Tạo chế phẩm dạng dịch và dạng bột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng lactobacillus, bacillus và rhodospirillaceae dùng để sản xuất chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản​ (Trang 67 - 69)

3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1.Tạo chế phẩm dạng dịch và dạng bột

Chế phẩm sinh học xử lý nƣớc nuôi trồng thủy sản đƣợc sản xuất từ chủng Lactobacillus acidophilus TN, Rhodopseudomonas palustris RD

Bacillus subtilis DA. Chế phẩm đƣợc tạo thành nhƣ sau:

Chế phẩm dạng dịch đƣợc tạo thành từ dịch lên men Bacillus subtilis DA

đƣợc thu hồi, sau đó trộn với dịch lên men Lactobacillus acidophilus TN và Rhodopseudomonas palustris RD theo tỷ lệ:

(L.acidophilus TN: R. palustris RD :B.subtilis DA – 4:2:4) và bổ sung chất bảo quản. Tạo chế phẩm dạng bột bằng cách: B.subtilis DA đƣợc lên men, sấy khô, nghiền thành bột và trộn với L.acidophilus TN cũng đƣợc thu hồi và bổ sung chất bảo quản với tỷ lệ thích hợp

Bacillus subtilis DA là vi khuẩn sinh bào tử nên khả năng chịu nhiệt cao, chịu ẩm khá tốt. Có thể làm khô chế phẩm lên men Bacillus subtilis DA bằng phƣơng pháp sấy nhiệt với nhiệt độ từ 50-700C. Ở nhiệt độ này, những vi sinh vật bị nhiễm trong quá trình lên men bị loại trừ. Vì vậy, chế phẩm thu đƣợc có độ tinh khiết cao. Tuy nhiên, chế phẩm dạng bột ngoài thành phần Bacillus subtilis DA còn có Lactobacillus acidophilus TN. Tuy rằng, nhiệt độ sấy của

Lactobacillus chỉ ở khoảng 400C, không đủ cao để diệt vi khuẩn nhiễm vào chế phẩm trong quá trình lên men nhƣng lợi thế của vi khuẩn Lactobacillus là sinh axit lactic và chất kháng khuẩn loại trừ sự lây nhiễm của vi sinh vật.

Đối với chế phẩm dạng dịch, sự có mặt của vi khuẩn Lactobacillus cũng đƣợc xem là yếu tố của sự thành công bởi không những có tác dụng ngăn ngừa sự lây nhiễm trong thời gian bảo quản chế phẩm mà còn có tác dụng diệt vi khuẩn lây nhiễm trƣớc và khi tạo chế phẩm.

Để sấy chế phẩm lên men Bacillus, tiến hành sấy ở các nhiệt độ: 50, 60, 65, 700C. Kết quả nhận thấy Bacillus subtilis DA có thể sấy từ 50-700C (Bảng 3.25)

Bảng 3.25: Nhiệt độ sấy thích hợp đối với chế phẩm lên men B.subtilis DA

Nhiệt độ (0C)

Thời gian sấy (giờ) Chế phẩm lên men (CFU/g) Chế phẩm khô (CFU/g) 50 6 5,5.109 3,5.109 60 5 5,5.109 3,7.109 65 4 5,5.109 3,05.109 70 3,5 5,5.109 1,9.109

Thành phần công thức bảo quản chế phẩm bột đƣợc trình bày trong bảng 3.26.

Bảng 3.26: Thành phần công thức tạo chế phẩm bột

STT Thành phần Chế phẩm(CFU/g)

1 B.subtilis DA + L.acidophillus TN 3.109 2 B.subtilis DA + L.acidophillus TN + bột 3,5.108 3 B.subtilis DA + L.acidophillus TN + sucrose 5,2.108 4 B.subtilis DA + L.acidophillus TN + lactose 4,1.108 5 B.subtilis DA + L.acidophillus TN + Na2CO3 3,9.108

Tƣơng tự, chế phẩm dạng dịch cũng đƣợc tạo thành bằng một số công thức có bổ sung chất bảo quản. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ chế phẩm dạng bột, vai trò của các chất bảo quản không mấy tác dụng. Từ đó có thể thấy chính L.acidophillusTN

đóng vai trò tích cực nhƣ một thành phần bảo quản của chế phẩm (Bảng 3.27).

Bảng 3.27: Thành phần công thức tạo chế phẩm dạng dịch

STT Thành phần Chế phẩm(CFU/g)

1 B.subtilis DA + L.acidophillus TN+ R.palustris RD 7,8.109 2 B.subtilis DA + L.acidophillus TN+ R.palustris RD +

sucrose 5,5.10

8

3 B.subtilis DA + L.acidophillus TN+ R.palustris RD

+ lactose 5.10

8

4 B.subtilis DA + L.acidophillus TN+ R.palustris RD

+ lactose + Na2S2O3 4,6.10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng lactobacillus, bacillus và rhodospirillaceae dùng để sản xuất chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản​ (Trang 67 - 69)