1.2.1. Theo dõi đặc biệt
Theo dõi đặc biệt là biện pháp tăng cƣờng kiểm tra, giám sát tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tình trạng TSBĐ của khách hàng khi khoản vay bắt đầu bị quá hạn. Biện pháp này nhằm giúp NHTM kịp thời nắm bắt thông tin khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ, nguyên nhân quá hạn, từ đó có những hƣớng xử lý tiếp theo là tiếp tục cấp tín dụng, hạn chế hoặc dừng cấp tín dụng tùy theo tình hình thực tế của khách hàng.
1.2.2. Tiếp tục cấp tín dụng với điều kiện chặt chẽ hơn
Sau khi xác định đƣợc nguyên nhân quá hạn do những khó khăn tạm thời, khách hàng vẫn hoạt động kinh doanh bình thƣờng, ngân hàng sẽ tiếp tục cấp tín dụng nhƣng với các điều kiện chặt chẽ hơn. Ngân hàng tiếp tục theo dõi đặc biệt khách hàng để có những bƣớc xử lý kịp thời nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng thay đổi.
1.2.3. Hạn chế, giảm dần dƣ nợ
Biện pháp hạn chế, giảm dần dƣ nợ áp dụng đối với các khách hàng thƣờng xuyên có nợ quá hạn, khách hàng vẫn còn hoạt động kinh doanh nhƣng có dấu hiệu kém hiệu quả, thƣờng xuyên chậm trả gốc và lãi. Với biện pháp này, ngân hàng vẫn tiếp tục cấp tín dụng nhƣng số tiền giải ngân ra phải thấp hơn số tiền thu nợ, theo đó dƣ nợ xấu sẽ đƣợc giảm sau các lần giải ngân, thu nợ. Tỷ lệ giải ngân trên số tiền thu nợ cao hay thấp là tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng khách hàng nhƣng phải đảm bảo khách hàng vẫn có đủ nguồn vốn để hoạt động. Tỷ lệ này nếu quá thấp, khách hàng không đủ nguồn vốn hoạt động, hoạt động kinh doanh sẽ trở nên xấu hơn, sẽ tác động ngƣợc lại đến khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng sẽ khó thu hồi đƣợc vốn hơn.
1.2.4. Yêu cầu bổ sung, thay đổi biện pháp bảo đảm
Sau khi ngân hàng đánh giá lại TSBĐ, nếu giá trị tài sản bị giảm sút so với thời điểm đánh giá trƣớc đó và giá trị tài sản không đủ đảm bảo dƣ nợ vay thì ngân hàng yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản hoặc đổi TSBĐ khác có giá trị cao hơn.
Đối với khách hàng vay vốn có tín chấp một phần, khi phát sinh nợ xấu, thông thƣờng ngân hàng sẽ yêu cầu bổ sung thêm TSBĐ để hạn chế tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.
1.2.5. Dừng cấp tín dụng
Ngân hàng dừng cấp tín dụng đối với những khách hàng có tình hình hoạt động kinh doanh yếu kém, không có khả năng phục hồi, khách hàng thiếu thiện chí trả nợ. Ngân hàng sẽ áp dụng những biện pháp xử lý khác, kiểm soát chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng để thu hồi nợ.
1.2.6. Tái cấu trúc hoặc tái cơ cấu nợ
Đối với các khoản nợ xấu mà sau khi phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng mà ngân hàng đánh giá còn có thể phục hồi, phát triển đƣợc thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp tái cơ cấu lại nợ. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có thể áp dụng các phƣơng pháp nhƣ điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, cụ thể:
- Khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và ngân hàng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ đƣợc điều chỉnh thì ngân hàng áp dụng biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
- Trong trƣờng hợp khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và đƣợc ngân hàng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì ngân hàng áp dụng biện pháp gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
1.2.7. Miễn giảm lãi
Đối với các khách hàng gặp khó khăn về tài chính nhƣng có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp miễn giảm một phần hoặc toàn bộ lãi vay nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ. Tuy nhiên, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện miễn giảm lãi của ngân hàng. Và tùy từng trƣờng hợp khách hàng mà ngân hàng áp
dụng tỷ lệ miễn giảm lãi khác nhau.
