Ứng dụng Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng lactobacillus, bacillus và rhodospirillaceae dùng để sản xuất chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản​ (Trang 39 - 41)

3. Nội dung nghiên cứu

1.5. Ứng dụng Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có thể hoạt động tƣơng tự nhƣ các loài động vật trên cạn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các loài sinh vật thủy sản với môi trƣờng nuôi thƣờng phức tạp hơn nhiều so với mối quan hệ giữa động vật trên cạn và môi trƣờng nuôi xung quanh chúng.

Do mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trƣờng nuôi của động vật trên cạn và loài thủy sản nên các định nghĩa truyền thống về chế phẩm sinh học thƣờng không đủ đối với chế phẩm sinh học trong nuôi trồng. Xét theo nghĩa này, theo Verchuere và cộng sự, chế phẩm sinh học đƣợc định nghĩa là “là sự bổ sung các vi sinh vật sống nhằm mang lại lợi ích cho vật chủ, bằng cách thay đổi cộng đồng vi sinh vật trên vật chủ hay môi trƣờng nuôi xung quanh vật chủ để đảm bảo hiệu quả việc sử dụng thức ăn và giá trị dinh dƣỡng bằng cách tăng cƣờng sức đề kháng của vật chủ đối với dịch bệnh và cải thiện môi trƣờng nuôi.” Các vi sinh vật có mặt trong môi trƣờng nƣớc tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi, với hệ hô hấp và với thức ăn của vật nuôi, do vậy các vi sinh vật này dễ dàng xâm nhập vào hệ tiêu hóa của vật nuôi.

Trong số các vi sinh vật hiện diện trong môi trƣờng nƣớc bao gồm cả các vi sinh vật mang mầm bệnh. Chúng là những kẻ cơ hội, lợi dụng đúng lúc vật nuôi bị stress do mật độ nuôi cao hay do thiếu chất dinh dƣỡng, tấn công gây bệnh, thậm chí còn làm cho vật nuôi bị chết.

Do vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng không chỉ có lợi trực tiếp đối với loài nuôi mà còn tác động đến cả môi trƣờng nuôi.

Theo quan sát của Bergh và cộng sự, khi thức ăn bắt đầu đi vào đƣờng ruột, hệ vi sinh vật đƣờng ruột của cá Atlantic halibut (Hippoglossus hippoglossus) thay đổi. Vi khuẩn Aeromonas spp./Vibrio spp đã lấn át

Flavobacterium spp cho thấy sự ảnh hƣởng của môi trƣờng bên ngoài và thức ăn đến cộng đồng vi sinh vật của loài cá này.

Vibrio spp., Plesiomonas shigelloides, và Aeromonas spp là các tác nhân chính gây ra các bệnh trong nuôi trồng thủy sản và thậm chí có thể ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Sự tƣơng tác giữa môi trƣờng xung quanh và vật chủ trong môi trƣờng nƣớc là rất phức tạp.

Các vi sinh vật có mặt trong môi trƣờng nƣớc ảnh hƣởng đến hệ tiêu hóa của vật chủ và ngƣợc lại. Sự thay đổi về độ mặn, nhiệt độ và ô xi hòa tan sẽ tác động khác nhau đến các loài vi sinh vật khác nhau, do vậy dẫn đến sự thay đổi về loài vi sinh vật lấn át và ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng của chế phẩm sinh học. Nhƣ vậy, việc lựa chọn chế phẩm sinh học để bổ sung vào môi trƣờng nƣớc trong các ao nuôi trồng thủy sản cần phải nhất quán bởi vì các điều kiện về môi trƣờng sẽ thay đổi theo từng thời kỳ.

Trong các hệ thống nuôi thâm canh, mật độ thả giống thƣờng rất cao, cùng với các yếu tố khác sẽ gây ra stress cho vật nuôi và thƣờng dẫn đến kết quả là vật nuôi chậm lớn và hiệu quả thức ăn giảm, hệ thống miễn dịch kém, do vậy vật nuôi dễ bị tổn thƣơng đối với các vi sinh vật gây bệnh có mặt trong ao.

Xét về khía cạnh này, chế phẩm sinh học đã đƣợc chứng minh là có hiệu quả rõ rệt đối với sức khỏe của vật nuôi. Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn đƣợc sử đụng để thúc đẩy sự phát triển của vật nuôi.

Trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học đƣợc sử nhiều nhất là các dòng Bacillus spp. (B. subtilis, B. licheniformis và B. circulans), Bifidobacterium 12 spp. (B. bifidum, B. lactis, và B. thermophilum, axit lactic (Lactobacillus spp. Carnobacterium spp. và Saccharomyces cerevisiae). Trong các nghiên cứu gần đây, hiệu quả của chế phẩm sinh học đã đƣợc chứng minh qua việc nuôi các loài thủy sản nhƣ cá, tôm, sò,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng lactobacillus, bacillus và rhodospirillaceae dùng để sản xuất chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản​ (Trang 39 - 41)