Những chỉ số cơ bản đánh giá nƣớc nuôi tôm cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng lactobacillus, bacillus và rhodospirillaceae dùng để sản xuất chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản​ (Trang 34 - 36)

3. Nội dung nghiên cứu

1.3.2. Những chỉ số cơ bản đánh giá nƣớc nuôi tôm cá

Nhiệt độ là điều kiện để các quá trình sinh học, lý học, hóa học diễn ra trong nƣớc. Nhiệt độ ảnh hƣởng đến quá trình tự làm sạch nƣớc. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hƣởng đến việc bắt mồi của tôm cá. Nhiệt độ thích nghi cho tôm là 18-300C, thích hợp là 23-300

C.

Độ pH cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của tôm, cá vì nó ảnh hƣởng đến tính độc của NH3, H2S trong môi trƣờng. Tính độc của NH3, H2S phụ thuộc vào dạng tồn tại của chúng trong môi trƣờng. Khi pH cao, NH3 tồn tại ở trạng thái khí nhiều ( nồng độ NH3 cao) và H2S tồn tại ở dạng khí ít. Ngƣợc lại, khi pH thấp, H2S tồn tại ở dạng khí nhiều và NH3 tồn tại ở trạng thái khí ít. NH3, H2S ở dạng khí độc hơn ở dạng ion và pH=7,5-8,5 thì NH3, H2S ở dạng ít độc nhất. Ảnh hƣởng của pH đến sự sinh trƣởng, phát triển của tôm đƣợc thể hiện ở bảng 1.4.

Bảng 1.4: Ảnh hƣởng của pH đến sự sinh trƣởng và phát triển của tôm cá

Đặc điểm môi trƣờng Ảnh hƣởng đối với tôm cá

Môi trƣờng axit mạnh (pH=4) Điểm chết đối với tôm cá

Môi trƣờng axit yếu (pH=5-6) Tôm cá không sinh sản hoặc khó sinh sản Môi trƣờng trung tính (pH=7) Tôm cá phát triển tốt

Môi trƣờng kiềm yếu (pH=8) Tôm cá phát triển tốt Môi trƣờng kiềm (pH=9-10) Tôm cá chậm lớn Môi trƣờng kiềm mạnh (pH>10) Điểm chết với tôm cá

Độ mặn của môi trƣờng nuôi cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến dự phát triển của từng loại tôm. Tùy thuộc vào từng giống và từng giai đoạn sinh trƣởng mà nhu cầu về độ mặn của môi trƣờng nƣớc khác nhau. Đối với tôm càng xanh, từ tôm bột đến tôm trƣởng thành đều nuôi ở nƣớc ngọt, ấu trùng tôm nuôi trong môi trƣờng có độ muối: 1,4%. Đối với tôm sú, độ mặn thích hợp từ 1,5-3,5%.

Nồng độ oxi hòa tan cũng rất cần cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động và tôm nuôi phát triển. Lƣợng oxi hòa tan trong nƣớc phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mức độ ô nhiễm của nƣớc, hoạt động của vi sinh vật trong thế giới thủy sinh, quá trình sinh học, hóa học xảy ra trong nƣớc. Khi môi trƣờng bị ô nhiễm nặng thì oxy đƣợc sử dụng nhiều cho quá trình sinh hóa dẫn đến hiện tƣợng thiếu oxy trong nƣớc. Trong trƣờng hợp này tôm cá hay bị nổi đầu. Nƣớc đủ tiêu chuẩn để nuôi tôm có hàm lƣợng oxy hòa tan: 5-8 mg/ lít.

Nhu cầu oxy sinh học (BOD) cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc. BOD là lƣợng oxy cần thiết để oxi hóa các chất hữu cơ có trong nƣớc bằng vi sinh vật hoại sinh hiếu khí. Quá trình này đƣợc gọi là quá trình oxy hóa sinh học. BOD thƣờng đƣợc dùng để đánh giá mức độ nhiễm hữu cơ của nƣớc nuôi. BOD càng cao thì mức độ ô nhiễm các lớn, BOD thích hợp cho nƣớc nuôi tôm cá: 5-10mg/lít.

Nhu cầu oxy hóa học (COD) cũng đƣợc dùng để đánh giá độ nhiễm bẩn của nƣớc những không có sự tham gia của vi sinh vật. COD là lƣợng oxy cần

thiết cho quá trình oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nƣớc thành CO2 và H2O bằng một chất oxy hóa mạnh. COD thích hợp: < 20mg/lít.

Trong ao nuôi, các chỉ số BOD, COD càng giảm càng tốt vì chứng tỏ nƣớc ít ô nhiễm hữu cơ, không cần tiêu hao lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc để oxy hóa chất các chất bẩn. Vì vậy, khi BOD, COD giảm thì lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc tăng làm tăng chất lƣợng nƣớc nuôi.

Hàm lƣợng Nito trong nƣớc cũng đƣợc xem là chất chỉ thị tình trạng ô nhiễm nƣớc. Vì dạng tồn tại của Nito trong nƣớc là các khâu trong chuỗi phân hủy các hợp chất Nito hữu cơ (protein). Nito có thể tồn tại ở các dạng chủ yếu sau: Nito hữu cơ (N-CH); ammoniac (NH3); Nitrit (NO2-) và nito tự do. Nếu nƣớc chứa hầu hết các hợp chất nito hữu cơ, amoniac hoặc NH4OH, chứng tỏ nƣớc mới bị ô nhiễm. NH3 trong nƣớc có thể gây ngộ độc cho tôm cá. Nếu trong nƣớc có hàm lƣợng Nito chủ yếu ở dạng Nitrat (NO3-) chứng tỏ quá trình phân hủy đã kết thúc. Hàm lƣợng nitrat cao cũng có thể gây ngộ độc cho vật nuôi. Mặt khác, khi hàm lƣợng Nito trong nƣớc cao là nƣớc rất phú dƣỡng và tạo cơ hội cho tảo phát triển mạnh, gây tình trạng thiếu oxi trong nƣớc làm tôm cá bị chết.

Hàm lƣợng photpho cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc vì photpho là nguồn dinh dƣỡng cho thực vật dƣới nƣớc. Khi hàm lƣợng photpho trong nƣớc quá cao sẽ làm cho các loài tảo, các loài thực vật phát triển mạnh, gây tắc thủy vực và sau khi tảo chết, bị thối rữa gây ô nhiễm thứ cấp dẫn đến thiếu oxi và ảnh hƣởng đến tôm cá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng lactobacillus, bacillus và rhodospirillaceae dùng để sản xuất chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)