ngân hàng
Ngoài những vấn đề cơ bản liên quan đến cơ cấu sở hữu của hệ thống ngân hàng được đề cập như trên, một lý do quan trọng cho vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng là do những thiếu sót và lỗ hổng của pháp luật. Quyền sở hữu chồng chéo phát sinh phần lớn từ Nghị định 141 về vốn pháp định. Quyền sở hữu không rõ ràng và không tuân thủ các giới hạn tín dụng, góp vốn một phần là do quy định chưa rõ ràng và phù hợp về người có liên quan và công bố thông tin. Mặc dù cơ quan quản lý đã có những nỗ lực rất lớn để sửa đổi quy định theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên cần phải có những thay đổi tích cực hơn nữa để xử lý triệt để những ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Đánh giá ngân hàng dựa trên hệ số CAR thay vì dựa trên vốn điều lệ như hiện
nay
Trước khi NHNN ban hành Thông tư 36, tiêu chuẩn về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư 13, Thông tư 19 (sửa đổi Thông tư 13) và Thông tư 22 (sửa đổi Thông tư 13 và 19). Phương pháp tiếp cận của Thông tư 13 chủ yếu dựa trên Basel I (1988) và có một phần của Basel II (2004), trong khi đó các tiêu chuẩn mới nhất tại Basel III (2010) được đánh giá là rất quan trọng và đã được áp dụng tại nhiều quốc gia như Singapore, Thailand, Philipines và Malaysia (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2013). Đến năm 2014, NHNN mới có những sửa đổi những quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD thông qua việc ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN đang dần tiếp cận với chuẩn mực của Basel II. Rõ ràng, việc nâng cấp các tiêu chuẩn an toàn là rất quan trọng và cần phải được thực hiện theo ngay cả khi hệ thống ngân hàng không phát sinh những tín hiệu mất an toàn. Mặc dù việc áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn có thể làm tăng chi phí tuân thủ cho các ngân hàng và tăng áp lực giám sát các ngân hàng của NHNN, nhưng so với chi phí phá sản hoặc chi phí xử lý các cuộc khủng hoảng tài chính do không tuân thủ thì chi phí này là cần thiết.
Quyền sở hữu chồng chéo, phức tạp đã vô hiệu hóa được quy định ngân hàng an toàn và góp phần gây ra rủi ro trong hệ thống ngân hàng, và cho thấy các quy định hiện
hành bị vô hiệu hóa trong việc giám sát hoạt động ngân hàng. Do đó, quy định bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng cần phải được chỉnh sửa phù hợp hơn. Trong phần phân tích nguyên nhân dẫn đến sở hữu chéo đã chỉ ra rằng yêu cầu này đã góp phần tạo ra những vấn đề cho hệ thống ngân hàng hiện nay. Các yêu cầu về vốn pháp định trong Nghị định 141 vẫn có ý nghĩa về bảo đảm an toàn và năng lực của các định chế tài chính nhưng thực tiễn quốc tế cũng cho thấy rằng sức khỏe của một ngân hàng không được tính bằng vốn chủ sở hữu trên những con số tuyệt đối, quan trọng hơn là vốn chủ sở hữu cần được so sánh với tài sản và nợ phải trả của ngân hàng. Nói cách khác, một NHTM mà không đáp ứng được các yêu cầu về vốn pháp định 3.000 tỷ đồng theo pháp luật hiện hành có thể không hẳn là có năng lực tài chính yếu. Điều đó ngụ ý rằng Chính phủ không nên “nâng cấp” hệ thống ngân hàng với một quy định tương tự như Nghị định 141 trong tương lai; thay vào đó, cách tiếp cận này cần được thay đổi theo hướng Basel II và Basel III. Thực tế cho thấy, một số ngân hàng có CAR cao như trên 30% đang thực sự phải đối mặt với khó khăn thanh khoản nói riêng và tài chính nói chung. Nó không phải là vì CAR không phản ánh được vấn đề trên mà đúng hơn là do quy định về CAR tại Thông tư 13 trước đây có những bất cập và cần phải được sửa đổi, và cách tính toán hệ số CAR là không đáng tin cậy và chưa tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế.
