Sau khi thực hiện ước lượng mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết, có thể thấy rằng cấu trúc sở hữu chéo giữa các ngân hàng là một trong những nguyên nhân tăng trưởng dư nợ cho vay và nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả đã kiểm định những lý thuyết, phân tích định tính về tác động tiêu cực của sở hữu chéo đối với hệ thống ngân hàng nước ta nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Có thể thấy rằng, tình hình sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng phức tạp và khó xác định được chủ sở hữu cuối cùng của một ngân hàng. Trong năm vừa qua, NHNN đã có những biện pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng sở hữu chồng chéo giữa các NHTM nước ta. Kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp bằng chứng thực nghiệm và là cơ sở vững chắc để đưa ra những chính sách nhằm giải quyết thực trạng này một cách triệt để và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, qua kết quả định lượng cũng chỉ ra rằng dư nợ cho vay kỳ trước, các đặc điểm của ngân hàng như quy mô, nợ xấu, an toàn vốn, huy động và tình hình kinh tế vĩ mô là nhân tố quyết định tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay. Còn trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc NPL cho thấy, bên cạnh cấu trúc sở hữu của ngân hàng thì các biến kiểm soát thuộc về yếu tố nội tại của ngân hàng như tăng trưởng dư nợ, nợ xấu kỳ trước, huy động, lợi nhuận có ảnh hưởng đến nợ xấu. Kết quả hồi quy mặc dù không như kỳ vọng nhưng cũng đã phần nào phản ánh đúng tình hình thực tế của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Đồng thời, kết quả hồi quy với ROE cho thấy sở hữu chéo không tác động trực tiếp đến khả năng sinh lời, nhưng tác động gián tiếp thông qua rủi ro tín dụng, hay nói các khác sở hữu chéo làm tăng rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng sẽ có tác động tiêu cực đến lợi nhuận, hay nói cách khác là xói mòn lợi nhuận của ngân hàng.
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Chương 4 giới thiệu phương pháp nghiên cứu và trình bày mô hình được sử dụng để phân tích tác động của sở hữu chéo đến cho vay của các NHTM Việt Nam. Luận văn sử dụng mô hình định lượng để kiểm định các phân tích định tính trong Chương 3 và phân tích các yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM trong nước. Mô hình sử dụng để phân tích được tham khảo từ các mô hình khác nhau trong các bài nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước. Tác giả đưa ra 3 nhóm nhân tố có tác động đến hoạt động cho vay của các NHTM gồm nhóm nhân tố về cấu trúc sở hữu, nhóm nhân tố nội tại của ngân hàng và nhóm các nhân tố vĩ mô. Với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, mặc dù cho kết quả không như kỳ vọng nhưng cũng đã kiểm chứng
được tác động của sở hữu giữa các ngân hàng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM làm cơ sở cho những gợi ý chính sách ở chương tiếp theo.
Chương 5, chương kết luận của luận văn, trình bày ngắn gọn kết quả của câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết và kết quả thực nghiệm. Các kết quả này là cơ sở để đưa ra các gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng trong mục tiêu giảm sở hữu chéo và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong các NHTM Việt Nam.
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận
Từ cuối năm 2006, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu tăng tốc. Thị trường chứng khoán đã chứng kiến một sự bùng nổ để chuẩn bị cho những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được nâng cấp lên tập đoàn kinh tế và cho phép mở rộng kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành tài chính – ngân hàng. Trong khi đó, làn sóng chuyển đổi các ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị và việc thành lập các ngân hàng mới dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cũng kể từ cuối năm 2006, Chính phủ đã nhận thấy sự cần thiết cho các ngân hàng mạnh để đáp ứng các yêu cầu về hội nhập và cạnh tranh. Điều này dẫn đến việc ban hành Nghị định 141 về yêu cầu vốn pháp định đối với định chế tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính và chuẩn bị cho việc hội nhập kinh tế và thực hiện các cam kết quốc tế.
Sự tăng trưởng nóng của hệ thống ngân hàng cả về số lượng và vốn cùng với những khoản trống pháp lý lúc bấy giờ đã góp phần vào sự gia tăng sở hữu chéo trong các NHTM Việt Nam. Các bất ổn của hệ thống ngân hàng liên tiếp bộc lộ trong giai đoạn 2006 – 2011 và ngày càng thể hiện rõ hơn từ năm 2008 đến nay. Hiện tại, sở hữu chéo ở Việt Nam có thể chia thành 6 nhóm khác nhau, trong đó có 3 nhóm tích cực là sở hữu của các NHTMNN và NHTM nước ngoài tại các NHLD; cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM, cả nhà nước lẫn cổ phần; cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ, và 3 nhóm tiêu cực gồm sở hữu của các NHTMNN tại các NHTMCP; sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP; sở hữu NHTMCP bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân. Sở hữu chéo đã giúp các ngân hàng lách các quy định về vốn, giới hạn tín dụng, và quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Thậm chí, một số nhóm lợi ích đã sử dụng sở hữu chéo để chi phối ngân hàng, gây bất ổn thị trường tài chính.
