Những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý dạy học môn Vật lí theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 37)

8. Cấu trúc của đề tài

1.4. Những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý dạy học môn Vật lí theo

chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở trƣờng trung học phổ thông

1.4.1. Lập kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT

Để tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý dạy học môn Vật lí theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới của cả năm học, cần cụ thể hóa thành chƣơng trình hoạt động học kỳ, hàng tháng và theo chủ điểm.

Lập kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở trƣờng THPT cần bảo đảm một số yêu cầu cơ bản:

- Bám sát kế hoạch triển khai chƣơng trình giáo dục của các cấp quản lý trực tiếp. Để làm đƣợc điều này, nhà trƣờng cần có những thông tin căn bản, những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch nhƣ văn bản về chƣơng trình, nhiệm vụ năm học của cấp trên; những yêu cầu của cấp trên đối với dạy học môn Vật lí theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới …

- Thống nhất với các kế hoạch khác của nhà trƣờng. Kế hoạch quản lý dạy học môn Vật lí theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trƣờng THPT, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp đƣợc xây dựng trƣớc một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. Kế hoạch quản lý dạy học môn Vật lí theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới là chƣơng trình hành động của tập thể giáo viên đƣợc xây dựng trên cơ sở kế hoạch dạy học chung của nhà trƣờng.

Nội dung của kế hoạch dạy học Vật lí năm học thƣờng bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Mục tiêu, công việc:

Hiệu trƣởng cần xây dựng các mục tiêu về: quy mô, cơ cấu, chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động dạy học nói chung và dạy học Vật lí sẽ tiến hành.

Các công việc dự kiến có thể là: + Khai giảng năm học

+ Kế hoạch giáo dục nhà trƣờng nói chung và kế hoạch dạy học môn Vật lí nói riêng, tổ chức giảng dạy, học tập theo kế hoạch dạy học và chƣơng trình do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định và ban hành.

+ Kế hoạch dạy học môn Vật lí phải thể hiện rõ: Hoạt động giảng dạy lý thuyết, thực hành, thực tế, hoạt động dạy học Vật lí theo chủ đề trải nghiệm, chủ đề tích hợp liên môn; chủ đề giáo dục STEM môn vật lý, dạy học chủ đề tự chọn ở trƣờng THPT.

+ Công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu kém; dạy học theo hƣớng phân hóa định hƣớng nghề nghiệp; ôn thi tốt nghiệp.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên môn Vật Lý: Về chƣơng trình dạy học, về phƣơng pháp dạy học hiện đại; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí.

+ Kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Vật Lý: Kiểm tra, đánh giá định kỳ, tổng kết.

- Dự kiến việc phân bổ nguồn lực dạy học môn Vật Lý để thực hiện kế hoạch dạy học bao gồm:

+ Nhân sự dạy học: Hiệu trƣởng cần rè soát hoặc xây dựng kế hoạch về tổ chức bộ máy của trƣờng; rà soát hoặc thành lập và cử tổ trƣởng chuyên môn, thành lập và cử chủ tịch các hội đồng trong nhà trƣờng; dự kiến phân công công tác cho giáo viên giảng dạy môn Vật Lý dựa trên cơ sở trình độ đƣợc đào tạo và năng lực chuyên môn của giáo viên Vật Lý.

+ Tài chính: Hiệu trƣởng cần xây dựng kế hoạch nhu cầu tài chính của nhà trƣờng và dự kiến nguồn tài chính với số lƣợng cụ thể làm căn cứ thực tiễn cho việc xây dựng và thực hiện các hoạt động thực hành, thí nghiệm, dạy học trải nghiệm tại hiện trƣờng của môn Vật Lý, các hoạt động tham quan dã ngoại, hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học kỹ thuật theo môn học vv...

+ Cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học, lập kế hoạch cho từng hạng mục cơ sở vật chất, phƣơng tiện cần bổ sung trong dạy học Vật lý thuộc của từng học kỳ, từng năm học cho từng khối lớp, kế hoạch bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, dụng cụ thực hành, thí nghiệm một cách hiệu quả.

- Kế hoạch thời gian: Hiệu trƣởng cần xây dựng kế hoạch thời gian cụ thể nhằm định hƣớng cho hoạt động của tổ chuyên môn theo kế hoạch dạy học chung của toàn trƣờng.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT

Tổ chức dạy học môn Vật lí theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới là một chức năng quản lý quan trọng của Hiệu trƣởng ở trƣờng THPT. Để thực hiện chức năng này, Hiệu trƣởng trƣờng THPT cần thực hiện một số công việc nhƣ sau:

Hiệu trƣởng thành lập Ban chỉ đạo dạy học môn Vật lí theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. Hiệu trƣởng hoàn thiện tổ chức chính quyền quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý, phân công cho Phó Hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn trực tiếp theo dõi, giám sát việc thực hiện mục tiêu chƣơng trình dạy học nói chung và chƣơng trình dạy học môn Vật lí nói riêng, giám sát quá trình dạy học Vật Lý ở trƣờng THPT.

