Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 46 - 49)

2.4.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế

Các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng đểđánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt

động đầu tưở cấp độ ngành là:

a)Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HIv(GO)).

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị sản xuất với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành công nghiệp.

( ) Iv G O PH T D G O H Iv ∆ =

∆GO: là giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành công nghiệp. IV(PHTD): Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành công nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng của giá trị sản xuất trong kỳ nghiên cứu cho ngành công nghiệp.

b)Mức tăng giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu cu (ký hiệu HIv(VA)).

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu của ngành công nghiệp: ( ) Iv VA PHTD VA H Iv ∆ =

Trong đó:

VA: là mức tăng của của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu tính cho ngành công nghiệp.

Iv(PHTD): Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành công nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành công nghiệp

c) Mức tăng của giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của ngành công nghiệp của một nước (kí hiệu là H F V A( )

).

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm quốc hội ngành công nghiệp so với toàn bộ giá trị tài sản cốđịnh huy động của ngành trong kỳ nghiên cứu. ( ) F VA VA H F ∆ = Trong đó:

F: là giá trị tài sản cốđịnh huy động ngành công nghiệp trong kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này được sử dụng đểđánh giá hiệu quảđầu tư cho ngành công nghiệp. Nó phản ánh 1 đơn vị tài sản cốđịnh huy động trong kỳđã tạo ra được bao nhiêu mức tăng của giá trị tăng thêm ngành công nghiệp.

d) Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm 1 đơn vị tổng sản phẩm quốc nội ngành công nghiệp (kí hiệu là ICOR)

Iv ICOR

VA

= ∆

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị giá trị gia tăng thêm ngành công nghiệp cần bao nhiêu vốn đầu tư.

Khi xét trên góc độ sử dụng nguồn lực đầu vào là vốn và đầu ra là mức tăng trưởng thì hệ số ICOR phản ánh đúng hiệu quả của việc sử dụng vốn. Tuy nhiên sử

dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả đầu tư thì có những hạn chế như chưa tính đến

độ trễ của thời gian trong đầu tư, chưa xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tốđầu vào khác như lao động, đất đai, công nghệ... và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại ứng. Chính vì vậy, khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp ở phạm vi của một nước trong các thời kỳ hoạt động phải xem xét trong điều

kiện nhất định khi các điều kiện liên quan đến việc gia tăng sản lượng ngành công nghiệp không đổi.

e) Hệ số huy động tài sản cốđịnh (HTSCĐ).

Chỉ tiêu này biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa giá trị TSCĐ huy động của ngành công nghiệp trong kỳ nghiên cứu với tổng số vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu của ngành công nghiệp. TSCD TH F H Iv = Trong đó:

F: là giá trị tài sản cốđịnh huy động ngành công nghiệp trong kỳ nghiên cứu. Iv(TH): là vốn đầu tư thực hiện của ngành công nghiệp trong kỳ nghiên cứu. Trị số của chỉ tiêu này càng cao phản ánh việc thi công dứt điểm xây dựng công trình dự án công nghiệp, các công trình dự án công nghiệp nhanh chóng được huy

động vào sử dụng làm tăng năng lực sản xuất ngành công nghiệp.

Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp theo cấp độ ngành còn có thể sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác như: mức tăng thu nhập quốc dân, mức tăng thu ngân sách, mức tăng thu ngoại tệ... so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu; tác động của đầu tư phát triển công nghiệp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hoạt động khác.

- Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành công nghiệp.

- Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành công nghiệp.

2.4.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội của hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp

Các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để phản ánh hiệu quả xã hội của hoạt động

đầu tư phát triển công nghiệp là:

- Số lao động có việc làm do đầu tư và số lao động có việc làm tính trên một

đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành công nghiệp - Các tác động khác như: chi tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiện chất lượng hàng tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng xã hội, cải thiện điều kiện làm việc và cải thiện môi trường sinh thái…

- Mức giá trị gia tăng phân phối cho nhóm dân cư và vùng lãnh thổ tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng của thời kỳ nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)