Qua nghiên cứu cho thấy ngoài các tác nhân về nội lực ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, thì nhân tố về ngoại lực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các NH. Do đó rất cần sự quan tâm và điều hành đúng mức của Chính phủ và NHNN nhằm tăng sức mạnh về tài chính, từ đó tăng tính cạnh tranh cho hệ thống NHTM Việt Nam với các NH liên doanh và NH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Song song đó thì chính sách điều hành của
75
NHNN cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM như chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách lãi suất, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Sau đây, nghiên cứu xin đề xuất một số kiến nghị cụ thể như sau:
- Chính phủ cần phải sử dụng linh hoạt, kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong điều hành kinh tế vĩ mô tạo sự ổn định kinh tế, định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp phát triển. Hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD, đẩy nhanh tiến độ ban hành Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, đưa luật này trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát họat động cạnh tranh. - Tăng cường vai trò thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho các NH hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực dự báo của NHNN, hiện đại hoá công nghệ của hệ thống NH. Xây dựng và ban hành các quy chế phù hợp với chuẩn mực quốc tế: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh NHTM, xây dựng hệ thống kế toán, BCTC nhằm
tạo sự minh bạch trong hệ thống NHTM,cải cách khuôn khổ pháp lý liên quan đến
hoạt động NH như hoàn thiện các Bộ luật, văn bản pháp quy về tiền tệ, NH, tự do hoá lãi suất, ngừng hoặc giảm cấp tín dụng của Chính phủ cho những doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả thông qua hệ thống NH, hoàn thiện quy chế giám sát, kiểm soát. Tháo gỡ cho NH về cơ chế chính sách, các định chế liên quan đến hoạt động tài chính về trích lập dự phòng, xử lý rủi ro, tăng nguồn lực tài chính về quản lý nguồn nhân lực, tiền lương, tuyển dụng, về quan hệ quản lý, quản trị điều hành, về hạch toán kế toán theo thông lệ quốc tế, xử lý dứt điểm nợ quá hạn, đa dạng hóa sở hữu…
- Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ NH, đặc biệt là thông tin quản lý hệ thống nhằm phục vụ cho công tác kiểm soát hoạt động NHTM, quản lý vốn, tài sản, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên NH, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.
76
- Tăng vốn chủ sở hữu cho NHTM bằng nhiều giải pháp như: từ các nguồn lực tài chính tự bản thân NH, trong đó giải pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại là một giải pháp nhanh chóng để các NH trở thành những NH, tập đoàn tài chính lớn. Để một mặt có đủ sức đối chọi với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NH, định chế tài chính xâm nhập từ nước ngoài và có đủ sức vươn thị trường ra bên ngoài nền kinh tế. Mặt khác, mở rộng qui mô NH nhằm đáp ứng nhu cầu qui mô vốn ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có các giải pháp như cấp thêm vốn, phát hành trái phiếu để tăng vốn, cần tháo gỡ các cơ chế chính sách tài chính, hình thức sở hữu để các NHTM nhà nước có đủ điều kiện về qui mô vốn và tài sản để mở rộng qui mô hoạt động, ổn định, an toàn, bền vững phát triển và hội nhập. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có các giải pháp như cấp thêm vốn, phát hành trái phiếu để tăng vốn, cần tháo gỡ các cơ chế chính sách tài chính, hình thức sở hữu để các NHTM nhà nước có đủ điều kiện về qui mô vốn và tài sản để mở rộng qui mô hoạt động, ổn định, an toàn, bền vững phát triển và hội nhập.
- Tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu các TCTD: NHNN cần giám sát thanh tra chặt chẽ hoạt động của NHTM, tiếp tục thực hiện sáp nhập các NHTM yếu kém, đồng thời, hoàn thiện hành lang pháp lý cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vượt khung ở các TCTD thuộc diện tái cơ cấu;
- Hỗ trợ NHTM xử lý dứt điểm nợ xấu: Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp mà NHTM không chuyển giao được thì Chính phủ cần có cơ chế để NHTM áp dụng các biện pháp cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí cho phép NHTM tham gia vào quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và cho
phép chuyển nợ thành vốn và tham gia quá trình điều hành doanh nghiệp.Để giúp
đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản để thu hồi nợ xấu, đề nghị Chính phủ, Bộ ngành sớm tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho phép TCTD được toàn quyền chủ động trong xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng xử lý nợ xấu vì hiện nay để TCTD thực hiện được việc bán tài sản bảo đảm thu hồi nợ đòi hỏi có sự hợp tác của bên bảo đảm (ký
77
kết vào các giấy tờ chuyển nhượng tài sản). Trong trường hợp khách hàng không hợp tác thì TCTD không thực hiện được việc xử lý tài sản...
Với cách nhìn nhận NH là ngành công nghiệp huyết mạch lớn nhất, liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nền kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội. Rủi ro hoạt động NH là rủi ro lớn nhất, không chỉ liên quan đến cả nền kinh tế xã hội, nó có tính quốc tế hoá cao, chi phối hầu hết các loại thị trường. Hoạt động có hiệu quả của hệ thống NH là sự hưng thịnh của nền kinh tế xã hội của một thể chế (nhà nước). Vì vậy, NH cần nhà nước ủng hộ về thể chế, định chế, nguồn lực ban đầu, giám sát chặt chẽ để phát triển ổn định, bền vững, kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho nó sớm đủ điều kiện hội nhập trong nước và quốc tế để mở đường cho các NH phát triển tốt trong điều kiện khó khăn như hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các lĩnh khác.