1.2.8. Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu
Chứng khoán hóa nợ xấu là một biện pháp xử lý nợ đƣợc áp dụng thành công ở nhiều nƣớc phát triển trên thế giới. Theo đó, nợ xấu sẽ đƣợc chuyển thành trái phiếu hoặc cổ phiếu, đƣợc “đóng gói” bởi một tổ chức chuyên trách và bán đấu giá trên thị trƣờng. Các chứng khoán này đƣợc đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc bởi một TCTD hay cơ quan quản lý. Biện pháp chứng khoán hóa giúp ngân hàng rút ngắn đƣợc thời gian xử lý nợ xấu, tăng khả năng thanh khoản của tài sản. Tuy nhiên, để áp dụng đƣợc biện pháp này cần có một thị trƣờng chứng khoán và hệ thống pháp lý đủ tiêu chuẩn.
1.2.9. Xử lý tài sản bảo đảm
Đối với các khoản nợ xấu mà khách hàng không còn nguồn để trả nợ, ngân hàng buộc phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Ngân hàng sẽ thỏa thuận với khách hàng tự bán tài sản hoặc ngân hàng sẽ tìm đối tác để bán tài sản hoặc bán thông qua trung tâm bán đấu giá.
1.2.10. Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý
Ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đã trích lập để xử lý các khoản nợ xấu. Biện pháp này thực chất là ngân hàng sử dụng nội lực của mình để xử lý nợ. Các khoản nợ sau khi đƣợc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro đƣợc chuyển sang tài khoản ngoại bảng để tiếp tục theo dõi thu hồi nợ.
1.2.11. Bán nợ cho VAMC
Ngân hàng có thể bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Sau khi bán nợ, ngân hàng sẽ thu về trái phiếu đặc biệt, và hàng năm sẽ phải trích lập dự phòng 20% cho trái phiếu, lãi suất trái phiếu là 0%/năm. Quá trình mua bán trên không phải là hình thức mua đứt bán đoạn, việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm sẽ đƣợc ủy quyền cho ngân hàng. Nhƣ vậy, sau khi bán nợ xấu trách nhiệm thu hồi nợ vẫn thuộc về ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng sẽ làm sạch đƣợc nợ xấu trong bảng cân đối kế toán và có thời hạn 5 năm để xử lý nợ.
1.2.12. Khởi kiện
Khi khách hàng chay ì, thiếu thiện chí trả nợ, ngân hàng sẽ khởi kiện ra tòa nhờ phán quyết của tòa án buộc khách hàng phải trả nợ. Tuy nhiên, thời gian xử lý các vụ khởi kiện thƣờng kéo dài rất lâu.
1.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số ngân hàng thƣơng mại khác 1.3.1. Kinh nghiệm của Bank Of America tại Mỹ
Bank of America (BOA) là một trong những tổ chức tài chính hàng đầu thế giới, phục vụ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập đoàn lớn với đầy đủ các lĩnh vực ngân hàng, đầu tƣ, quản lý tài sản và các sản phẩm và dịch vụ quản lý tài chính và rủi ro khác. BOA có khoảng 4.400 trung tâm tài chính bán lẻ, xấp xỉ 16.000 máy ATM và ngân hàng kỹ thuật số từng đoạt giải thƣởng với khoảng 36 triệu ngƣời dùng, bao gồm khoảng 25 triệu ngƣời dùng di động. BOA có lịch sử trên 200 năm và hoạt động trên 35 quốc gia trên thế giới.1
Một trong các hoạt động của BOA là cung cấp các khoản cho vay thông qua thẻ tín dụng và rủi ro không thu đƣợc nợ là không thể tránh khỏi. Khi phát sinh một khoản thanh toán bị quá hạn, ngân hàng sẽ gọi điện cho khách hàng để nhắc nhở trả nợ. Các khoản nợ thẻ tín dụng quá hạn thanh toán trên 90 ngày đƣợc xem là nợ có vấn đề (problem loan)2. Để xử lý các khoản nợ này, BOA có thể dùng dự phòng để xóa xổ các khoản vay ra khỏi bảng cân đối kế toán. Mặc dù xóa sổ nhƣng ngân hàng vẫn có thể thu hồi nợ. Nếu một khách hàng có nợ xấu tại một ngân hàng và ngân hàng đó xóa sổ, ngân hàng có thể báo cáo khoản nợ đã đƣợc xóa sổ cho Trung tâm thông tin tín dụng. Khoản nợ bị xóa sẽ xuất hiện trên báo cáo tín dụng của khách hàng và cho biết số tiền khách hàng nợ và thời gian thanh toán quá hạn và đƣợc lƣu giữ trên báo cáo tín dụng trong tối đa 7 năm. Điều này sẽ làm giảm điểm tín dụng của khách hàng trên báo cáo tín dụng, ở Mỹ các khách hàng cá nhân rất coi trọng điểm tín dụng của mình.
