Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 113 - 120)

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có nhiều nhưng trước hết là do nguyên nhân chủ quan, mặc dù đã được chỉ ra song chưa được khắc phục tốt. Đầu tư

phát triển công nghiệp của nước CHDCND Là vẫn chưa đạt được các yêu cầu như

mong muốn xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Công tác quy hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp chất lượng chưa cao, chưa tạo được cơ chế kết hợp trong đầu tư phát triển công nghiệp.

Quy hoạch ngành công nghiệp, nhóm sản phẩm công nghiệp của Lào nhiều nội dung còn thiếu “chất” thị trường. Các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp như thị

trường, điều kiện tài nguyên, môi trường, vốn, cơ chế, chính sách... thường phân tích sơ

sài, dự báo chưa có độ tin cậy cao. Từđó, đầu tư phát triển chưa tập trung hình thành cơ

cấu sản phẩm công nghiệp, tăng sức cạnh tranh và phát huy lợi thế từng ngành sản xuất công nghiệp. Các dự báo về tiến bộ khoa học - công nghệ, dự báo về diễn biến kinh tế

của các nước trong khu vực, quốc tế và nhất là dự báo vềđiểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để từđó dự báo yêu cầu cạnh tranh đối với sản phẩm, doanh nghiệp công nghiệp của Lào còn chưa được coi trọng.

Việc cung cấp thông tin phục vụ quy hoạch không thống nhất từ một nguồn, không đầy đủ, chưa cập nhật kịp thời. Công tác theo dõi thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch hoạt động không thường xuyên. Quá trình triển khai thực hiện đầu tư

theo quy hoạch thiếu sự chỉđạo thống nhất, chưa có cơ chế kiểm tra của các cơ quan chức năng dẫn đến đầu tư trùng lặp, lãng phí, cạnh tranh gây bất lợi lẫn nhau giữa Lào với các nước khác, làm hạn chế đầu tư phát triển công nghiệp. Chưa có cơ chế phối hợp, trao đổi, tham khảo ý kiến của các nước, khi thiết lập quy hoạch phát triển công nghiệp của nước. Đầu tư phát triển công nghiệp chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển ngành.

+ Công tác quản lý đầu tư còn nhiều hạn chế

Các thủ tục đầu tư như thẩm định dự án, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, nhất là khâu thẩm định công nghệ (chất lượng, thế hệ kỹ thuật, giá cả), giải ngân... vẫn còn rườm rà, công tác giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Công tác tư vấn cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chưa

được chú trọng. Các đơn vị làm công tác tư vấn ít, nhất là trong khâu tư vấn lập dự án

đầu tư phát triển công nghiệp, lựa chọn công nghệ.

Một số chủ trương đầu tư chưa xuất phát từ quy hoạch và chưa gắn với thị

trường. Công tác chuẩn bị dự án đầu tư chưa tốt, chất lượng các báo cáo tiền khả thi, khả thi chưa cao. Công tác thẩm định dự án chưa kỹ, ra quyết định đầu tư thiếu chuẩn xác đã dẫn đến một số cơ sở sản xuất công nghiệp không có hiệu quả. Công tác quản lý trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án chưa tốt làm kéo dài thời gian thi công, công trình chậm đưa vào khai thác gây lãng phí dẫn đến vốn đầu tư cả giai đoạn xây dựng và vận hành sản xuất cũng đều thấp vì sản phẩm đưa ra thị trường không kịp thời làm mất cơ hội thắng thế trong cạnh tranh.

+ Công nghệ sản xuất chậm được đổi mới, công nghệ nhận chuyển giao còn nhiều bất cập. Đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt, nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít so với yêu cầu

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ chưa được đầu tư để hình thành một hệ thống các cơ quan nghiên cứu triển khai đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệđáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của ngành công nghiệp. Chưa có sự gắn kết giữa các tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học-công nghệ với cơ sở sản xuất nên doanh nghiệp thiếu cơ hội hợp tác và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật. Đa số doanh nghiệp phải tự thân định hướng nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ, chưa nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ

các tổ chức khoa học-công nghệ.

Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp của Lào không có phương hướng, chiến lược kinh doanh rõ ràng, chính xác. Việc đầu tưđổi mới công nghệ xuất phát từ

mong muốn và suy nghĩ chủ quan của lãnh đạo doanh nghiệp nhiều hơn là từ phân tích

công nghệ còn hạn chế. Chưa tiếp cận thông tin đầy đủ về công nghệ dẫn đến khả năng lựa chọn công nghệ trong đầu tư phát triển công nghiệp bị hạn chế nên đôi khi đầu tư

vào công nghệ lạc hậu, lỗi thời dẫn đến chi phí cao, chất lượng thấp. Mặt khác, thiếu vốn dẫn đến cách suy nghĩ trong đổi mới công nghệ còn bị hạn chế theo kiểu chắp vá. Mục tiêu đổi mới công nghệ không toàn diện mới chỉ nhằm chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất mà chưa tính đầy đủđến chi phí.

