4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan đang ngày một lan rộng. Không một quốc gia nào có thểđứng ngoài cuộc mà không bị ảnh hưởng. Phân công và hợp tác lao động quốc tế cũng đang phát triển mạnh mẽ và ngày một sâu rộng trong mọi lĩnh vực kinh tế và văn hoá xã hội. Xu thế này đòi hỏi Chính phủ phải tìm ra thế mạnh của từng vùng và xác định các lĩnh vực có thể tận dụng nguồn lực bên ngoài để phát triển, tham gia có hiệu quả vào quá trình toàn cầu hoá, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Sau khủng hoảng các năm 1996-2000, kinh tế khu vực đang trên đà phục hồi và ngày càng đạt mức tăng trưởng cao. Trung Quốc cùng với ASEAN, Mỹ và các nước
đang phát triển cũng đi vào thế ổn định và phát triển với tốc độ cao. Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu cùng với thương mại phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xuất nhập khẩu của các nước đang và chậm phát triển, từđó, tạo điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế các nước này. Quan hệ hợp tác khu vực của các nước ASEAN, các nước Đông Nam Á, đặc biệt là quan hệ hợp tác song phương giữa Lào với Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan đã giúp Lào khắc phục các nhược điểm về địa lý và trình độ kinh tế để đầu tư phát triển
đất nước.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động, trong đó có Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục có vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt sau khi gia nhập WTO năm 2002. Sau khủng hoảng tài chính, kinh tế, nhiều nước ASEAN và Đông Á đã và đang phục hồi đà phát triển với khả năng cạnh tranh được tăng cường, và với xu hướng tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế sẽ góp phần làm
tăng luồng vốn đầu tư ra nước ngoài và tạo điều kiện để Lào tăng xuất khẩu sang các nước này.
Xu hướng toàn cầu hoá vừa tạo ra cơ hội phát triển, nhưng cũng chứa đựng những yếu tố bất bình đẳng, tạo nên thách thức lớn cho các nước, nhất là các nước đang phát triển. Hiện nay xuất hiện hai xu hướng đáng lưu ý sau: Một là, đẩy nhanh việc đàm phán ký kết các Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA), Hai là, thúc đẩy quá trình hợp tác khu vực, theo đó ASEAN đang tiến tới thành lập cộng đồng ASEAN, trong
đó có Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đồng thời xúc tiến thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN + Trung Quốc, ASEAN + Nhật Bản và Khu vực mậu dịch tự do
Đông Á gồm ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
4.1.1.2. Bối cảnh trong nước
Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào có truyền thống đoàn kết hợp tác hữu nghị chung sống hoà bình với tất cả
các nước.
Những năm qua nền kinh tế Lào vượt qua khủng hoảng lạm phát đi vào thế ổn
định và phát triển với tốc độ khá, mức sống của nhân dân được đáng kể. Nền kinh tế đa thành phần được Chính phủ khuyến khích và đảm bảo phát triển với sự giúp đỡ
quốc tế và sự nỗ lực đáng kể nên hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội đã phát triển khá,
đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, viễn thông... đã tạo điều kiện tốt hơn để thu hút đầu tư cho sản xuất. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tếđã tăng lên đáng kể. Cơ cấu kinh tếđã có sự chuyển dịch tích cực, phát huy được thế mạnh của từng ngành. Chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những cải thiện. Các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế Lào đang thích nghi ngày càng tốt hơn với thị
trưởng quốc tế. Thể chế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả. Nước Lào là nước duy nhất ởĐông Nam Á có biên giới giáp 5 nước trong khu vực với vị trí đặc biệt của mình đã tạo cơ hội hợp tác phát triển giữa Lào với các nước láng giềng, các nước ASEAN. Đặc biệt Lào là địa bàn thuận lợi làm vai trò trung chuyển giữa các nước có chung biên giới không chỉ cho việc phát triển thương mại mà tạo cơ hội hợp tác phát triển du lịch xuyên quốc gia.
Lào có tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là thuỷ năng, các nguồn khoáng sản như vàng, thạch cao, thiếc, sắt, kali, than... Diện tích rừng tự nhiên còn lớn và phong phú.
Lào có chính trị ổn định, tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng và có thể hội nhập kinh tế quốc tế từng bước. Cơ chế thị trường được cải thiện. Việc hợp tác khu vực và quốc tế ngày càng mở rộng. Lào là một nước thành viên ASEAN. Đến nay Lào
đã ký kết hợp đồng đảm bảo hộđầu tư với 27 nước và đang đàm phán ký kết hợp đồng bảo hộđầu tư với Nhật Bản. Nước Lào được thế giới đánh giá là nơi có sựổn định cao về chính trị, là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư. Sự ổn định chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc và là nhân tố thuận lợi lớn nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và đó cũng là thế mạnh cần khai thác của Lào hiện nay. Việc trở thành thành viên của Tố chức thương mại thế giới... sẽ tạo ra thế phát triển mới cho đất nước Lào.