Luận văn nghiên cứu về sở hữu chéo của NHTM Việt Nam nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu là: (i) Cấu trúc sở hữu chéo tại các NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào, và (ii) Cấu trúc sở hữu chéo ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
trong giai đoạn 2010 – 2014, luận văn đã phân tích cấu trúc sở hữu của các NHTM từ đó cho thấy sở hữu chéo hiện đang phổ biến trong toàn hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn đã sử dụng phương pháp hồi quy mô-men tổng quát (GMM) cho dữ liệu bảng để phân tích thực nghiệm tác động của sở hữu chéo đến cho vay. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng cấu trúc sở hữu chéo giữa các ngân hàng là một trong những nguyên nhân tăng trưởng dư nợ cho vay và nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn nghiên cứu.
Trên cơ sở của các phân tích này, luận văn đề ra các hàm ý chính sách nhằm giảm sở hữu chéo thông qua hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nâng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư ngoại và thực hiện thoái vốn đối với các doanh nghiệp, ngân hàng đang sở hữu ngân hàng. Ngoài ra, luận văn còn đề xuất một số khuyến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm mục tiêu quản lý tốt hơn tình trạng sở hữu chéo nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Nội dung chi tiết của các khuyến nghị này được trình bày rõ hơn ở mục 5.2 dưới đây.
5.2. Hàm ý chính sách
Từ thực trạng sở hữu chéo của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như dựa trên kết quả thực nghiệm đã phân tích ở các chương trước, luận văn đưa ra các khuyến nghị để giảm sở hữu chéo và loại trừ tác động tiêu cực, cũng như quản lý có hiệu quả hiện tượng sở hữu chéo.
5.2.1. Các khuyến nghị nhằm giảm sở hữu chéo
5.2.1.1. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ bao gồm các hoạt động: giải thể một số ngân hàng yếu kém, tiến hành sáp nhập một số ngân hàng yếu hơn vào ngân hàng khoẻ mạnh, và củng cố lại hoạt động của các ngân hàng còn lại trong hệ thống để đảm bảo rằng sau khi tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng sẽ hoạt động an toàn hơn và hiệu quả hơn. Khác với việc xử lý một ngân hàng yếu kém trong thời kỳ bình thường, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đòi hỏi một kế hoạch đồng bộ và dài hạn, bao gồm trình tự xử lý cũng như xây dựng các kịch bản dự phòng cho các tình huống xấu nhất, để sao cho trong quá trình tái cấu trúc, hoạt động thanh toán và hoạt động tín dụng của hệ thống không bị ảnh hưởng.
Trong số những biện pháp nêu trên thì tái cấu trúc thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) có thể giảm sở hữu chéo. Những ngân hàng có cùng một chủ sở hữu sẽ phải được gom về một chủ để dễ dàng quản lý, hoặc sáp nhập các ngân hàng
nhỏ vào các ngân hàng lớn hơn để nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Tình huống hợp nhất 3 ngân hàng Tín Nghĩa, Đệ Nhất và SCB, hoặc Habubank sáp nhập vào SHB và hàng loạt các trường hợp sáp nhập khác trong năm 2013 – 2014 là minh chứng cho thấy giải pháp này khả thi.
Tuy nhiên, có một số vấn đề mà Chính phủ cần thực hiện để đảm bảo hiệu quả của quá trình tái cấu trúc. Thứ nhất, minh bạch hóa trong quá trình thực hiện các giao dịch mua bán sáp nhập các ngân hàng. Khi hoàn thành giao dịch M&A, cần công bố thông tin về việc ai là người chủ sở hữu sau cùng của các ngân hàng. Thứ hai, NHNN cần đưa ra các văn bản pháp lý rõ ràng về các hoạt động mua bán nợ, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một yêu cầu rất quan trọng để đẩy nhanh việc giải quyết nợ xấu, nợ quá hạn trong thời gian tới. Thứ ba, Chính phủ cần hình thành một quỹ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy quá trình tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chắc chắn sẽ tốn kém. Vì lẽ đó, việc hình thành một quỹ tái cấu trúc riêng do Bộ Tài chính và NHNN cùng quản lý sẽ phù hợp hơn.