Chính công nghệ lạc hậu đã dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Cuối cùng, là sản phẩm được sản xuất ra không thoả mãn nhu cầu thị trường về giá cả, chất lượng dẫn đến sản phẩm hàng hoá tiêu thụ chậm, lượng tồn kho lớn. Trong sản xuất, chưa quan tâm đến quản lý chất lượng. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp của Lào nhận biết được tầm quan trọng của việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng mới như ISO9000, ISO9001 nhưng sợ tốn kém, mất ổn định, làm thay đổi cả một phương pháp quản lý truyền thống đã tạo dựng từ lâu. Một bộ phận doanh nghiệp chưa nhận thức được áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng là con đường dẫn tới giảm chi phí, đầu tư được nâng lên mặc dầu

đây là mục tiêu doanh nghiệp rất quan tâm.

Thực trạng nhân lực trong các doanh nghiệp của Lào cũng còn nhiều bất cập. Hiện tượng thừa thầy thiếu thợ phố biến ở nhiều doanh nghiệp. Rất nhiều thợ bậc cao, lành nghề đi tìm việc ở nước khác, hoặc được lãnh đạo doanh nghiệp cất nhắc, cho đi học để làm công tác quản lý, hoặc ra làm riêng vì vấn đề thu nhập. Năng lực quản lý,

điều hành tác nghiệp trong sản xuất kinh doanh của đội ngũ quản lý doanh nghiệp ở

Lảo còn nhiều bất cập. Thiếu nhân viên điều hành có kinh nghiệm, hầu hết các nhà quản lý đều không được đào tạo có hệ thống, sốđông được đào tạo, trưởng thành trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, phần lớn chưa được đào tạo lại theo chương trình huấn luyện hoàn chỉnh. Họ thiếu kinh nghiệm và năng lực cần thiết để điều hành doanh nghiệp trong nền kinh tế mở, theo cơ chế thị trường. Khả năng hoạt động giám sát thiết bị công nghệ mới vẫn còn hạn chế; hiểu biết, kỹ năng thao tác của các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật chưa cao.

Nhiều doanh nghiệp công nghiệp của Lào còn xem nhẹ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trông chờ, sử dụng lao động sẵn có trên thị trường để giảm chi

phí đào tạo. Nhiều cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và yêu cầu của công tác này trong việc đầu tư phát triển công nghiệp. Chưa nhận thức được những thiệt hại do thiếu quan tâm đến công tác đào tạo gây ra. Phần lớn các doanh nghiệp không có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Một số doanh nghiệp chỉ mới triển khai đào tạo theo kiểu giật gấu vá vai theo đòi hỏi của sản xuất trong từng thời kỳ. Những yếu kém trong đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền trình độ

chuyên môn, hiểu biết của người lao động về quản lý chất lượng và các hệ thống chất lượng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khả năng huy động nội lực cho nhiệm vụ đầu tư phát triển công nghiệp của Lào.

+ Tác dụng của cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thúc

đẩy đầu tư phát triển công nghiệp còn hạn chế

Các doanh nghiệp cần tổ chức thi công đảm bảo đúng tiến độ, từ giai đoạn xây dựng nhà xưởng đến khâu lắp đặt dây chuyền công nghệ. Điều đó, đòi hỏi vốn đầu tư

cần được cung ứng đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn để thực hiện các dự án đầu tưđổi mới công nghệ, chuyển

đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn gặp khó khăn trong việc vay vốn để đầu tư, nhất là đầu tư với quy mô lớn vì thiếu tài sản thế chấp.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Kế hoạch và đầu tư Lào, tình trạng thiếu vốn đầu tư còn bị trầm trọng hơn bởi các thủ tục thế chấp cho vay và giải ngân còn rườm rà, gây phiền nhiễu mà có nhiều trường hợp, do chậm trễ đã làm mất cơ hội đầu tư. Đặc biệt, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh rất khó tiếp cận với thị trường tài chính chính thức mà chủ yếu là huy động vốn từ thị trường tài chính phi chính thức nên rủi ro rất cao, làm giảm đầu tư.

Quy chế đấu thầu hạn ngạch, mặc dầu đang trong thời gian thử nghiệm, song

đã bộc lộ những bất cập cần khắc phục. Một số doanh nghiệp lớn, do có tiềm lực về

tài chính, muốn có nhiều hạn ngạch để tăng thị phần thường bỏ thầu thấp hơn giá bình thường và dự định sẽ bù lỗ bằng các mặt hàng khác. Hiện tượng này vô tình đã

đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến tình trạng mất thị trường, thiếu hạn ngạch, thiếu việc làm.

Công tác tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp rất hạn chế trong khi ở các nước có nền kinh tế phát triển đều chú trọng làm tốt công tác này ở cả tầm vi mô và vĩ

mô. Việc hỗ trợ về thông tin của các cơ quan quản lý, tư vấn cho doanh nghiệp chưa

đáp ứng yêu cầu. Số lượng các đơn vị làm công tác tư vấn ít, nhất là trong khâu tư vấn lập dự án.

