môi trường
Dựa trên lợi thế so sánh của mình trong thời gian qua ngành công nghiệp Lào chủ yếu phát triển nhiều về phát triển ngành cơ khí, luyện kim, sản xuất VLXD…là những ngành công nghiệp thường có tác động xấu đến môi trường. Sớm nhận thức
tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế-xã hội, nước Lào đã xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp để hạn chế tác hại đến môi trường thông qua triển khai thực hiện đề án Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và những năm tiếp theo trong nước. Theo đó, các cấp, các ngành sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực quản lý môi trường và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường, tăng cường phân cấp công tác quản lý, làm rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường; tiến hành xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, thực hiện nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ, tằng cường đầu tư cho bảo vệ môi trường; tích cực phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường …
Những giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường của Lào là tích cực và kịp thời, tuy nhiên việc thực hiện các quy định lại không được chú ý, thậm chí cố tình không thực hiện để giảm chi phí sản xuất, tư tưởng vì cái lợi trước mắt đã làm lu mờ cái hại lớn hơn về sau. Chính vì vậy để tạo ra sự chuyển biến nhanh trong bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư phát triển ngành công nghiệp cần có các biện pháp sau:
- Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, kinh tế - xã hội của Lào với phát triển bền vững môi trường; kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với hệ
thống xử lý chất thải, các giải pháp hữu ích về bảo vệ môi trường.Về vấn đề đầu tư
mới, các cơ sở sản xuất cần phải bắt buộc thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường trước khi đầu tư vào sản xuất. Các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh nên được ưu tiên đầu tư tại các khu công nghiệp tập trung, hạn chế xây dựng gần khu dân cư, xây dựng rải rác để dễđầu tư xử lý ô nhiễm môi trường và tránh ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh cao. Các dự án không đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thỏa mãn các quy định về
bảo vệ môi trường sẽ không được cấp phép.
- Quan trắc, thanh kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường. Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình xử
lý môi trường tập trung. Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ
cụm công nghiệp; cán bộ quản lý nhà nước về môi trường Công nghiệp…
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong đầu tư mới các công trình công nghiệp, trong khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên…
4.2.8. Rà soát và hoàn thiện quy hoạch cho đầu tư phát triển công nghiệp
Trên cơ sở quy hoạch phát triển công nghiệp của nước CHDCND Lào đến năm 2025 đã được chính phủ chấp thuận, từ thực trạng đầu tư phát triển công của nước CHDCND Lào trong thời gian qua, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2025, quy hoạch phát triển của từng ngành, từng tỉnh của nước CHDCND Lào… Và hiện trạng cơ sở hạ tầng của CHDCND Lào, cần tiến hành rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch phát triển công nghiệp của nước CHDCND Lào theo hướng:
Cần tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trong giai đoạn hoàn thiện hạ tầng để có thể thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của nước CHDCND Lào
Điều chỉnh lại tính chất quy hoạch của các cụm công nghiệp, vùng phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp chuẩn bịđầu tư để hình thành một khu vực phát triển công nghiệp chuyên ngành, tạo ngành công nghiệp mũi nhọn của nước CHDCND Lào với quy mô hợp lý nhằm tạo ra sự liên kết cao trong các khâu của sản xuất, hỗ trợ
thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp phục vụ chế biến của CHDCND Lào phát triển.
Tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp, tạo
điều kiện kinh tế khu vực khác của quốc gia phát triển bền vững. Chuyển các khu vực công nghiệp có tính tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các doanh nghiệp thuộc ngành nghề sản xuất khác nhau với mục tiêu cả sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Chuyển dần từ ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao; chuyển dần các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang sản xuất sản phẩm công nghiệp sạch, đảm bảo chất lượng môi trường.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trên cơ sở những lợi thế, vị trí của công nghiệp Lào, cùng với những kết quảđạt
được của công nghiệp Lào trong những năm gần đây, luận án đã đề cập đến những quan
điểm làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp của Lào. Luận án cho rằng, Lào cần định hướng phát triển công nghiệp theo hướng khai thác những lợi thế,
đẩy mạnh kết hợp, giao lưu phát triển công nghiệp trong nước và nước ngoài. Kết hợp, giao lưu phát triển công nghiệp những sản phẩm có lợi thế so sánh của Lào, tạo ra thế mạnh chung trong xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. Luận án cũng lưu ý, cần xử lý tốt các mối quan hệ liên ngành; giữa các giai đoạn của quá trình đầu tư có quan hệ mật thiết nhau, cần hoàn thành tốt những nhiệm vụđặt ra trong mỗi giai đoạn đó; phấn đấu đạt được kinh tế-tài chính lẫn chính trị-xã hội, chúng có mối quan hệ mật thiết, thâm nhập, quyết định lẫn nhau và cũng có trường hợp mâu thuẫn nhau; đẩy mạnh quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, đa dạng loại hình sở hữu trong đầu tư phát triển công nghiệp.