5.2.1.2. Xem xét tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư ngoại
Thực tế cho thấy, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2008 – 2009, hệ thống ngân hàng nước ta gặp nhiều biến động như nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống vô cùng căng thẳng, lãi suất huy động cao kéo theo lãi suất cho vay cao nhưng các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi những tác động này. Không những vậy, các ngân hàng nước ngoài ngày càng phát triển, chẳng hạn như trường hợp của Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC Việt Nam được thành lập năm 2009 đến năm 2014 mạng lưới đã mở rộng với 1 Sở giao dịch, 6 Chi nhánh, 8 Phòng giao dịch, 1 Quỹ tiết kiệm và 2 văn phòng đại diện tại Việt Nam, trong khi đó số lượng các ngân hàng Việt Nam đang giảm do tác động của việc sáp nhập, hợp nhất. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam là các ngân hàng lớn của các quốc gia đang phát triển, có nhiều ngân hàng thuộc các tập đoàn tài chính đa quốc gia.
Hiện nay, theo quy định thì tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, trong lộ trình tổng thể hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như căn cứ trên các thoả thuận, cam kết mở cửa tại các hiệp định thương mại song phương và đa phương đối
với từng ngành, lĩnh vực... nhằm như tạo môi trường chính sách thuận lợi, thông thoáng, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài, thành công tại Việt Nam nên vấn đề nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại NHTM cũng cần được xem xét. Bên cạnh đó, việc tăng giới hạn về tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư ngoại vào các ngân hàng Việt Nam giúp các ngân hàng tăng tiềm lực tài chính, đặc biệt là về vốn nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, trước mắt là Basel. Với tiềm lực tài chính tăng thêm, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng cũng vì thế sẽ tăng lên đáng kể và quan trọng hơn cả sự tham gia của một ngân hàng nước ngoài vào một ngân hàng Việt Nam với một tỷ lệ sở hữu thích hợp có thể làm giảm sở hữu chéo cũng như đóng góp nhiều hơn trong việc xây dựng chiến lược phát triển bao gồm cả việc xử lý nợ xấu của ngân hàng nội.
5.2.1.3. Thực hiện thoái vốn và tập trung vào hoạt động kinh
doanh cốt lõi
Do nắm giữ cổ phần của các ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng vay vốn từ NHTM mà họ sở hữu. Vì vậy để loại bỏ tác động tiêu cực của sở hữu chéo đến an toàn hoạt động của NHTM, Chính phủ cần yêu cầu các doanh nghiệp và ngân hàng đang nắm giữ cổ phần của các NHTMCP phải thoái vốn, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Điều này sẽ góp phần hạn chế những khoản cho vay, đầu tư theo quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Đồng thời, thoái vốn là một trong những cách giúp doanh nghiệp và ngân hàng nâng cao năng lực tài chính vì nó giúp các doanh nghiệp giảm đi rủi ro đầu tư ngoài ngành, giảm chi phí trích lập rủi ro đầu tư tài chính, góp phần giảm sở hữu chéo. Thời gian qua, do sự chỉ định của Chính phủ và sức ép của dư luận mà các doanh nghiệp đều tuyên bố thoái vốn của mình ở các doanh nghiệp khác. Đặc biệt, Chính phủ bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước phải thoái vốn ở các ngân hàng và giữa các ngân hàng với nhau cũng phải tiến hành thoái vốn. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp này đều trì hoãn việc thoái vốn với lý do là điều kiện thị trường không thuận lợi, không tìm được đối tác nhận chuyển nhượng cổ phần nên việc thoái vốn còn diễn ra khá chậm chạp. Thực tế thì vấn đề này không dễ dàng thực hiện bởi nó liên quan đến lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm của một số nhóm trong doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể, đồng thời có những biện pháp hỗ trợ cũng như chế tài thì mới có thể thực hiện triệt để được biện pháp này.
Hiện nay, công ty chứng khoán của ACB đã thoái hết vốn 1,14 triệu cổ phiếu EAB, 11 triệu cổ phiếu Techcombank, 2,2 triệu cổ phiếu VPBank, hơn 4,7 triệu cổ phiếu OCB. BIDV đã thoái hết vốn góp của mình tại Ngân hàng liên doanh VID Public. Cuối năm 2014, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho NHNN đứng ra sắp xếp việc bán số EVN tại ABBank, dự kiến trong năm 2015 sẽ có phương án xử lý số cổ phần này. Tháng 10/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng cho biết đã có phương án thoái vốn đối với OceanBank và PVcombank, dự kiến PVN sẽ thu về khoảng 5.000 tỷ đồng từ hai thương vụ này. Còn với PVcombank, đến nay, PVN vẫn chưa tìm được đối tác mua lại số cổ phần mà họ đang nắm giữ, thời hạn chót PVN phải bán số lượng cổ phần tại ngân hàng này là 31/12/2015. VNPT cũng đang loay hoay với số cổ phần tại MaritimeBank với lý do chưa tìm được nhà đầu tư mua lại. Tập đoàn Than – Khoán sản Việt Nam cũng cho biết khó tìm được nhà đầu tư để mua lại cổ phần tại SHB (Nguyễn Hiền, 2015).
5.2.2. Một số khuyến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước
5.2.2.1. Tăng cường vai trò giám sát thị trường và hệ thống