Ngoài ra, BOA cũng có thể xử lý bằng cách thuê các công ty mua bán nợ
1
thay mặt ngân hàng để đòi nợ hoặc bán nợ cho các công ty này và công ty mua bán nợ có quyền tìm cách thu nợ từ khách hàng. Ở Mỹ không giới hạn số lần bán nợ, các công ty mua nợ này có thể bán tiếp khoản nợ cho các công ty mua nợ khác. Tuy nhiên, hầu hết các tiểu bang ở Mỹ cho rằng khách hàng vay không thể chịu trách nhiệm về một khoản vay nợ chƣa thanh toán mãi mãi. Vì vậy, các tiểu bang quy định một khoảng thời gian mà ngân hàng có thể kiện ngƣời vay để trả nợ. Đối với nợ thẻ tín dụng, mỗi tiểu bang có quy định giới hạn riêng, thƣờng là từ 3 đến 6 năm, tuy nhiên có 4 tiểu bang quy định thời hạn kéo dài từ 7 năm trở lên.3
Trƣờng hợp BOA không bán nợ, ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng để thu hồi nợ. Khách hàng không muốn ảnh hƣởng đến điểm tín dụng trên báo cáo tín dụng hoặc muốn vay một khoản vay khác thì phải trả nợ cho ngân hàng. Nếu khách hàng kiên trì không trả nợ hoặc khách hàng khó khăn về tài chính, ngân hàng có thể thỏa thuận giảm số tiền nợ khách hàng phải trả để khích lệ khách hàng trả nợ. Tỷ lệ giảm nợ của BOA cao hay thấp tùy thuộc từng trƣờng hợp khách hàng, thời gian quá hạn và thời gian giới hạn ở từng tiểu bang. Trƣờng hợp cụ thể của một khách hàng tại Texas Mỹ, khách hàng nhận đƣợc thƣ của BOA thông báo về một khoản nợ thẻ tín dụng vào tháng 01/2017 nhƣ sau: “Chúng tôi đang cung cấp cho bạn cơ hội để thanh toán khoản nợ trên tài khoản đã đƣợc xóa sổ của bạn kết thúc bằng 0663 với số tiền $1.560,00. Số tiền thanh toán là 29,84% trên số dƣ hiện tại còn nợ là $5.228,00.”4 Thời gian ngân hàng có thể khởi kiện là 4 năm theo quy định của bang Texas, khoản nợ này đã quá hạn thanh toán 5 năm và ngân hàng đã khởi kiện nhƣng vẫn chƣa thu hồi đƣợc. BOA đã quyết định giảm số tiền nợ phải trả để thu hồi nợ.
1.3.2. Kinh nghiệm của HSBC tại Ấn Độ
Ngân hàng thƣơng mại HSBC là ngân hàng thƣơng mại toàn cầu hoạt động trên 53 quốc gia trên thế giới. Tại Ấn Độ, HSBC có trụ sở tại Mumbai, Maharashtra. HSBC làm việc với nhiều khách hàng, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các công ty trung gian và các công ty đa quốc gia lớn, cung cấp cho các công ty này
3
những công cụ họ cần để hoạt động hiệu quả. HSBC Ấn Độ hỗ trợ khách hàng bằng vốn lƣu động, cho vay dài hạn và mua lại hoặc tài trợ dự án, và chuyên môn để giúp khách hàng huy động tiền từ thị trƣờng chứng khoán và trái phiếu.
Hindusthan National Glass (HNG) là nhà máy sản xuất kính tự động đầu tiên ở Ấn Độ và có số lƣợng khách hàng tại hơn 23 quốc gia trên thế giới. HNG đã chậm trả các nghĩa vụ trả nợ cho HSBC từ tháng 12/2014. Vào tháng 03/2017, HSBC Ấn Độ đã bán khoản cho vay của mình trong HNG cho ARG, công ty tái cấu trúc tài sản lớn nhất Ấn Độ, với mức chiết khấu khoảng 40% – 45%.5 Việc thỏa thuận bán nợ này cho thấy HSBC muốn đẩy nhanh tiến trình xử lý thu hồi nợ để thu về tiền mặt và nhằm thanh lọc bảng cân đối kế toán của mình.