Luận án cũng đã đề xuất phương hướng, giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp Lào. Trong các giải pháp được đưa ra, quan trọng nhất là giải pháp về tăng cường huy
động vốn đầu tư phát triển công nghiệp cho nước CHDCND Lào, bên cạnh đó cần phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư phát triển công nghiệp của nước CHDCND Lào để có thể huy động, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong bối cảnh huy động vốn khó khăn như hiện nay.
Luận án lưu ý rằng, việc quyết định kinh doanh ngành công nghiệp nào vẫn chỉ
là quyết định của doanh nghiệp, mà người hướng dẫn chính là thị trường. Với việc tăng cường tranh thủ sựủng hộ của Chính phủ. Lào cần tiếp tục minh bạch các chính sách hướng đầu tư của các thành phần kinh tế vào việc hình thành cơ cấu công nghiệp Lào năng động, nhưng cũng đề phòng khả năng có “thất bại”, bởi biện pháp can thiệp của Nhà nước có thể làm “xơ cứng” cơ chế linh hoạt của thị trường. Qua đó, luận án
đã đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo hình thành cơ cấu công nghiệp Lào theo hướng khả năng cạnh tranh, đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tếđang đến gần.
Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ; chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt dự án
đầu tư phát triển công nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tư phát triển công nghiệp vào các ngành công nghiệp cũng là những giải pháp quan trọng được trình bày trong luận án.
KẾT LUẬN
Đầu tư phát triển công nghiệp luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ quan quản lý nhà nước và có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp thời kỳ 2006-2015 đã góp phần tích cực làm thay đổi cục diện nền kinh tế của Lào. Nhiều dự án lớn có vị trí quan trọng đã làm tăng thêm năng lực sản xuất mới của nhiều ngành công nghiệp, kết cấu hạ tầng công nghiệp được từng bước phát triển tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư. Từđó, đã thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ở mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ.
Qua đó, luận án đã phân tích những kết quả tích cực, những mặt hạn chế và nguyên nhân làm giảm đầu tư phát triển công nghiệp của Lào. Từ đó, đưa ra những quan điểm, phương hướng đầu tư phát triển công nghiệp thời gian đến làm cơ sở xây dựng giải pháp khắc phục, luận án đã đề xuất một số giải pháp như sau:
- Tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp của nước CHDCND Lào.
- Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển công nghiệp.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư và một số giải pháp khác
Tác giả xin cám ơn quý Thầy, Cô, các Bộ, ban, ngành, các cá nhân đã nhiệt tình
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Kannika Saignasane (2015), “Giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp tại Thủđô viêng Chăn”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 14 tháng 7/2015.
2. Kannika Saignasane (2015), “Huy động vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp tại CHDCND Lào”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16 tháng 8/2015.
3. Kannika Saignasane (2015), “Thực trạng và nhu cầu đào tạo thống kê theo
định hướng nghiên cứu và ứng dụng trong các cơ quan Nhà nước tại CHDCND Lào”,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Đổi mới đào tạo thống kê theo định hướng nghiên cứu ứng dụng. Tháng 10/2015. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Kannika Saignasane (2016), “Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại nước CHDCND Lào”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Mối quan hệ
giữa kiều hối và hoạt động đầu tư Việt Nam. Tháng 09/2016. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adam Smith (1994), Của cải của các dân tộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Apisek Pansuwan - Jayant K. Routray (2011), Policies and pattern of industrial
development in Thailand
3. Armington, P.S. (1996), Lý thuyết về nhu cầu cho những sản phẩm được phân biệt vềđịa lý sản xuất, IMF Staff papers 16, Washington, D.C.
