So sánh chất lƣợng tín dụng với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 50 - 56)

2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng

2.2.3. So sánh chất lƣợng tín dụng với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn

Tồn địa bàn tỉnh Bạc Liêu có 17 NHTM và 07 Quỹ tín dụng nhân dân với mạng lƣới hoạt động là 157 điểm giao dịch. Cuối năm 2017, tổng dƣ nợ cho vay của toàn địa bàn tỉnh Bạc Liêu là 22.363 tỷ đồng, trong đó nợ nội bảng là 21.483 tỷ đồng, nợ ngoại bảng là 880 tỷ đồng. Nợ xấu nội bảng của toàn tỉnh là 344 tỷ đồng, chiếm 1,6% trong tổng dƣ nợ cho vay nội bảng. Tổng nợ xấu cho vay bao gồm nợ xấu nội bảng và nợ ngoại bảng là 1.224 tỷ đồng, chiếm 5,47% trong tổng dƣ nợ cho vay của toàn tỉnh.

Tổng dƣ nợ cho vay của toàn địa bàn tỉnh là 22.363 tỷ đồng, trong đó Agribank chiếm thị phần cao nhất là 29%, kế đến là BIDV chiếm thị phần 17%, Vietinbank chiếm thị phần 12%, Vietcombank chiếm thị phần 10%, Sacombank chiếm thị phần 5%, các TCTD khác là 24% (Hình 2.4).

Hình 2.4. Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2017

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng của NHNN Bạc Liêu năm 2017 29% 17% 12% 10% 5% 3% 24% Agribank BIDV Vietinbank Vietcombank Sacombank Eximbank Các TCTD khác

Trong 04 NHTM có thị phần tín dụng cao nhất trên địa bàn thì VCB Bạc Liêu có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất so với các NHTM khác (Bảng 2.6), cho thấy chất lƣợng tín dụng của ngân hàng tốt hơn các NHTM khác. So sánh số liệu trong Bảng 2.6, ngân hàng có chất lƣợng tín dụng thấp nhất trên địa bàn là BIDV Bạc Liêu với tỷ lệ nợ xấu nội bảng là là 2% trong tổng dƣ nợ nội bảng và tỷ lệ nợ xấu cho vay là 7,14% trong tổng dƣ nợ cho vay.

Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2017

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Agrib ank BIDV Vietin bank Vietco mban k Sacom bank Eximb ank Các TCTD khác Toàn địa bàn Nợ xấu nội bảng (1) 55 73 21 3 12 1 179 344 Tổng dƣ nợ nội bảng (2) 6.184 3.647 2.524 2.084 1.066 561 5.417 21.483 Tỷ lệ nợ xấu nội bảng (1)/(2) (%) 0,89 2,00 0,83 0,14 1,13 0,18 3,30 1,60

Nợ theo dõi ngoại

bảng (3) 393 202 162 49 2 18 54 880

Tổng nợ xấu cho vay

(1)+(3) 448 275 183 52 14 19 233 1.224

Tổng dƣ nợ cho vay

(2)+(3) 6.577 3.849 2.686 2.133 1.068 579 5.471 22.363

Tỷ lệ nợ xấu cho vay

(1+3)/(2+3) (%) 6,81 7,14 6,81 2,42 1,31 3,28 4,26 5,47

Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng của NHNN Bạc Liêu năm 2017

Nếu chỉ xét dƣ nợ nội bảng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng ở dƣới mức 3%. Tuy nhiên, nợ xấu của các ngân hàng tập trung chủ yếu ở nợ ngoại bảng. Tổng nợ xấu cho vay của toàn địa bàn chủ yếu là nợ xấu của các NHTM lớn nhƣ Agribank, BIDV và Vietinbank với tỷ trọng nợ xấu lần lƣợt là 37%, 22% và 15% (Hình 2.5). Vietcombank có thị phần tín dụng là 10% nhƣng tỷ trọng nợ xấu chỉ chiếm 4% trong tổng nợ xấu của tồn địa bàn.

Hình 2.5. Tỷ trọng dƣ nợ xấu cho vay của các TCTD trong tổng dƣ nợ xấu của tỉnh Bạc Liêu năm 2017

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng của NHNN Bạc Liêu năm 2017