Định hƣớng cho hoạt động của tổ chuyên môn đặc biệt là môn Vật lý nâng cao chất lƣợng hoạt động của tổ chuyên môn. Giao nhiệm vụ cho trƣởng bộ môn Khoa học tự nhiên quản lý hoạt động chuyên môn môn Vật lí, lập kế hoạch dạy học, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học Vật lí.

Rà soát lại năng lực giảng dạy của giáo viên Vật Lý, huy động nguồn lực tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn Vật lý, đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học vật lý.

Hiệu trƣởng có những chính sách cụ thể đối với tổ chuyên môn, giáo viên dạy học Vật lý về vấn đề đảm bảo chất lƣợng dạy học và nâng cao chất lƣợng dạy học Vật Lý của nhà trƣờng.

Phân công phân nhiệm cho tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên về vấn đề thực hiện dạy học theo chủ đề liên môn, dạy học tích hợp các chủ đề giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Vật Lý theo định hƣớng phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác và các năng lực đặc thù của môn Vật lí. Hƣớng dẫn tổ chuyên

môn phân công giáo viên dạy minh họa bài học Vật lí và tổ chức cho giáo viên dự giờ, rút kinh nghiệm.

Phân công dạy học các chủ đề tự chọn theo định hƣớng nghề nghiệp; bồi dƣỡng học sinh giỏi, hỗ trợ học sinh yếu kém vv…

Chuẩn bị các nguồn lực để triển khai thực hiện dạy học trải nghiệm Vật lí tại hiện trƣờng, phòng thí nghiệm, thực hành, tổ chức tham quan các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vv…

Phối hợp với các doanh nghiệp, nhà sản suất, các lực lƣợng chính trị xã hội trên địa bàn để triển khai thực hiện các chủ đề dạy học STEM.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THPT

i. Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Vật lý ở trường THPT

Chƣơng trình dạy học môn Vật Lý gồm có 3 khối lớp: Chƣơng trình dạy học Vật lý lớp 10; Chƣơng trình dạy học Vật Lý lớp 11; Chƣơng trình dạy học Vật Lý lớp 12. Hiệu trƣởng căn cứ vào năng lực của từng giáo viên và của tổ chuyên môn, chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn giáo viên thực hiện đúng, đủ có chất lƣợng chƣơng trình dạy học của từng khối lớp, đảm bảo tính cân đối giữa lý thuyết với thực hành, phát huy khả năng trải nghiệm sáng tạo của học sinh, tăng cƣờng các hoạt động dạy học khám phá, dạy học theo tiếp cận năng lực và phân hóa trong dạy học Vật lí giúp học sinh phát triển tối đa năng lực của mình.

ii. Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Vật lý ở trường THPT theo chương trình mới

Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu bài học vật lý với các chủ đề dạy học: Dạy học Vật lí theo định hƣớng giáo dục STEM; dạy học Vật lí theo các chủ đề giáo dục; Dạy học Vật lí gắn với hiện trƣờng vv…Hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn phải thực hiện đồng bộ ở các khâu: Thiết kế bài học; tổ chức quan sát hoạt động học; Suy ngẫm để cải tiến giờ học cho bản thân.

Chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai cho giáo viên tham gia các Hội thảo seminar chuyên đề vật lý gắn với nội dung chƣơng trình sách giáo khoa Vật lý của từng khối lớp nhƣng có tính tính chất chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên.

Chỉ đạo tổ chuyên môn mời các chuyên gia giỏi ở các trƣờng Sƣ phạm, giáo viên cốt cán Vật lí về báo cáo chuyên đề về dạy học Vật Lý theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở trƣờng trung học phổ thông.

Chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn giáo viên tự nghiên cứu các chuyên đề dạy học Vật lý theo hình thức nghiên cứu và báo cáo trƣớc tổ bộ môn nhằm tạo môi trƣờng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa giáo viên với nhau trong dạy học, giáo dục học sinh.

iii. Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện dạy minh họa và thăm lớp dự giờ dạy minh họa môn Vật lý

Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn giáo viên tập trung thiết kế và tổ chức dạy minh họa theo chƣơng trình mới và tổ chức cho giáo viên tham gia dự giờ, tƣ vấn giúp đỡ đồng nghiệp để thay đổi.

Hƣớng dẫn tổ chuyên môn trƣớc hết phải thay đổi nhận thức của giáo viên về sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học để thiết kế và tổ chức bài dạy minh họa; thay đổi cho giáo viên về mục đích và ý nghĩa thiết thực của hoạt động dự giờ và chuẩn bị tâm lý cho giáo viên về hoạt động dự giờ là nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm và tƣ vấn giúp đỡ đồng nghiệp thay đổi theo hƣớng tích cực để nâng cao chất lƣợng dạy học Vật Lý.

Chỉ đạo hoạt động dạy minh họa và dự giờ theo kế hoạch, cách thức quan sát hoạt động học, nhận xét, đánh giá kết quả dạy học của giáo viên, hoạt động tƣ vấn giúp đỡ giáo viên thay đổi để nâng cao chất lƣợng dạy học.