4. Atsaphanthong Xiphandon (2011), Vận dụng một số kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của một số nước vào CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế,trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Athukorala P. And Menon, Jayant (1997), “AFTA và mối quan hệ thương mại -
đầu tư trong ASEAN”, Tạp chí World Economy, 20 trang 150-174.
6. Barbara Thomas-Stayler, Rachel Polestico, Andrea Lee Esser, Axtavia Taylor, Elvina Mutua (1995), A manual for socio-economic and gender analysis Responding to the development challenge, EcoGen.
7. Bộ Công Thương Lào (2005), Tổng kết thực hiện kế hoạch thương mại giai đoạn 5 năm từ 2001-2005 và định hướng kế hoạch phát triển và quản lý ngành thương mại 5 năm từ 2006-2010, Viêng Chăn, Lào.
8. Bộ Công Thương Lào (2006), Bài nghiên cứu khoa học về định hướng và biện pháp để mở rộng thị trường trong nước và thị trường ngoài nước của CHDCND Lào giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn tới năm 2020, Viêng Chăn, Lào.
9. Bộ Công Thương Lào (2007), Tổng kết hàng hoá xuất khẩu của Lào năm 2007 - 2008, Viêng Chăn, Lào.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2005), Báo cáo giữa thời đại thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm lần thứ VI (2006-2010). Viêng Chăn, Lào.
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2006), Chiến lược đầu tư quốc gia giai đoạn 2006- 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của nước CHDCND Lào, Viêng Chăng, Lào. 12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2007), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2007-2008, Viêng Chăn, Lào.
13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2008), bài nghiên cứu về phục hồi cơ chế quản lý kinh tế và cân đối kinh tế vĩ mô ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 1990
14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2008), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008-2009, Viêng Chăn, Lào.
15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Cục Khuyến khích Đầu tư (2009), Số liệu về FDI năm 1988-2009, Viêng Chăn, Lào.
16. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2006), Hội nghị toàn quốc về phát triển nguồn nhân lực (2007-2020), Viêng Chăn, Lào.
17. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2006), Số liệu về số người đã đào tạo nghề của cả nước năm 2007-2008 và ước tính năm 2008-2009, Viêng Chăn, Lào.
18. Bộ Tài chính (2009), Thông tư về việc thực hiện đóng thuế giá trị gia tăng (VAT),
Viêng Chăn, Lào.
19. Bộ Tài chính, Cục chính sách tiền tệ (2009), Tổng kết việc thu chi ngân sách Nhà nước năm (2001-2008), Viêng Chăn, Lào.
20. Bộ Tài chính, Cục thuế (2009), Tổng kết thu ngân sách Nhà nước năm 2004- 2008), Viêng Chăn, Lào.
21. Bua Khăm Thip Pha Vông (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
22. Bùi Đức Hùng (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phốĐà Nẵng, Luận án tiến sĩ kinh tế.
23. Bùi Đức Hùng (2004), Thành viên đề tài khoa học cấp Bộ “Tăng cường sử dụng hình thức thuê tài chính đối với doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng”, Luận án tiễn sĩ.
24. Chính phủ Lào (2010), Nghị định số 388/CP, ngày 08/09/2010, Về việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch Ngân sách Nhà nước trong năm 2010-2011, Viêng Chăn, Lào.
25. Chính phủ nước CHDCND Lào (2005), Chiến lược đầu tư quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Báo cáo chuyên đề, Viêng Chăn, Lào.
26. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Viêng Chăn, Lào.
27. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
28. Đặng Phi Trường và cộng sự (2016), “Ảnh hưởng của lao động đến thu hút vốn
đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
29. F. Peroux (1950), Lý thuyết cực phát triển, Nxb Khoa học kỹ thuật. Hà Nội. 30. Hirohisa Kohama, Shujiro Urata (1997), Bảo hộ và khuyến khích ngành công
nghiệp điện tử Nhật Bàn, Chính sách công nghiệp ởĐông Á, NxB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 188-224.
31. Hoàng Hà, Ngô Thắng Lợi và cộng sự (2009), Một số giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người lao động và đảm bảo an ninh nhằm phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên trong quá trình CNH,HĐH, NXB Lao Động. 32. Jack Hirshleiferr, Amihai Glarer (1996), Lý thuyết giá cả và sự vận dụng, Nxb
khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
33. Khamphouthong Vichitlasy (2013), Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
34. Lambert et al (2002), “Eco-industrial parks: stimulating sustainable development