Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng như trên nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế còn tồn đọng làm cho hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp chưa đạt được hiệu quả cao. Đó là:
Một là, huy động vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư và chưa hợp lý về cơ cấu theo nguồn vốn. Nguồn vốn ngoài Nhà nước đang gia tăng trong những năm gần đây một mặt đã cho thấy bước đầu môi trường đầu tư trong nước đã được cải thiện nhưng mặt khác nguồn vốn ngoài Nhà nước lại phân tán từ các doanh nghiệp nhỏ
khác nhau nên chỉđầu tư cho các dự án nhỏ và không có khả năng tích tụ và tập trung để đầu tư cho nhiều dự án. Chẳng hạn dự án khai thác và chế biến khoáng sản do chủđầu tư không có đủ vốn đã phải ngừng hoạt động, hay trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp là ưu tiên cho những dự án sản xuất sản phẩm luyện kim cao cấp, sản xuất vật liệu mới nhưng cho đến nay chưa thu hút được nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Hơn nữa, việc chưa tạo sự hấp đẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng làm cho ngành công nghiệp của Lào chưa tận dụng được những lợi thế của nguồn vốn này trong việc tiếp thu
công nghệ hiện đại hơn, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý cũng như trong việc nâng cao tay nghề của người lao động
Hai là, cơ cấu đầu tư nội ngành chưa hợp lý, đầu tư cho ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và luyện kim hiện đang chiếm tỷ trọng quá cao trong toàn ngành công nghiệp trong khi ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ (công nghiệp cơ
khí) là ngành có thế mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao lại chưa được ưu tiên. Công nghiệp khai thác và chế biến luyện kim mặc dù là thế mạnh của công nghiệp nhưng đây lại là những ngành sử dụng nhiều tài nguyên và tạo nhiều sức ép đối với cơ sở hạ tầng và môi trường nên hiệu quả kinh tế xã hội của những ngành này là còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp do đầu tư cho trang thiết bị kém đồng bộ dễ xảy ra sự cố môi trường do chất thải công nghiệp gây ra.
Đối với một số ngành công nghiệp nhẹ nhất là trong lĩnh vực dệt may và chế
biến thức ăn gia sức thì việc đầu tư cho máy móc thiết bị còn hạn chế nên sản xuất trong ngành còn mang tính gia công, giá trị gia tăng, thu nhập người lao động thấp.
Ba là, về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa được nâng cao một phần do thời gian thực hiện đầu tư kéo dài, đa số các dự án lớn đều chậm tiến độ. Do tình trạng thi công kéo dài, làm cho công trình vừa chậm thu hồi vốn, lỡ thời cơ, làm cho lượng vốn
đầu tư lớn hơn nữa do giá cả tăng, do lãi chồng lên vốn, nhất là nguồn vốn vay vì phải tính hoặc trả lãi ngay từ ngày vay. Ngoài ra, chi phí giải phóng mặt bằng vừa quá lớn, vừa kéo dài lại càng làm cho chi phí đó lớn hơn nữa.
Bốn là, hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu.
* Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà
đầu tư. Hệ quả là chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn đặc biệt là các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào nước.
Chính sự thiếu vốn đó cùng với việc xây dựng quy hoạch chi tiết và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp còn chậm, nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào từng khu, cụm công nghiệp; chất lượng một số dự án đầu tư chưa cao,
việc hướng dẫn và giải quyết thủ tục đầu tư có lúc còn chưa đáp ứng yêu cầu… Công tác xây dựng các quy hoạch còn chậm, thiếu đồng bộ ; công tác đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước.... công trình ngoài hàng rào khu công nghiệp còn hạn chế; cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa” tại các đơn vị liên quan đến đầu tưđã được xác lập, song hiệu quảđạt được chưa thực sự cao. Công tác rà soát chỉnh sửa, bổ sung các chính sách thực hiện chưa đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Hoạt động tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển chưa mạnh. Năng lực chuyên môn của một bộ phận công chức khi thi hành công vụ còn hạn chế.
Năm là, đầu tư cho khoa học công nghệ, nghiên cứu, phát triển, ứng dụng (R&D) còn hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngành không cao.
Tính đến nay, ngoài một số dự án mới được thực hiện, thì mặt bằng công nghệ
của các doanh nghiệp còn thấp, có tới 85% các doanh nghiệp đang sử dụng trình độ
công nghệở mức trình bình và lạc hậu so với trình độ công nghệ trung bình của thế giới, trong khi đó, chỉ có 15% các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến. Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến chỉ tập trung trong một số các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần còn lại hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động với những công nghệđã qua sử dụng. Việc sử dụng những công nghệ cũ và lạc hậu kéo theo những hạn chế về mẫu mã, chủng loại, chất lượng... làm khả
năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp ngày càng thấp. Mức độ đầu tư chiều sâu,
đổi mới công nghệ, thiết bị nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ một số doanh nghiệp mới đầu tư và sản xuất hàng xuất khẩu được trang bịđồng bộ, còn lại đa số các cơ sở sản xuất được đánh giá thuộc trình độ công nghệở mức trung bình yếu.
Sáu là, vềđầu tư phát triển TTCN và các làng nghề. Mặc dù hoạt động sản xuất TTCN và làng nghề có bước phát triển mạnh trong những năm qua nhưng nhìn chung vốn đầu tư còn nhỏ bé cộng với xuất phát điểm thấp, công nghệ lạc hậu, thiếu chuyên gia kỹ thuật và nghệ nhân, thợ giỏi, năng lực quản lý còn hạn chế; nên dẫn đến sức cạnh tranh còn yếu, thu nhập của người lao động chưa cao. Điều này là do nhận thức về phát triển công nghiệp, doanh nghiệp của một bộ phận CBCC còn chung chung. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư
chưa đầy đủ và kịp thời đến doanh nghiệp; Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của nước còn nhiều bất cập; Việc qui hoạch, đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư; Trình độ, năng lực quản lý của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế.