Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 62)

Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu

Trong những năm qua, VCB Bạc Liêu đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ xấu và thu hồi đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, từ năm 2016 trở đi số lƣợng khách hàng nợ xấu tăng cao, dƣ nợ phải xử lý DPRR tăng đáng kể, làm tăng áp lực thu hồi nợ cho ngân hàng. Nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại VCB Bạc Liêu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

3.2.1.1. Thành lập bộ phận xử lý nợ chuyên biệt

Lãnh đạo ngân hàng có thể xem xét việc thành lập bộ phận xử lý nợ chuyên biệt để tránh trƣờng hợp cán bộ tín dụng vừa phải phát triển dƣ nợ tín dụng, vừa phải xử lý nợ xấu nên dễ lơ là trong việc xử lý nợ. Bộ phận xử lý nợ có thể trực thuộc Phòng Khách hàng nhƣng phải hoạt động tách biệt với bộ phận cho vay, không sử dụng cán bộ tín dụng hay lãnh đạo phòng gây ra nợ xấu để làm công tác xử lý nợ mà phải dùng cán bộ khác để tránh trƣờng hợp cán bộ thông đồng với khách hàng. Cán bộ làm công tác xử lý nợ xấu phải có kinh nghiệm về tín dụng và xử lý nợ xấu, có thái độ nhiệt tình, hiểu biết về pháp luật và đặc biệt là có mối quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành nhƣ là Tòa án, Thi hành án, chính quyền địa phƣơng,… Nhiệm vụ của bộ phận xử lý nợ là theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ, đề xuất các giải pháp xử lý nợ đối với từng khách hàng và thực hiện các thủ tục pháp lý về tố tụng, khởi kiện. Ngân hàng cũng cần có chính sách khen thƣởng kịp thời cán bộ xử lý nợ khi xử lý thành công từng vụ việc. Công tác xử lý nợ xấu có hiệu quả hay không một phần là do trình độ của cán bộ làm công tác xử lý nợ. Do đó, ngân hàng phải thƣờng xuyên mở các khóa học, tập huấn, mời các chuyên gia trong và ngoài nƣớc để truyền đạt về kinh nghiệm xử lý nợ. Cử cán bộ tham gia các khóa học do Hiệp hội ngân hàng, Bộ tƣ pháp và các ban ngành khác tổ chức về xử lý TSBĐ, mua bán nợ…

3.2.1.2. Tăng cường áp dụng các biện pháp xử lý nợ

- Đánh giá, phân loại nợ xấu theo định kỳ: Để việc xử lý nợ xấu đƣợc kịp thời, đạt đƣợc hiệu quả cao, thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Định kỳ hàng tháng, cán bộ tín dụng phải thực hiện báo cáo lãnh đạo tình hình nợ có vấn đề bao gồm nợ nhóm 2 – nhóm 5, nợ ngoại bảng và nợ VAMC, xác định nguyên nhân phát sinh nợ xấu, tình hình thu hồi nợ tháng vừa qua và đánh giá khả năng thu hồi nợ, từ đó đƣa ra các biện pháp thu hồi nợ trong thời gian tới. Báo cáo phải đƣợc phân loại theo nhóm nợ, nợ còn khả năng thu hồi và nợ không còn khả năng thu hồi. Theo đó, lãnh đạo ngân hàng sẽ đề xuất các biện pháp xử lý khác nếu có, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân có liên quan trong việc phát sinh nợ xấu để có những biện pháp kỷ luật răn đe. Có nhƣ vậy, cán bộ mới có ý thức cao trong việc hạn chế phát sinh nợ xấu.

- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp: Để công tác thu hồi nợ hiệu quả

hơn, cán bộ xử lý nợ cần trực tiếp đến nhà khách hàng hoặc DN để đôn đốc khách hàng trả nợ, tạo áp lực tâm lý buộc khách hàng trả nợ. Việc cán bộ đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ đồng thời giúp cán bộ xác định đƣợc khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Để gia tăng hiệu quả thu hồi nợ, ngân hàng cần phối hợp với cơ quan chính quyền địa phƣơng đồng thời có chính sách hoa hồng trong việc hỗ trợ thu hồi nợ, có cán bộ của địa phƣơng cùng cán bộ xử lý nợ đến nhà khách hàng để đòi nợ. Hoa hồng đƣợc tính theo phần trăm trên tổng số tiền thu hồi nợ, tỷ lệ phần trăm bao nhiêu do lãnh đạo của ngân hàng quyết định.

- Áp dụng biện pháp miễn giảm lãi để xử lý nợ xấu: Vietcombank có xây

dựng chính sách, điều kiện áp dụng miễn giảm lãi cho khách hàng tuy nhiên, từ trƣớc đến nay ngân hàng chƣa áp dụng biện pháp này. Do đó, để khích lệ khách hàng trả nợ, lãnh đạo ngân hàng cần xem xét áp dụng biện pháp miễn giảm lãi. Để tránh tạo sự ỷ lại trong tâm lý trả nợ của khách hàng, ngân hàng không nên áp dụng rộng rãi các đối tƣợng khách hàng mà cần chọn lọc khách hàng theo các tiêu chí sau:

Đối tượng áp dụng: Khách hàng nợ ngoại bảng; khách hàng thuộc diện chính

sách; khách hàng bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, bão lụt; khách hàng nhiều năm không thu hồi nợ đƣợc do tài sản xử lý không đƣợc (đất nuôi tôm, đất trồng lúa khó chuyển nhƣợng do không còn đủ điều kiện khai thác).

Mức miễn giảm lãi: Tùy theo từng đối tƣợng khách hàng, mục đích cho vay

mà áp dụng các tỷ lệ miễn giảm lãi khác nhau. Ngân hàng chỉ áp dụng miễn giảm lãi 100% đối với những khách hàng thực sự khó khăn, thuộc diện chính sách, hộ nghèo, nhiều năm ngân hàng đôn đốc nhƣng không trả đƣợc nợ; mục đích vay là nuôi tôm, trồng lúa. Đối với những đối tƣợng khách hàng còn lại, ngân hàng chỉ áp dụng mức giảm lãi tối đa là 70%.

Phương thức thực hiện: Cán bộ tín dụng đánh giá thực tế khả năng trả nợ của

khách hàng và trình Hội đồng xử lý rủi ro cơ sở phê duyệt.

- Cơ cấu nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo, chắc chắn và phƣơng án trả nợ cơ cấu khả thi: Lãnh đạo ngân hàng phải quán triệt đến từng cán bộ không cho vay đảo nợ để che giấu nợ xấu. Ngân hàng cũng không nên để mặc khoản nợ bị quá hạn mà phải có biện pháp xử lý phù hợp, hỗ trợ khách hàng giải quyết khó khăn tạm thời, có nhƣ vậy sẽ gia tăng lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, khi hoạt động kinh doanh của khách hàng trở lại bình thƣờng sẽ khó bị thu hút bởi các NHTM khác. Đối với khoản nợ có khả năng bị quá hạn, khách hàng còn hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng gặp chút khó khăn về tài chính, nguồn tiền không về kịp để trả nợ ngân hàng, và cán bộ có đủ thông tin để đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn trong tƣơng lai, thì cán bộ có thể xem xét thực hiện việc cơ cấu nợ cho khách hàng. Mục đích nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp cho khách hàng có đƣợc cơ hội để tiếp tục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng. Cán bộ phải đánh giá nguồn tiền trả nợ của khách hàng, nếu nguồn tiền về chậm hơn so với ngày đến hạn trả nợ, cán bộ đề xuất gia hạn nợ. Thời gian gia hạn nợ phải phù hợp với thời gian dự kiến của nguồn tiền. Đối với các khoản vay trung dài hạn, cán bộ xem xét cơ cấu kỳ hạn trả nợ phù hợp với nguồn tiền của khách hàng.

- Tăng cƣờng xử lý nợ thông qua biện pháp khởi kiện: Từ trƣớc đến nay số

khách hàng bị ngân hàng khởi kiện không nhiều do tình trạng thiếu nhân sự và e ngại các thủ tục pháp lý. Thực tế trong nhiều năm qua, ngân hàng nhiều lần đôn đốc thu hồi nợ nhƣng khách hàng chay ỳ không trả nợ, cán bộ tín dụng cũng không có thời gian để thực hiện các thủ tục khởi kiện, do đó khách hàng vẫn cứ chay ỳ. Thêm vào đó, Nghị quyết số 42/2017/QH14 do Quốc Hội ban hành ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2017, nhằm khắc phục các khó khăn, vƣớng mắc, bất cập về pháp lý đã nảy sinh trong quá trình xử lý nợ xấu, TSBĐ của TCTD. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ, VCB Bạc Liêu cần tăng cƣờng áp dụng biện pháp khởi kiện dùng sức ép của Tòa án tạo áp lực cho khách hàng trả nợ. Để thực hiện đƣợc lãnh đạo ngân hàng cần phải giải quyết đƣợc vấn đề về nhân sự, tăng cƣờng bổ sung cán bộ đồng thời đào tạo kiến thức pháp lý cho cán bộ xử lý nợ.