Môi trường đầu tư vẫn còn nhiều rủi ro. Công nghiệp của Lảo còn chưa phát triển mạnh nên khối lượng hàng hoá xuất khẩu ít, cước phí, thời gian vận chuyển hàng hoá qua cảng cao, thời tiết khắc nghiệt... là những nguyên nhân quan trọng làm làm hạn chế không nhỏ tới kết quả sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp của Lào. Chính sách về huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển công nghiệp Lào chưa đủ sức hấp dẫn, đã hạn chế rất lớn khả năng huy động vốn trong các thành phần kinh tếđáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nhằm đầu tư.

Cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chủ yếu tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các ngành dịch vụ phục vụ tiêu dùng thông thường như nhà hàng, khách sạn, các hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng... đầu tư vào ngành dịch vụ hiện

đại mang tính hỗ trợ ngành công nghiệp phát triển như khoa học, công nghệ, hoạt động tư vấn, tài chính-ngân hàng, thương mại... còn thấp, đã tác động theo hướng bất lợi cho việc thực hiện mục tiêu đầu tư phát triển công nghiệp. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa tập trung vào việc trực tiếp phục vụ sản xuất công nghiệp, xuất khẩu. Tốc độ triển khai xây dựng các khu công nghiệp vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu về mặt bằng cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Do việc bố trí vốn đầu tư không đảm bảo để triển khai thực hiện dự án theo

đúng thiến độđã phê duyệt.

+ Do cơ chế, chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư thay đổi liên tục, tác động đến việc thu hồi đất, giao đất cho dự án.

+ Do tác động của lạm phát và suy thoái kinh tế trong nước và quốc tế các năm, tác động đến hoạt động đầu tư của các chủ đầu tư là doanh nghiệp trong và ngoài nước.

tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.

+ Chất lượng dự án phê duyệt không đảm bảo, phải điều chỉnh bổ sung cơ bản. + Trong nhận thức của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp chưa thực sự coi khoa học công nghệ là một lực lượng sản xuất và việc đầu tư cho khoa học công nghệ

và công tác nghiên cứu phát triển là đầu tư cho tương lai. Còn thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợđưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống.

+ Chưa hình thành được Trung tâm tư vấn để hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình lựa chọn thiết bị công nghệ trong quá trình đầu tư mới, hoặc đầu tư cải tạo, đầu tư chiều sâu.

+ Đối với nhiều doanh nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chưa trở thành nhu cầu bức thiết mang tính lâu dài để nâng cao năng lực cạnh tranh, chưa có sựđầu tư thoảđáng cho công tác nghiên cứu phát triển, còn nặng về giải quyết các vấn

đề trước mắt, chưa có chiến lược phát triển lâu dài và phát triển sản phẩm mới. Các trường đại học, các Trung tâm nghiên cứu - triển khai (R-D) trên nước chưa thực sự

vào cuộc, chưa chủđộng phối hợp với các cơ sở sản xuất tạo mối liên hệ gắn kết. + Nguyên nhân là do công tác xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng trong một thời gian dài, các chính sách kêu gọi đầu tư của Lào mới chỉ dừng lại ở chủ trương mà chưa được cụ thể hoá và chính sách về thu hút đầu tư của Lào còn bất cập, một số quy

định về khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợđầu tư chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với luật định mới và đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Nước CHDCND Lào chưa có quy định cụ thể về suất đầu tư/ha của từng ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư vì vậy chưa chọn lọc được các nhà đầu tư thực sự có năng lực tài chính.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp đã góp phần tích cực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của nước CHDCND Lào, cụ thể: Hàng chục dự án đã hoàn thành đang đi vào khai thác, sử dụng, trong đó, có nhiều dự

án có vị trí quan trọng làm tăng thêm năng lực sản xuất mới của nhiều ngành công nghiệp, kết cấu hạ tầng công nghiệp được từng bước phát triển tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư vào Lào. Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp thời kỳ 2006-2015 đã góp phần tích cực làm thay đổi cục diện nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Lào đạt ở mức khá, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ.

Trước khi phân tích thực trạng đầu tư thông qua 10 chỉ tiêu đầu tư phát triển công nghiệp của Lào ở góc độ vĩ mô được xây dựng trong phần lý thuyết, luận án đã đi vào xem xét xuyên suốt quá trình đầu tư phát triển công nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu, trong đó, chú ý làm đậm nét sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư gắn với chuyển dịch cơ

cấu công nghiệp (cơ cấu các phân ngành, sở hữu công nghiệp) và quá trình phát triển công nghiệp. Trên cơ sở đó rút ra những kết quả tích cực, những mặt còn hạn chế.

Đồng thời chỉ ra nguyên nhân cơ bản làm hạn chế đầu tư phát triển công nghiệp Lào như sau:

- Công tác quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp chất lượng chưa cao, chưa tạo được cơ chế kết hợp trong đầu tư phát triển công nghiệp. Công tác quản lý đầu tư còn nhiều hạn chế.

- Công nghệ sản xuất chậm được đổi mới, công nghệ nhận chuyển giao còn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)