombank) 2,7% 19,6% 19,7% HSBC Vinamilk 8% 52% TĐ Bảo Việt VN Airlines TĐ Masan

3.3. Nguyên nhân hình thành và gia tăng sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam

Những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến sở hữu chéo, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cũng như những tác động tiêu cực của sở hữu chéo đối với nền kinh tế đang được xã hội rất quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sở hữu chéo (Đỗ Đức Sơn, 2012), tuy nhiên luận văn tập trung phân tích ba nguyên nhân chính được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiện tượng tiêu cực này tại Việt Nam trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam002 (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)