Chỉ đạo tổ chuyên môn cách thức phản hồi thông tin với giáo viên về chất lƣợng giờ dạy, giúp giáo viên hoàn thiện để nâng cao năng lực dạy học và năng lực chuyên môn.

iv. Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo nghiên bài học hỗ trợ giáo viên tổ chức thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Vật lí

Hiệu trƣởng chỉ đạo trƣởng bộ môn nâng cao nhận thức cho giáo viên Vật Lí về đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học Vật lý để họ có nhận thức đúng, trên cơ sở đó trang bị cho giáo viên những phƣơng pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, giúp giáo viên thay đổi cách dạy và thay đổi cách học của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Vật Lí ở trƣờng THPT.

- Tăng cƣờng vận dụng những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tin học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

- Chỉ đạo giáo viên Vật lí đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng: Phát huy triệt để tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Vật lí; Phân hoá dạy học theo đặc điểm năng lực của nhóm học sinh và của từng học sinh theo định hƣớng nghề; Tăng cƣờng dạy phƣơng pháp tự học, tự hoàn thiện mình cho học sinh; Tạo điều kiện cho ngƣời học trải nghiệm, học qua trải nghiệm và học qua thực hành, thí nghiệm; Khai thác, sử dụng tối đa vốn sống, vốn kinh nghiệm của ngƣời học; Tạo điều kiện cho thông tin phản hồi hai chiều (từ ngƣời dạy đến ngƣời học và ngƣợc lại); Hình thành năng lực tự chủ, tự quản, tự học cho ngƣời học.

- Chỉ đạo đầu tƣ và sử dụng tối ƣu các điều kiện cốt yếu phục vụ cho hoạt động dạy học: Tiềm lực của đội ngũ giáo viên; Cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật...Xây dựng môi trƣờng giáo dục tích cực, tƣơng tác; Đổi mới cách tổ chức, quản lý để tối ƣu hoá quá trình dạy học; Chỉ đạo đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để thực sự góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Trong quản lý dạy học Vật Lý ở trƣờng THPT, hiệu trƣởng cần chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn giáo viên tăng cƣờng thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học Vật lý theo hƣớng dạy học giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, dạy

học dự án; dạy học thông qua thực hành, thí nghiệm, phƣơng pháp bàn tay nặn bột trong dạy học Vật lý vv..

Chỉ đạo giáo viên tăng cƣờng sử dụng các biện pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại trong dạy học Vật Lý bao gồm các kĩ thuật sau đây: Kĩ thuật công não; Kĩ thuật làm việc nhóm; Kĩ thuật 635; Kĩ thuật 3 lần 3; Kĩ thuật nhóm lắp ghép; Kĩ thuật phản hồi nhanh ; Kĩ thuật liên kết ý tƣởng trong dạy học vật lý vv..

v. Chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý nề nếp hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh

Nề nếp dạy học là trạng thái vận động của hoạt động dạy học Vật lí diễn ra theo trình tự, có tổ chức, có kế hoạch mang tính chất hành chính - sƣ phạm trong nhà trƣờng THPT, nó có tác dụng tạo nền tảng cho hoạt động dạy và học vận động phát triển. Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý công tác lập kế hoạch dạy học của giáo viên; nề nếp ra vào lớp của giáo viên học sinh, nề nếp sinh hoạt chuyên môn của giáo viên, của tổ chuyên môn, nề nếp chấp hành đúng các quy chế chuyên môn, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, quy chế hoạt động giảng dạy của giáo viên bộ môn.

Chỉ đạo thực hiện nề nếp thực hành, thí nghiệm và tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm, dạy học theo chủ đề tự chọn, nề nếp tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

vi. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của học sinh Căn cứ vào nội dung chƣơng trình dạy học môn Vật Lý đƣợc ban hành, căn cứ vào hƣớng dẫn kiểm tra, đánh giá môn học của Bộ Giáo dục - Đào tạo, của Sở Giáo dục - Đào tạo, Hiệu trƣởng Trƣờng THPT chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn giáo viên Vật Lý thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả dạy học theo đúng quy đinh về môn học: Đảm bảo đúng số lần kiểm tra, chuẩn đánh giá vv…

Tăng cƣờng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách thƣờng xuyên, đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập nhằm tạo động lực cho việc học tập của học sinh diễn ra một cách hiệu quả.

Chỉ đạo giáo viên kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, nhƣ kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra kết quả của nhóm, kiểm tra theo tuần, theo tháng, kiểm tra lý thuyết kết hợp với kiểm tra kiến thức vận dụng, thực hành, thí nghiệm của học sinh và đánh giá gắn với bối cảnh của học sinh.

vii. Chỉ đạo tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học Vật lý

Xác đinh các nguồn lực đảm bảo cho việc đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ DH Vật lí với các hoạt động thực hành, thí nghiệm theo chƣơng trình học tập tại trƣờng. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đƣợc cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)