Tiềm năng và nguồn lực cho phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 49 - 50)

Tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển công nghiệp bao gồm: các loại tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động, sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

* Các loại tài nguyên thiên nhiên như: khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản và các

điều kiện tự nhiên (đất đai, song hồ, khí hậu, thời tiết…) hoặc trở thành đối tượng lao

động để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến, hoặc trở thành điều kiện tiền đề để xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp. Vì vậy, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép đầu tư phát triển công nghiệp đạt được hiệu quả cao và là nền tảng để phát triển.

Nhìn chung, tài nguyên thiên nhiên của một địa phương, của một quốc gia có

ảnh hưởng đến số lượng và cơ cấu đầu tư công nghiệp. Thông thường các địa phương nên xác định lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên để có định hướng vềđầu tư phát triển những ngành khai thác và chế biến những loại tài nguyên nhất định, tạo ra những sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

* Dân số và lao động.

Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng. Bởi vì, quy mô và cơ cấu dân cư tạo thành thị trường tiêu thụ tại chỗ to lớn mà ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cần được phát triển mạnh mẽ để đáp ứng. Hơn nữa, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp sử dụng kỹ thuật cao. Với những đặc trưng của mình, ngành công nghiệp đòi hỏi cao về tính kỷ luật, sự nhanh nhay và trình độ ngày càng cao. Ngoài ra, lợi thế về nguồn nhân lực còn được thể hiện ở

các ngành nghề thủ công của mỗi vùng. Việc đầu tư phát triển các ngành nghề này vừa thể hiện việc thực hiện phân công lao động tại chỗ ở nông thôn, vừa tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đạm bản sắc dân tộc phục vụ xuất khẩu.

* Sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của mỗi nước bao gồm mạng lưới giao thông vận tải, sản xuất và cung ứng điện năng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc…Sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt

động đầu tư phát triển công nghiệp. Đó là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo hoạt

động đầu tư phát triển này có hiệu quả, khai thác các tiềm năng và lợi thế của nước. Thông thường thì đòi hỏi đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật phải đi trước để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)