2.2.4. Thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu

Vấn đề nợ xấu là vấn đề không mong muốn của tất cả các NHTM. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao làm tăng chi phí trích lập dự phịng, ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, Ban lãnh đạo ngân hàng đã luôn đánh giá cao tầm quan trọng của việc xử lý nợ xấu. Từ năm 2012, VCB Bạc Liêu đã thành lập Hội đồng xử lý rủi ro cơ sở theo quy định của Vietcombank Trụ sở chính. Giám đốc, Phó Giám đốc giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và lãnh đạo các phòng nghiệp vụ liên quan là thành viên của Hội đồng. Việc xử lý nợ xấu không chỉ thực hiện đối với các khoản nợ xấu nội bảng (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) và nợ xấu theo dõi ngoại bảng mà còn thực hiện đối với các khoản nợ nhóm 2 để hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh cho ngân hàng. Định kỳ hàng tháng, Hội đồng xử lý rủi ro cơ sở sẽ họp để đánh giá tình hình cụ thể các khoản nợ xấu, nợ có khả năng chuyển nợ xấu, nợ đã xử lý DPRR và các khoản nợ đã bán cho VAMC, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể áp dụng đối với từng khách hàng nhằm xử lý nợ xấu kịp thời và nhanh chóng. Các biện pháp xử lý nợ mà ngân hàng đã áp dụng từ trƣớc đến nay bao gồm:

37% 22% 15% 4% 1% 2% 19% Agribank BIDV Vietinbank Vietcombank Sacombank Eximbank Các TCTD khác

a. Theo dõi đặc biệt

Ngay khi khoản vay bị quá hạn hoặc có dấu hiệu quá hạn, ngân hàng áp dụng biện pháp theo dõi đặc biệt để đôn đốc khách hàng trả nợ. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng, tình trạng TSBĐ, đánh giá những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng là tạm thời hay kéo dài. Tùy theo tình hình thực tế của khách hàng mà ngân hàng có những biện pháp thực hiện kế tiếp là tiếp tục cho vay với điều kiện chặt chẽ hơn, hoặc hạn chế cấp tín dụng, hoặc quan hệ tín dụng bình thƣờng nếu tình hình kinh doanh của khách hàng trở về ổn định...

b. Tiếp tục cấp tín dụng với điều kiện chặt chẽ hơn

Nếu ngân hàng xét thấy tình hình kinh doanh, tài chính của khách hàng gặp khó khăn tạm thời, khách hàng vẫn có thiện chí trả nợ, ngân hàng sẽ tiếp tục cấp tín dụng tạo nguồn vốn để khách hàng hoạt động kinh doanh nhƣng với điều kiện chặt chẽ hơn, đồng thời theo dõi đặc biệt khách hàng. Ví dụ nhƣ phải cung cấp các hợp đồng đầu ra mới giải ngân cho khách hàng thanh tốn tiền mua hàng nhà cung cấp; thơng thƣờng khách hàng đƣợc nợ hóa đơn chứng từ trong vòng 07 ngày sau khi giải ngân nhƣng thắt chặt điều kiện này, khách hàng phải cung cấp đầy đủ lúc giải ngân.

c. Hạn chế, giảm dần dƣ nợ

Đối với những khách hàng vẫn đang hoạt động kinh doanh bình thƣờng nhƣng có dấu hiệu kinh doanh kém hiệu quả, thƣờng xuyên chậm trả gốc và lãi, ngân hàng sẽ tiếp tục cấp tín dụng nhƣng hạn chế, giảm dần dƣ nợ, số tiền cho vay ra phải đảm bảo thấp hơn số tiền thu nợ. Biện pháp này ngân hàng thƣờng áp dụng đối với các khách hàng nợ nhóm 2, tỷ lệ giải ngân lại trên số tiền thu nợ tùy vào tình hình khách hàng, thƣờng là dƣới 90%.

d. Yêu cầu bổ sung, thay đổi biện pháp bảo đảm

Sau khi đánh giá thực trạng TSBĐ, nếu xét thấy tài sản thế chấp giảm giá trị khơng đủ đảm bảo nợ vay thì ngân hàng đàm phán với khách hàng bổ sung tài sản hoặc đổi tài sản thế chấp khác. Hoặc các trƣờng hợp khách hàng có tỷ lệ tín chấp

quá cao, nay khách hàng bị nợ xấu nên ngân hàng giảm tỷ lệ tín chấp lại, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm TSBĐ hoặc giảm dƣ nợ tƣơng ứng. Biện pháp này đối với những khách hàng mới bị quá hạn, tình hình kinh doanh cịn tốt, có thiện chí trả nợ thì có thể thực hiện đƣợc. Còn đối với những khách hàng tình hình kinh doanh khơng tốt, ngân hàng hạn chế giải ngân thì thơng thƣờng khách hàng khơng có thiện chí bổ sung hoặc thay thế TSBĐ khác.

e. Dừng cấp tín dụng

Sau khi đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không thể phục hồi, khách hàng thiếu thiện chí trả nợ, có thái độ né tránh ngân hàng... thì ngân hàng sẽ dừng cấp tín dụng, tiếp tục bám sát tình hình khách hàng, nắm bắt thơng tin các khoản phải thu từ đó tạo sức ép buộc khách hàng trả nợ.

f. Cấu trúc lại nợ

Việc ngân hàng cấu trúc nợ sẽ làm giảm bớt áp lực trả nợ của khách hàng trong ngắn hạn, theo đó thời hạn trả nợ hoặc kỳ hạn trả nợ đƣợc điều chỉnh phù hợp hơn với tình hình hiện tại của khách hàng. Biện pháp này ngân hàng áp dụng khi xét thấy việc cấu trúc lại nợ sẽ hỗ trợ phần nào khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, hoạt động kinh doanh của khách hàng sớm trở lại bình thƣờng và thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng.

Trong năm 2013, ngân hàng có thực hiện cơ cấu nợ cho 01 khách hàng DN với dƣ nợ đƣợc cơ cấu là 17,7 tỷ đồng (Báo cáo xử lý nợ của VCB Bạc Liêu, 2013). Tuy nhiên sau thời gian cơ cấu nợ khách hàng vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.

g. Phát mãi tài sản bảo đảm

Đối với những khách hàng khơng cịn nguồn thu để trả nợ, ngân hàng sẽ đàm phán với khách hàng bán TSBĐ. Với khách hàng cá nhân, TSBĐ thƣờng cao hơn so với giá trị khoản vay nên sau khi bán tài sản ngân hàng có thể thu hồi hết nợ gốc và lãi. Còn đối với khách hàng DN, do có thể áp dụng chính sách tín chấp nên phần lớn giá trị TSBĐ thƣờng nhỏ hơn giá trị khoản vay nên số tiền thu đƣợc từ bán tài sản không đủ trả nợ gốc cho ngân hàng. Việc khách hàng chủ động bán tài sản có thể

tiết kiệm chi phí hơn, giá bán có thể cao hơn so với trƣờng hợp ngân hàng bán tài sản, do đó sẽ có lợi hơn cho khách hàng. Trong trƣờng hợp khách hàng không chủ động bán tài sản, ngân hàng sẽ tìm đối tác bán hoặc bán thơng qua Trung tâm bán đấu giá. Trƣớc khi thực hiện, ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng biết về việc phát mãi tài sản.

Kết quả thu hồi nợ bằng biện pháp phát mãi tài sản trong năm 2013 là 2,9 tỷ đồng, năm 2014 là 2,3 tỷ đồng, năm 2015 là 2,1 tỷ đồng, năm 2017 là 5,6 tỷ đồng.

h. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro

Định kỳ hàng quý, Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh họp về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng của chi nhánh. Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình các khoản nợ xấu, Hội đồng sẽ xem xét các khoản nợ cần đƣợc xử lý bằng quỹ dự phịng và trình lên Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng tại Trụ sở chính phê duyệt. Theo đó, các khoản nợ đƣợc xử lý sẽ đƣợc chuyển sang tài khoản ngoại bảng để tiếp tục theo dõi thu hồi nợ. Biện pháp này thực chất là dùng nội lực của chính ngân hàng để xử lý, mục đích là làm sạch nội bảng. Từ năm 2013 đến nay, ngân hàng đã xử dụng dự phòng để xử lý 03 khách hàng với tổng dƣ nợ đã xử lý là 50,4 tỷ đồng (Báo cáo xử lý nợ của VCB Bạc Liêu, 2013-2017).

i. Bán nợ cho VAMC

Trong năm 2013, ngân hàng phát sinh nợ xấu của 01 DN thủy sản với dƣ nợ là 42,2 tỷ đồng làm dƣ nợ xấu của ngân hàng tăng cao đột biến đƣa tỷ lệ nợ xấu lên gần 9%. Trƣớc đó, ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để xử lý nhƣ siết chặt điều kiện giải ngân, hạn chế cấp tín dụng, cơ cấu kỳ hạn trả nợ,... nhƣng kết quả khơng khả quan, tình hình tài chính của khách hàng yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng và có thời gian dài ngƣng hoạt động. Đến cuối năm 2013, cùng với Vietcombank Trụ sở chính, chi nhánh đã thực hiện bán nợ xấu cho VAMC, dƣ nợ đã bán là 42,2 tỷ đồng và thu về trái phiếu đặc biệt mệnh giá 34,2 tỷ đồng (Báo cáo xử lý nợ của VCB Bạc Liêu, 2013). Nhƣ vậy, phần lớn nợ xấu của ngân hàng đã đƣợc chuyển đổi dƣới dạng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2013 giảm xuống còn 0,04%.

j. Khởi kiện

Sau khi đã thực hiện các biện pháp xử lý nợ nhƣng khách hàng vẫn chây ì, khơng có thiện chí trả nợ, ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp khởi kiện, nhờ sự can thiệp của Tòa án buộc khách hàng trả nợ. Từ năm 2013 đến nay, ngân hàng đã khởi kiện 05 khách hàng, trong đó số khách hàng DN là 04 khách hàng, số khách hàng cá thể là 01 khách hàng (Báo cáo xử lý nợ của VCB Bạc Liêu, 2013-2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)