Nhờ chính sách mở cửa và cải cách thể chế, Lào đã thu hút được nhiều dự án
đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
phát triển. Trong những năm tới, với nguồn tài nguyên, đất đai phong phú, điều kiện tự
nhiên thuận lợi, nếu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư điều chỉnh các chính sách chắc chắn Lào sẽ thu hút được nhiều vốn cho đầu tư phát triển kinh tếđất nước.
Đầu tư phát triển công nghiệp của Lào cần định hướng phát triển công nghiệp theo hướng khai thác những lợi thế của mình, đẩy mạnh kết hợp, giao lưu phát triển công nghiệp trong nước và nước ngoài. Kết hợp, giao lưu phát triển công nghiệp trong quá trình phát triển được nhiều nước tiến hành, đã thu được những kết quả có ý nghĩa, góp phần quan trọng vào phát triển, đầu tư phát triển công nghiệp, tăng cường hợp tác trong và ngoài nước. Đây là hướng lựa chọn đúng đắn nhằm phát huy những lợi thế so sánh của từng nước trong quá trình phát triển. Từ đó, bổ sung cho nhau trong những lĩnh vực mà mỗi chủ thể không thể đảm trách, phát huy năng lực tổng hợp nhằm tăng cường khả năng phát triển chung. Đối với Lào, thông qua kết hợp, giao lưu phát triển công nghiệp sẽ phát huy được tiềm năng về sản xuất hàng hóa công nghiệp. Sự kết hợp trong giao lưu giữa Lào với các nước trên thế giới, chỉ thúc đẩy đầu tư phát triển công nghiệp của Lào đạt hiệu quả cao, vững chắc đều có sức mạnh mới. Có thể sử dụng nhiều loại hình khác nhau để kết hợp, giao lưu phát triển công nghiệp.
4.1.2. Định hướng đầu tư phát triển công nghiệp của Lào đến năm 2025
A / Đối với ngành dệt may
- Tập trung đầu tư tạo ra sản phẩm đáp ứng cho ngành may xuất khẩu. Từ nay cho đến khi thực hiện xong cam kết cắt giảm thuế, có chính sách ưu tiên đầu tư để có chất lượng, năng lực công đoạn dệt, tăng khả năng cạnh tranh của vải vừa nhằm tăng thị phần trong nước, vừa tăng giá trị cho hàng may mặc xuất khẩu.
- Huy động mọi nguồn vốn đầu tư từ tất cả các thành phần kinh tế và các nguồn khác như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn từ thực hiện cổ phần hoá, vay ưu đãi, vay thương mại, mua trả chậm,... đặc biệt, chú trọng thu hút các nguồn vốn ODA, đầu tư
trực tiếp nước ngoài, các doanh nghiệp trung ương đểđầu tư một số dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến.
- Bên cạnh việc đầu tư chiều sâu để hoàn chỉnh các nhà máy hiện có, nên tập trung đầu tư một số nhà máy mới để mở rộng quy mô sản xuất với công nghệ mới như
dệt thổi khí, công nghệ sản xuất vải kỹ thuật,...
- Xây dựng kế hoạch chiến lược sản phẩm phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế
quan để thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN.
- Thực hiện chương trình điều chỉnh cơ cấu ngành dệt nên tập trung xúc tiến nhanh việc đầu tư nhà máy liên hợp sợi-dệt-nhuộm, các thiết bị dệt vải, dệt khăn bông cao cấp, nhà máy dệt kim, sản xuất vải kỹ thuật.
B / Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
- Tập trung khai thác và chế biến các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ
lượng lớn như quặng: Sắt, Thiếc, Vàng...; có phương án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại trong chế biến sâu, Đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho các cơ sở
luyện kim và sản xuất VLXD trong nước, tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường. Không xuất khẩu tinh quặng và các sản phẩm khoáng sản thô.
- Phát triển ngành khai thác chế biến khoáng sản phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có của nước và đúng quy hoạch khai thác chế biến các loại khoáng sản trong nước đã
- Đa dạng hoá quy mô khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở không lãng phí tài nguyên và có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước; chú trọng công tác thăm dò tìm kiếm mỏ mới, trữ lượng mới.
C / Công nghiệp điện, nước và xử lý chất thải.
- Phấn đấu đáp ứng tối đa nhu cầu về nước, năng lượng điện cho phát triển KTXH. Đảm bảo chất lượng về dịch vụ cung cấp nước, điện phục vụ nhu cầu chung,
đặc biệt là sinh hoạt và sản xuất. Coi trọng tiết kiệm hai dạng năng lượng này để giảm thiểu những tác động xấu đối với môi trường.
- Có phương án đầu tư chiều sâu, đảm bảo sản xuất ổn định, hết công suất các cơ sở sản xuất điện, nước. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư mới cơ sở thuỷđiện, các nhà máy nước và các trạm thuỷđiện nhỏ, ứng dụng các dạng năng lượng điện khác phục vụ các xã vùng sâu, xa, nơi không đưa được điện lưới Quốc gia...