Do đó, NHNN cần phải nhanh chóng sửa đổi quy định về tính toán hệ số CAR, và xác minh tính toán CAR của các ngân hàng. Liên quan đến CAR, yêu cầu 9% vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản rủi ro vẫn còn hiệu lực trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, điều quan trọng là để tinh chỉnh quy định này, cụ thể là, giới hạn an toàn trên vốn cấp 1 và vốn cấp 2 theo tinh thần của Basel II, bao gồm cả các sửa đổi trong Basel III, nên được thực hiện.
Nhanh chóng cải thiện tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng theo tinh
thần của Basel II và hướng tới Basel III
Cải thiện các quy định về bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng không chỉ nhằm mục đích làm giảm động lực hình thành sở hữu chéo giữa các ngân hàng và giữa các ngân hàng với doanh nghiệp, mà còn giúp hệ thống ngân hàng từng bước tiếp cận các tiêu chuẩn an toàn tốt hơn, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Một khi các ngân hàng đã đáp ứng được các yêu cầu của về an toàn hoạt động, tác động tiêu cực của sở hữu chéo sẽ được giảm, thậm chí mặt tích cực của sở hữu chéo được phát huy tác dụng. Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy sở hữu chéo trong hệ thống
ngân hàng Nhật Bản đã đóng một vai trò tích cực và đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu của chính sách công nghiệp trong giai đoạn 1950 – 1970. Tuy nhiên, chính sách kinh tế và điều kiện thể chế hiện nay ở Việt Nam và Nhật Bản khác nhau. Việt Nam không nhất thiết phải đi trên con đường công nghiệp hóa hay thiết kế hệ thống tài chính giống như Nhật Bản. Thay vào đó, những gì cần phải được thực hiện ngay bây giờ là cải thiện các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động kịp thời để tạo cơ sở pháp lý cho việc giám sát và thanh tra ngân hàng và tạo thành cơ sở kỹ thuật cho việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng hiệu quả.
Xác định vốn chủ sở hữu chính xác
Như đã trình bày, sở hữu chéo có thể tạo ra vốn ảo trong các ngân hàng, gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác năng lực tài chính của ngân hàng, đặc biệt là vốn chủ sở hữu thực sự. Vốn chủ sở hữu là một cơ sở quan trọng để tính toán các hệ số an toàn khác như hạn mức tín dụng, hạn mức tăng trưởng tài sản (thông qua CAR), và giới hạn góp vốn, mua cổ phần. Nếu vốn chủ sở hữu không được tính toán chính xác, tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn khác dựa trên vốn chủ sở hữu là không có giá trị. NHNN cần thực hiện kiểm toán và điều chỉnh, nếu có, các giá trị thực của vốn chủ sở hữu và các quỹ để đánh giá năng lực vốn chủ sở hữu thực tế của từng ngân hàng.
Bên cạnh đó, NHNN cần phải tính chất dài hạn của vốn chủ sở hữu. Theo quy định các tổ chức, cá nhân không được phép sử dụng vốn ủy thác hoặc vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn vào ngân hàng. Quy định nàycó liên quan đến loại bỏ việc sử dụng các nguồn vốn không ổn định, tạo nên vốn chủ sở hữu ngân hàng. NHNN cần phải tập trung vào việc xác định vốn chủ sở hữu đến từ vốn uỷ thác và các khoản cho vay các cá nhân, tổ chức để mua cổ phiếu ngân hàng vượt quá một tỷ lệ nhất định phải được loại bỏ khỏi vốn chủ sở hữu ngân hàng. Khi kiểm toán vốn chủ sở hữu, trong trường hợp giảm vốn phát sinh, ngân hàng đã phải tính toán lại tỷ lệ của nó dựa trên vốn chủ sở hữu mới và có những kế hoạch đã được phê duyệt bởi NHNN để tăng vốn chủ sở hữu và/hoặc giảm tài sản và các tiêu chí hạn chế khác để bảo đảm tỷ lệ an toàn hoạt động theo yêu cầu của pháp luật.