Đối tượng áp dụng: Các khách hàng nợ nhóm 5 mà không có thiện chí trả nợ;

khách hàng nợ ngoại bảng; nợ bán VAMC; khách hàng có dấu hiệu lừa đảo.

Bộ phận thực hiện: Các thủ tục khởi kiện rất phức tạp và mất thời gian nên công tác khởi kiện nên do bộ phận xử lý nợ thực hiện, có nhƣ vậy cán bộ tín dụng mới có thể tập trung phát triển tín dụng.

 Ngoài ra, lãnh đạo ngân hàng và cán bộ xử lý nợ cần tạo mối quan hệ tốt với Tòa án, cơ quan thi hành án và chính quyền địa phƣơng nhằm hỗ trợ tốt cho cán bộ trong quá trình xử lý nợ.

- Thực hiện đấu giá bán nợ: Hiện nay, theo quy định tại Nghị quyết 42 đã

cho phép NHTM bán các khoản nợ xấu nội bảng, ngoại bảng cho các tổ chức, cá nhân khác. Do đó, để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ, VCB Bạc Liêu nên xem xét, chọn lọc, đánh giá các khoản nợ xấu có thể bán nợ thông qua hình thức bán đấu giá công khai, minh bạch. Việc lựa chọn các khoản nợ có thể bán thông qua các tiêu chí: nợ xấu nội bảng hoặc ngoại bảng có dƣ nợ lớn và có TSBĐ.

3.2.1.3. Tăng cường các cơ chế thỏa thuận, thương lượng trong xử lý nợ xấu

Tăng cƣờng các cơ chế thỏa thuận, thƣơng lƣợng trong xử lý nợ xấu giữa ngân hàng và các khách hàng để đồng thuận, “chung lƣng đấu cật” giữa hai bên trong việc giải quyết hậu quả của nợ xấu. Cả hai bên cần bàn bạc để có giải pháp hợp lý nhƣ đề ra các phƣơng án trả nợ, cơ cấu nợ, thay đổi các điều khoản, nội dung hợp đồng tín dụng để phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của các bên.

- Đối với các khoản vay có đảm bảo bằng tài sản, khách hàng không còn nguồn để trả nợ, ngân hàng cố gắng đàm phán với khách hàng bán TSBĐ để trả nợ thay vì ngân hàng phải khởi kiện để bán tài sản, nhƣ vậy sẽ ít tốn kém chi phí hơn. Nếu phải khởi kiện làm thời gian xử lý kéo dài, ngoài phí tòa án khách hàng còn phải chịu chi phí lãi vay nhiều hơn. Biện pháp thƣơng lƣợng giúp tiết kiệm về thời gian xử lý nợ, đồng thời vẫn giữ đƣợc tình cảm với khách hàng.

- Đối với các khoản vay tín chấp cá nhân không có đảm bảo bằng tài sản, chủ yếu là vay tín chấp từ lƣơng hoặc thẻ tín dụng, ngân hàng có thể đàm phán với khách hàng chia nhỏ số tiền gốc trả dần trong nhiều tháng hoặc nhiều năm tùy thuộc số dƣ nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Học hỏi kinh nghiệm của BOA trong việc xử lý nợ, đối với các khoản nợ xấu dƣ nợ thấp và không có TSBĐ, nếu khởi kiện thì tốn kém chi phí mà thủ tục khởi kiện lại phức tạp, tốn thời gian, VCB Bạc Liêu có thể đàm phán với khách hàng giảm số tiền nợ phải trả để khuyến khích khách hàng trả nợ. Số tiền nợ đƣợc giảm, ngân hàng sẽ theo dõi ở ngoại bảng, đợi sau 5 năm sẽ thực hiện thủ tục xóa nợ ngoại bảng theo quy định của NHNN.

Ngoài ra, VCB Bạc Liêu cũng cần thỏa thuận với cơ quan chính quyền địa phƣơng cơ chế hoa hồng để hỗ trợ ngân hàng trong việc thu hồi nợ xấu. Các cán bộ ở phƣờng, xã, ấp hỗ trợ ngân hàng đôn đốc khách hàng trả nợ, số tiền hoa hồng đƣợc tính bằng phần trăm trên số tiền thu hồi dƣ nợ gốc.

3.2.2. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu

Trong những năm qua, VCB Bạc Liêu có tốc độ tăng trƣởng tín dụng khá cao, đáng lo ngại là vấn đề kiểm soát tín dụng, phòng ngừa nợ xấu còn quá lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ. Kết quả là dƣ nợ nhóm 2 ngày càng gia tăng, dễ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu

tăng cao trong những năm tới. Do đó, để hạn chế nợ xấu phát sinh, ngân hàng cần thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa nhằm mục đích kiểm soát chất lƣợng tín dụng, một số giải pháp cụ thể nhƣ sau:

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình trước, trong

và sau khi cho vay

- Tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả: Để đạt đƣợc, cán bộ cần nghiêm

túc tuân thủ các quy định về cho vay, phƣơng thức giải ngân, không cho vay đảo nợ để che giấu nợ xấu. Đồng thời, Ban lãnh đạo ngân hàng không nên hạ thấp các điều kiện tín dụng để phát triển dƣ nợ, thay vào đó là giảm lãi suất cho vay, tăng cƣờng chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và có chính sách ƣu đãi phí dịch vụ để thu hút khách hàng.

- Chú trọng công tác thẩm định khách hàng: Trong một quy trình tín dụng,

khâu thẩm định là bƣớc đầu tiên và là đóng vai trò rất quan trọng, kết quả thẩm định của cán bộ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nếu khâu này đƣợc thực hiện tốt không những ngân hàng sẽ có đƣợc một lƣợng khách hàng tiềm năng để cung cấp những sản phẩm tín dụng có chất lƣợng mà ngân hàng còn giảm đƣợc nhiều rủi ro, từ đó giảm thiểu đƣợc nợ xấu phát sinh. Muốn vậy, cán bộ tín dụng cần thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng về các mặt:

 Tính pháp lý: Loại hình bên vay, đại diện pháp lý của bên vay có đúng và đủ thẩm quyền đại diện ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và chịu trách nhiệm với nghĩa vụ nợ vay bằng tài sản đảm bảo.

 Tình hình hoạt động kinh doanh: phân tích thông tin ngành, các đối tác làm ăn của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, danh mục sản phẩm, dịch vụ, uy tín của khách hàng, nguồn cung ứng của khách hàng có ổn định hay không...

 Tình hình tài chính: Cần phân tích tình hình tài chính của khách hàng thông qua báo cáo tài chính, khách hàng có đảm bảo khả năng trả nợ. Tình hình tài chính có bị mất cân đối, thanh khoản và dòng tiền có đảm bảo đủ trả nợ ngắn hạn và dài hạn đến hạn trả. Đánh giá hiệu quả dự án so với đòn bẩy tài chính có phù hợp không... Những điểm này giúp cho ngân hàng đánh giá năng lực tài chính của khách

hàng để tránh việc tài trợ vốn không đúng mục đích, hoặc tránh tài trợ cho DN có tình hình tài chính không khỏe mạnh.

 TSBĐ: Đánh giá tính pháp lý của tài sản, tình trạng thực tế của tài sản, giá trị tài sản, bảo hiểm tài sản, tính khả mại của tài sản trong trƣờng hợp cần phải xử lý tài sản,... Việc định giá TSBĐ đặc biệt quan trọng, do vừa là nguồn thu nợ dự phòng của ngân hàng khi khách hàng không trả đƣợc nợ, vừa mang tính ràng buộc, nâng cao trách nhiệm trả nợ của bên vay.

 Thông qua kết quả thẩm định, cán bộ đánh giá tính khả thi của phƣơng án vay vốn để đề xuất quyết định cấp tín dụng hoặc từ chối. Nếu cán bộ thẩm định sơ xài cho ra kết quả thẩm định không chính xác, dẫn đến quyết định cho vay sai lầm, khách hàng không đủ điều kiện cho vay hoặc tình hình tài chính yếu kém, hoặc tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)