- Sớm hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cung cấp điện, nước trong nước đến năm 2025; có phương án đầu tư nâng cấp, đầu tư mới toàn bộ hệ thống.
D / Đối với ngành may
Trên cơ sở tận dụng các lợi thế, khắc phục các hạn chế chung của cả nước, phát huy các lợi thế so sánh của một thành phố biển, đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành may, lấy nhiệm vụ xuất khẩu làm hướng chính, từng bước nghiên cứu thâm nhập thị
trường trong nước. Dù có những khó khăn nhất định, nhưng đối với quá trình hội nhập AFTA ngành may Lào có nhiều thuận lợi nhờ thị trường ASEAN giảm thuế nhập khẩu, giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn.
Để thực hiện được định hướng đầu tư nêu trên theo nghiên cứu, nên triển khai một số biện pháp sau: tăng cường đầu tư chiều sâu và năng lực quản lý để có trình độ
công nghệ, chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, mẫu mốt để nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm, giảm dần phương thức gia công; chú trọng hơn đến thị
trường xuất khẩu, tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước; xúc tiến đầu tư nước ngoài; xây dựng một số cơ sở may mặc mạnh về vốn và kỹ thuật có khả năng nghiên cứu tạo mẫu, làm đầu mối cho các cơ sở may trong hoạt động tiếp thị, ký kết hợp đồng và hợp tác gia công; ưu tiên đầu tư sản xuất các phụ liệu cho ngành may thành phố và khu vực.
E / Đối với ngành da giày
Đầu tư bổ sung máy móc thiết bịđểđồng bộ hóa, hoàn chỉnh các công đoạn sản xuất, đầu tư mới một số nhà máy để mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Xây dựng một số cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu như đế giày, vải giả da, dây giày, tấm lót,... Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, mở
rộng phương thức xuất khẩu trực tiếp. Tăng dần tỷ trọng nguyên phụ liệu trong nước trong sản phẩm xuất khẩu.
F ) Ngành chế biến thực phẩm
- Tập trung đầu tưđổi mới công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đầu tư nâng cấp các hệ thống thiết bị phụ trợ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm như thiết bị lọc nước khử trùng, hệ thống máy điều hòa không khí, hệ
thống ánh sáng, nhà xưởng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, xử lý mùi hôi và chất thải của quá trình chế biến nhằm giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường. Nhanh chóng áp dụng hệ thống quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng tốt hơn các nguồn lực và thời gian.
Nhóm ngành sản xuất bột mì, xay xát gạo, chế biến thịt gia súc, gia cầm, sản xuất thuốc lá của Lào có khả năng cạnh tranh thấp, nhưng nhu cầu thị trường ASEAN, thế giới đòi hỏi ngày càng tăng. Để năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chế biến từ
nông sản, đáp ứng được quá trình hội nhập AFTA, nên chú trọng đầu tư mở rộng tạo nguyên liệu, tăng số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm; đầu tưđổi mới máy móc, thiết bị, công nghệđạt trình độ tiên tiến.
G ) Ngành sản xuất đồ uống
Công nghiệp sản xuất đồ uống ở Lào nên tập trung đổi mới công nghệ chế biến, phát triển trồng trọt và chăn nuôi đảm bảo nguyên liệu đầu vào nhằm chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế theo AFTA. Tập trung
đầu tư xây dựng nhà máy chế biến bia, nhà máy rượu chất lượng cao. Nhanh chóng áp dụng các hệ thống quản lý quốc tế như ISO 9000...Đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm tiên tiến đủ điều kiện để kiểm tra chất lượng nguyên liệu bán thành phẩm, thành phẩm.
cách thích hợp; lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại (khuyến khích tiếp nhận công nghệ hiện đại, kiên quyết ngăn chặn công nghệ lạc hậu), thông qua đổi mới công nghệ
giúp nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo thay thế hàng nhập khẩu.
*) Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, cần khuyến khích tài năng trẻ học tập sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng những thành quả công nghệ mới. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị
trường, công nghệ...
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp đểđầu tư cho nghiên cứu khoa học bên cạnh sự
khuyến khích của chính phủ nước CHDCND Lào cũng cần thực hiện các biện pháp sau: + Chủ động thông qua liên doanh, liên kết nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ để đầu tư cho sản xuất thiết bị trong nước nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hiện đại; khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng thiết bị chế tạo trong nước có chất lượng tương đương với thiết bị nhập khẩu.
+ Bồi dưỡng, nâng cao trình độ tiếp cận khoa học-kỹ thuật mới cho cán bộ quản lý doanh nghiệp đểđáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập và cạnh tranh.
+ Xây dựng chính sách vềđổi mới công nghệ, hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ. Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực