Thực hiện thoái vốn và tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam002 (Trang 68 - 69)

doanh cốt lõi

Do nắm giữ cổ phần của các ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng vay vốn từ NHTM mà họ sở hữu. Vì vậy để loại bỏ tác động tiêu cực của sở hữu chéo đến an toàn hoạt động của NHTM, Chính phủ cần yêu cầu các doanh nghiệp và ngân hàng đang nắm giữ cổ phần của các NHTMCP phải thoái vốn, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Điều này sẽ góp phần hạn chế những khoản cho vay, đầu tư theo quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Đồng thời, thoái vốn là một trong những cách giúp doanh nghiệp và ngân hàng nâng cao năng lực tài chính vì nó giúp các doanh nghiệp giảm đi rủi ro đầu tư ngoài ngành, giảm chi phí trích lập rủi ro đầu tư tài chính, góp phần giảm sở hữu chéo. Thời gian qua, do sự chỉ định của Chính phủ và sức ép của dư luận mà các doanh nghiệp đều tuyên bố thoái vốn của mình ở các doanh nghiệp khác. Đặc biệt, Chính phủ bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước phải thoái vốn ở các ngân hàng và giữa các ngân hàng với nhau cũng phải tiến hành thoái vốn. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp này đều trì hoãn việc thoái vốn với lý do là điều kiện thị trường không thuận lợi, không tìm được đối tác nhận chuyển nhượng cổ phần nên việc thoái vốn còn diễn ra khá chậm chạp. Thực tế thì vấn đề này không dễ dàng thực hiện bởi nó liên quan đến lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm của một số nhóm trong doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể, đồng thời có những biện pháp hỗ trợ cũng như chế tài thì mới có thể thực hiện triệt để được biện pháp này.

Hiện nay, công ty chứng khoán của ACB đã thoái hết vốn 1,14 triệu cổ phiếu EAB, 11 triệu cổ phiếu Techcombank, 2,2 triệu cổ phiếu VPBank, hơn 4,7 triệu cổ phiếu OCB. BIDV đã thoái hết vốn góp của mình tại Ngân hàng liên doanh VID Public. Cuối năm 2014, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho NHNN đứng ra sắp xếp việc bán số EVN tại ABBank, dự kiến trong năm 2015 sẽ có phương án xử lý số cổ phần này. Tháng 10/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng cho biết đã có phương án thoái vốn đối với OceanBank và PVcombank, dự kiến PVN sẽ thu về khoảng 5.000 tỷ đồng từ hai thương vụ này. Còn với PVcombank, đến nay, PVN vẫn chưa tìm được đối tác mua lại số cổ phần mà họ đang nắm giữ, thời hạn chót PVN phải bán số lượng cổ phần tại ngân hàng này là 31/12/2015. VNPT cũng đang loay hoay với số cổ phần tại MaritimeBank với lý do chưa tìm được nhà đầu tư mua lại. Tập đoàn Than – Khoán sản Việt Nam cũng cho biết khó tìm được nhà đầu tư để mua lại cổ phần tại SHB (Nguyễn Hiền, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam002 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)