Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đầu tư phát triển công nghiệp của nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 64 - 65)

3.1. Những điều kiện thuận lợi, khó khăn và chính sách của nước CHDCND Lào có ảnh hưởng đến đầu tư phát triển công nghiệp Lào có ảnh hưởng đến đầu tư phát triển công nghiệp

3.1.1. Điu kin t nhiên có nh hưởng đến đầu tư phát trin công nghip ca nước CHDCND Lào nước CHDCND Lào

Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) được thành lập từ

ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở giữa bán đảo Đông Dương, không tiếp giáp với biển, có biên giới chung với 5 nước láng giềng, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp với Campuchia, phía Đông giáp với Việt Nam, phía Tây Nam giáp với Thái Lan và phía Tây Bắc giáp với Myanma.

Lào có tổng diện tích 236,800 Km2, có chiều dài từ Bắc đến Nam là 1,799 Km và chiều rộng từ 100-400 Km. Do những nét địa hình trên đây, có thể phân nước Lào thành ba vùng lớn: Vùng miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Miền Bắc nói chung là một vùng đồi núi trùng điệp, bình độ tương đối cao, địa hình hiểm trở và chia cắt, có nhiều thung lũng. Vùng này đi lại rất khó khăn. Miền Trung và miền Nam tương đối thấp hơn, ít núi hơn, có đồng bằng và thung lũng rộng hơn, giao lưu, giao dịch thuận lợi hơn.

Về khí hậu, nước Lào nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, do vậy khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm là chủ yếu. Mặt khác, do lãnh thổ

Lào kéo dài theo hướng kinh tuyến, có địa hình đa dạng và lại nằm sâu trong lục địa nên khí hậu không thuần nhất từ Bắc đến Nam, từ vùng đồng bằng đến vùng cao nguyên miền núi. Tuy nhiên, do khối lượng không khí có độ dày lớn và ảnh hưởng có tính liên tục từ các nước xung quanh, nên Lào trong một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với gió mùa Tây Nam nóng ẩm từ Ấn Độ Dương thổi qua địa phận Thái Lan, mùa khô bắt đầu từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông Bắc khô lạnh. Lượng mưa trung bình khoảng 1600 - 1800 mm/năm và nhiệt độ trung bình từ 220C đến 420C.

CHDCND Lào là một nước có đất đai tương đối rộng và phong phú, khí hậu tương đối ẩm phù hợp với các loại cây công nghiệp. Địa hình ở Lào có những nét đặc biệt, núi cao tập trung ở miền Bắc và miền Đông, núi thấp dần khi xuống phía nam,

tương đối đồng đều, mang nhiều đặc điểm của sông suối vùng núi, lắm thác, nhiều ghềnh, mặt khác lại là điều kiện thuận lợi quan trọng để xây dựng các công trình thuỷ điện và thuỷ lợi.

Lào có tiềm năng rất lớn về việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp, trồng rừng

để làm giấy hoặc để chế biến gỗ và những sản phẩm từ gỗ. Tài nguyên khoáng sản tại Lào đặc biệt phong phú, như các mỏ sắt, than đá, bôxít, đồng, ka li, vàng, chì, kẽm, thạch anh, thạch cao, đá vôi… có quy mô công nghiệp, có một số mỏ quan trọng với quy mô lớn, có thể cho phép phát triển công nghiệp cơ bản như công nghiệp thép,

đồng, nhôm, xi măng…

Lào có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là thuỷ năng, các nguồn khoáng sản như vàng, thạch cao, thiếc, sắt, kali, than... Diện tích rừng tự nhiên còn lớn và phong phú.

CHDCND Lào có vùng núi và đồng bằng từ Bắc đến Nam, chính vì vậy nước CHDCND Lào có nhiều sông suối thích hợp với công trình thuỷ điện và thuỷ lợi. Theo nghiên cứu khảo sát CHDCND Lào có tiềm năng về thuỷ điện khoảng 23000 MW. Do đó Lào có chính sách phát triển thủy điện để Lào trở thành một nước có nguồn cung cấp điện lớn cho các nước ASEAN. Hệ thống sản xuất và cung cấp năng lượng đã được đầu tư như nhiều công trình thuỷ điện lớn nằm từ Bắc đến Nam như

công trình thuỷ điện Nam Theun II (Miền Trung) có công suốt 1080 MW, công trình nhà máy nhiệt điện Hông Sá (miền Bắc) có công suốt hơn 1000 MW, và hơn 15 công trình thuỷ điện đang xây dựng, hệ thống đường dây tải điện 500 KV Bắc, Trung, Nam để cung cấp đủ năng lượng điện cho sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu điện.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)