Nguồn vốn đầu tưn ước ngoài

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 40 - 41)

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cả nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.

Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (International Capital Flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu hiện cụ thể của quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng chảy từ

nhập thấp đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra dưới nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất luân chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau:

2.3.2.1. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Nguồn vốn ODA (Official Development Assistance): Là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (nhà nước hay địa phương) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế

viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này.

Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. ODA mang tính ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vay tương đối lớn, bao giờ cũng có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%.

- ODA được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc đa phương.

+ Các tổ chức viện trợ song phương thường là chính phủ các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Úc…

2.3.2.2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự

án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới,

đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)