Kết quả hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 41 - 46)

Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tưđã được thực hiện, ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ tăng thêm của ngành công nghiệp

2.4.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của ngành công nghiệp

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện ngành công nghiệp là tổng số tiền đã chi để

chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị và các chi phí khác được xác định trong dự án đầu tư công nghiệp được duyệt.

Như vậy có nhiều loại chi phí khác nhau được tính vào khối lượng vốn đầu tư

thực hiện. Cụ thể:

* Chi phí xây dựng bao gồm:

- Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ (có tính đến giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được (nếu có) để giảm vốn đầu tư.

- Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng.

- Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phục vụ cho thi công (đường thi công, điện, nước ...), nhà tạm tại hiện trường đểở và điều hành thi công (nếu có).

- Chi phí xây dựng các hạng mục công trình.

* Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị bao gồm:

- Chi phí lắp đặt các thiết bị (đối với các thiết bị cần phải lắp đặt). - Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng.

- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt)).

- Chi phí vận chuyển từ cảng và nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container (nếu có), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi tại hiện trường.

- Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình

* Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm:

- Chi phí quản lý chung của dự án, chi phí tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng; chi phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự

toán xây dựng công trình; chi phí lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá dự thầu, hồ sơ đầu thầu; chi phí giám sát thi công xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí kiểm định và chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; chi phí nghiệm thu, quyết toán, quy đổi vốn đầu tư và chi phí quản lý khác.

- Chi phí lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình đối với dự án công trình quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A; lập dự án đầu tư xây dựng công trình; lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án (nếu có).

- Chi phí khảo sát xây dựng, chi phí thiết kế xây dựng công trình, chi phí thi tuyển kiến trúc (nếu có).

- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo (nếu có).

- Chi phí thẩm định an toàn giao thong, chi phí lập định mức, đơn giá (nếu có). - Chi phí cho Ban chỉđạo Nhà nước, Hội đồng nghiệm thu nhà nước (nếu có). - Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có); chi phí quan trắc biến dạng công trình (nếu có).

- Lệ phí thẩm định dự án (bao gồm cả thiết kế cơ sở), giấy phép xây dựng (nếu có). - Chi phí bảo hiểm công trình.

- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. - Một số chi phí khác

Các hoạt động đầu tư phát triển đều tính các khoản chi phí trên vào tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện. Tuy nhiên cần lưu ý đối với những công cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian đầu tư kéo dài thì vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành. Còn

đối với công cuộc đầu tư có quy mô nhỏ, thòi gian thực hiện đầu tư ngắn, vốn đã chi

được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ công việc của quá trình

đầu tư kết thúc.

2.4.1.2. Tài sản cốđịnh huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

* Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự toán đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dung, có thể đưa vào hoạt động được ngay.

Tuy nhiên cần phải phân biệt hai trường hợp huy động, đó là huy động bộ phận và huy động toàn bộ.

Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây dựng của công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế mỹ thuật.

Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả cá đối tượng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và sẵn sàng sử dụng ngay.

Nói chung, đối với các công cuộc đầu tư quy mô lớn, có nhiều đối tượng, hạng mục xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì được áp dụng hình thức huy

động bộ phận sau khi từng đối tượng, hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắp đặt. Còn đối với các công cuộc đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư

ngắn thì áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả các đối tượng, hạng mục công trình đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và lắp đặt.

Các tài sản cố định được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu tư, chúng có thể được biểu hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Các chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật như số lượng các tài sản cố định được huy động (số lượng nhà ở, bệnh viện, cửa hàng, trường học, nhà máy...) Công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động (số

căn hộ, số mét vuông nhà ở, số tấn than khai thác hàng năng của mỏ than, số mét vải dệt hàng năm của nhà máy dệt...) mức tiêu dùng nguyên, vật liệu trong một đơn vị thời gian (số tấn mía chế biến trong một ngày đêm của các nhà máy đường...)

Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định được huy động tính theo giá dự toán hoặc giá trị

thực tế tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng chúng trong công tác nghiên cứu kinh tế hay quản lý hoạt động đầu tư: Cụ thể giá trị dự toán thì được sử dụng để làm cơ sở tính toán giá trị thực tế của tài sản cố định, để lập kế hoạch về vốn đầu tư và tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện. Giá trị dự toán là cơ sởđể tiến hành thanh quyết toán giữa chủđầu tư và các đơn vị nhận thầu.

Còn giá trị thực tế của các tài sản cố định huy động được sử dụng để kiểm tra việc thực hiện kỷ luật tài chính, dự toán đối với các công cuộc đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, để ghi vào bảng cân đối tài sản cốđịnh của cơ sở, là một cơ sởđể

tính mức khấu hao hàng năm, phục vụ công tác hạch toán kinh tế của cơ sở, đánh giá kết quả hoạt động tài chính của cơ sở.

Sử dụng chỉ tiêu giá trị cho phép xác định toàn bộ khối lượng tài sản cố định

được huy động của toàn ngành công nghiệp cũng như tất cả các ngành khác, đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch và sự biến động của chỉ tiêu này ở mọi cấp độ

quản lý khác nhau.

Để tính giá trị tài sản cốđịnh huy động được trong kỳ nghiên cứu, các nhà kinh tế áp dụng công thức sau đây:

b r e

Trong đó:

F: Giá trị các tài sản cốđịnh được huy động trong kỳ

IVb: Vốn đầu tư thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ

nghiên cứu (xây dựng dở dang đầu kỳ)

IVr: Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu

C: Chi phí trong kỳ không làm tăng giá trị tài sản cố định (như lương chuyên gia chi phí khánh thành, đền bù hoa màu...)

IVe: Vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển đang kỳ sau (xây dựng dở dang cuối kỳ)

Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là giá trị

những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động. Công thức tính giá trị các tài sản cố định được huy động (F) trong trường hợp này như sau:

0

F =IvC

Trong đó:

IV0: Vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, hạng mục công trình đã được huy động.

C: Các chi phí không làm tăng giá trị tài sản cốđịnh.

Đối với toàn bộ hoạt động đầu tư của cơ sở, ngành, chỉ tiêu hệ số huy động tài sản cốđịnh huy động được xác định theo công thức sau:

Hệ số huy

động TSCĐ = T Giá trị TSCĐđược huy động trong kỳ

ổng vốn đầu tưđược thực hiện trong kỳ + Vốn đầu tư thực hiện trong các kỳ trước nhưng chưa được huy động

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đạt dược kết quả trực tiếp của hoạt động đầu tư

trong số vốn đầu tưđã thực hiện của cơ sở, của ngành.

* Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.

Khi các tài sản cốđịnh được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế.

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cốđịnh đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm

hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. Năng lực sản xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của tài sản cốđịnh.

Với sự gia tăng của năng lực sản xuất phục vụ do các tài sản cốđịnh tạo ra, hoạt

động đầu tư phát triển đã mang lại cho các doanh nghiệp mức gia tăng của sản lượng, doanh thu, mang lại cho các ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế mức tăng của giá trị

sản suất, mức tăng giá trị tăng thêm theo các ngành, mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội cho toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)