ARC trả cho ngân hàng 15% số tiền bằng tiền mặt, 85% còn lại đƣợc trả dƣới hình thức trái phiếu do ARC phát hành
1.3.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn6
Từ năm 2008, Công ty cổ phần Thanh Niên đã có quan hệ tín dụng với BIDV Bắc Sài Gòn để thực hiện dự án chung cƣ The Harmona tại đƣờng Trƣơng Công Định, phƣờng 14, quận Tân Bình, TP.HCM. Khoản vay này đƣợc Công ty Vật tƣ xuất nhập khẩu Tân Bình bảo lãnh. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tƣơng lai của dự án và quyền tài sản phát sinh từ dự án. Tài sản bảo đảm đã đƣợc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định. Dự án bắt đầu bàn giao nhà từ tháng 09/2013 và đến năm 2016, dự án đã hoàn thành và bàn giao cho 100% dân cƣ.
Từ đầu năm 2016, khoản vay của Cty Thanh Niên bắt đầu bị quá hạn, dƣ nợ là 244 tỷ đồng, BIDV Bắc Sài Gòn đã nhiều lần nhắc nhở và làm việc với đơn vị cùng bên bảo lãnh để lên phƣơng án trả nợ nhƣng Cty Thanh Niên không thực hiện đúng cam kết. Lần làm việc vào ngày 29/04/2016, Cty Vật tƣ xuất nhập khẩu Tân Bình và BIDV Bắc Sài Gòn tiếp tục có thoả thuận là chậm nhất đến ngày
5
20/05/2016 nếu Cty Thanh Niên chƣa thanh toán hết nợ quá hạn thì Cty Tân Bình đồng ý bàn giao tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất thế chấp là dự án The Harmona để ngân hàng tiến hành xử lý TSBĐ thu hồi nợ vay. Ngân hàng sẽ thông báo đến Ban quản lý chung cƣ The Harmona, các cơ quan chính quyền địa phƣơng để tiến hành thu hồi tài sản đảm bảo.
Thế nhƣng, đến ngày 24/05/2016, Công ty Thanh Niên vẫn chƣa thanh toán bất kỳ một khoản nợ nào nhƣ đã cam kết. Vì vậy, BIDV Bắc Sài Gòn đã phát hành thông báo số 840 yêu cầu Cty Tân Bình và Ban quản lý chung cƣ The Harmona thu xếp, thực hiện nghĩa vụ bàn giao TSBĐ nêu trên cho ngân hàng để "xử lý theo thỏa thuận". Việc thông báo thu hồi TSBĐ của BIDV Bắc Sài Gòn đã gây hoang mang cho gần 600 hộ dân đang sinh sống ở chung cƣ và gây ảnh hƣởng không tốt trong dƣ luận. Các hộ dân ở đây đã thanh toán tiền mua chung cƣ cho chủ đầu tƣ nhƣng chƣa làm thủ tục sang tên do dự án đang thế chấp tại ngân hàng và các hộ dân không biết dự án đã thế chấp cho đến khi ngân hàng ra thông báo siết tài sản. Cty Thanh Niên không muốn ảnh hƣởng đến uy tín và hình ảnh của Cty, nhất là ảnh hƣởng đến 600 hộ dân đang sinh sống nên ngày 26/05/2016, Cty đã có buổi làm việc với BIDV Bắc Sài Gòn và cam kết thanh toán toàn bộ dƣ nợ khoản vay trƣớc ngày 15/06/2016 để ngân hàng giải chấp tài sản.
Ngày 16/06/2016, BIDV Bắc Sài Gòn đã nhận đƣợc thanh toán khoản nợ 244 tỷ đồng của Cty Thanh Niên và ra thông báo hủy bỏ việc thực hiện việc siết chung cƣ The Harmona để thu nợ.
1.3.4. Các bài học kinh nghiệm xử lý nợ cho Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu
Qua kinh nghiệm thực tế xử lý nợ xấu của BOA tại Mỹ, HSBC Ấn Độ và