Các bệnh thƣờng xảy ra cho tôm khi ao nuôi bị nhiễm bẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng lactobacillus, bacillus và rhodospirillaceae dùng để sản xuất chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản​ (Trang 37 - 39)

3. Nội dung nghiên cứu

1.4. Các bệnh thƣờng xảy ra cho tôm khi ao nuôi bị nhiễm bẩn

Khi ao nuôi bị nhiễm bẩn, một số loài vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào trong vỏ tôm, gây bệnh cho tôm. Bệnh thƣờng gặp nhất trong trƣờng hợp này là bệnh hoại tử do vỏ bị tổn thƣơng vì nhiễm khuẩn hay không cứng đƣợc. nhiều loài vi khuẩn có thể ăn mòn lớp kitin của vỏ, gây lở loét hay tạo ra các vết nhỏ làm cho vỏ bị nhăn nheo. Ngoài ra thì một số sinh vật khác cũng có thể xâm

nhập qua vỏ nhƣ nấm hay động vật nguyên sinh. Nấm có thể xâm nhập mang và vỏ, tạo nên nhƣng khối đen trên bề mặt của tôm. Động vật nguyên sinh xâm nhập qua vỏ không nhiều mà chỉ gây tổn thất cho mang, tạo ra những đốm đen nhỏ. Có nhiều trƣờng hợp, gây hiện tƣợng đen hóa nghiêm trọng trên mang, ngƣời ta thƣờng gọi là bệnh đen mang. Bệnh đen mang thƣờng do nhiễm khuẩn

Vibrio, nhiễm nấm Fusarium, động vật nguyên sinh. Đôi khi cũng do nhiễm hóa chất nhƣ kim loại nặng, hàm lƣợng nitrat cao hay nƣớc có tính axit [9,16].

Nhóm vi khuẩn Vibrio là nhóm vi khuẩn gây bệnh cơ hội [26]. Chúng tồn tại trong môi trƣờng nƣớc nuôi nhƣ một thành phần của quần thể vi sinh vật tự nhiên trong ao nuôi. Khi gặp điều kiện môi trƣờng bất lợi, chúng trở thành vi khuẩn có khả năng gây bệnh. Khi nhiễm vi khuẩn này, tôm thay đổi tập tính nhƣ bơi ven bờ hay gần mặt nƣớc, lờ đờ, bỏ ăn, đổi màu đỏ hoặc xanh. Nếu môi trƣờng tiếp tục xấu đi, hay số lƣợng vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh, tôm sẽ chết nhiều trong một thời gian ngắn hoặc bệnh sẽ chuyển thành dạng nhiễm khuẩn mãn tính. Để ngăn ngừa bệnh này thì phải chú ý đến việc cải thiện môi trƣờng ao nuôi.

Ngoài bệnh đen mang, Vibrio cũng gây ra một số bệnh khác nhƣ bệnh phân trắng, bệnh phát sáng. Các bệnh này cũng làm cho tôm chết hàng loạt.

Một số loài virut cũng là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng cho tôm. Các bệnh truyền nhiễm do virut nhƣ WSSV (White Spot Syndrome Virut) hay YHD (Yellow Head Disease) là những bệnh điển hình gây thiệt hại nghiêm trọng [3]. Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh gây nguy hiểm nhất đối với tôm nuôi. Bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng, chết 100% tôm nuôi. Bệnh đầu vàng cũng nguy hiểm cho tôm nuôi, đặc biệt là giai đoạn 20 và 50-70 ngày tuổi, cũng gây thiệt hại nặng nề.

Tuy nhiên, có nhiều dẫn chứng lại cho thấy tôm có dấu hiệu đầu vàng và đốm trắng nhƣng lại không bị nhiễm virut. Khi có virut trong ao nuôi và môi trƣờng xấu đi thì tôm bị chết hàng loạt và chết rất nhanh.

Bệnh MBV (Monodon Baculovirus) khá phổ biến ở tôm sú nuôi. Tuy nhiên, chỉ giai đoạn ấu trùng mới có tỷ lệ chết cao khi nhiễm virus này. Đối với tôm trƣởng thành, không gây thiệt hại nghiêm trọng. Nhiều dẫn chứng cho rằng MBV có thể cảm nhiễm ở hầu hết các giai đoạn trong vòng đời của tôm sú và một số loài cũng họ nhƣng giai đoạn mẫn cảm nhất là giai đoạn larvae và postlarvae.

Ngoài ra khi môi trƣờng ô nhiễm, tôm còn có thể mắc một số bệnh khác nhƣ bệnh đống rong, bệnh phân trắng… Trong nhiều trƣờng hợp, do điều kiện môi trƣờng xấu, nồng độ các khí độc cao, gây stress cho tôm, gây mẫn cảm với mầm bệnh.

Vì vậy, vấn đề xử lý môi trƣờng nuôi nâng cao sức đề kháng tăng khả năng phòng chống bệnh cho tôm chính là vấn đề cốt lõi để hạn chế bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn một số chủng lactobacillus, bacillus và rhodospirillaceae dùng để sản xuất chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản​ (Trang 37 - 39)