Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 52)

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu vào cuối năm 2010 đã có tác động sâu rộng phạm vi toàn cầu, đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng ảm đạm với sự tăng trưởng chậm chạp, thâm hụt ngân sách cao, tỷ lệ thất nghiệp cao tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, những bất ổn chính trị tại châu

41

hàng hóa như dầu mỏ, lương thực tăng cao khiến lạm phát tăng và là vấn đề lo ngại của hầu hết các nước. Trong vòng xoáy khủng hoảng, nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng GDP ở Việt Nam đã giảm mạnh từ mức trên 8% thời kỳ 2005 - 2007 xuống mức 5.3 - 6.7% giai đoạn sau. Để đối phó, Chính phủ sử dụng các gói kích thích kinh tế thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ, trong đó chính sách tiền tệ được sử dụng nhiều hơn. Theo đó tăng trưởng tín dụng giai đoạn này cũng rất cao, trung bình là 35.3% giai đoạn 2005 - 2011.

Từ 2011 - 2013, tình trạng tăng trưởng chậm chạp của các nền kinh tế lớn vẫn tiếp tục diễn ra trong khi hệ quả của việc sử dụng các gói kích thích kinh tế đang ngày càng lớn. Từ cuối năm 2013 đến nay, kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục chậm nhưng vững chắc hơn. Tại Việt Nam, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã có chủ trương sử dụng chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt (đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng, tăng các lãi suất điều hành, cắt giảm chi tiêu công, tái cơ cấu nền kinh tế…). Chính sách này đã giúp cải thiện tình hình vĩ mô nhưng cũng đã có ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động liên tục tăng (nếu như năm 2012 số lượng doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động là 54.000 thì sang năm 2013 con số này lên tới 61.000 và 8 tháng đầu năm 2014 là 44.500 doanh nghiệp), tổng cầu suy yếu cùng với chi phí sản xuất cao khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn của doanh nghiệp kéo theo hàng loạt vấn đề của hệ thống NH như nợ xấu tăng, dòng vốn tín dụng tắc nghẽn.

Trước tình hình đó, Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên: tái cơ cấu đầu tư công, các tổ chức tín dụng và các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đến nay, Việt Nam về cơ bản đã đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô như kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý, thanh khoản hệ thống NH đảm bảo, thị trường tiền tệ ổn định. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống TCTD vẫn còn chậm mà một trong những vấn đề nổi cộm đó là tăng trưởng tín dụng thấp và tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết.

42

Bảng 3.6: Tốc độ tăng GDP, CPI và M2 giai đoạn 2007 – 2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

GDP 8.50 6.31 5.32 6.78 5.96 5.03 5.42

CPI 12.6 19.89 6.52 11.75 18.13 6.81 6.04

M2 41.2 20.3 27.5 29.8 12 22.4 26.9

(Nguồn: Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, Tổng cục thống kê)

Tại Việt Nam, trong khoảng gần 10 năm trở lại đây (2003 - 2013), tốc độ tăng cung tiền tại Việt Nam từ năm 2003 đến nay liên tục duy trì ở mức trên dưới 25% mỗi năm. Trong khi nhập khẩu tăng đột biến trong mấy năm trở lại đây để đáp ứng với lượng cầu nội địa tăng thì đối với một số hàng hóa như khách sạn, văn phòng, điện, lao động có kỹ năng (những hàng hóa chủ yếu được sản xuất trong nước) không thể tăng tương ứng. Kết quả là giá của những hàng hóa này phải tăng theo tốc độ tăng cung tiền. Tuy nhiên, tốc độ tăng cung tiền lại không tương xứng với tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại chỉ có tăng từ 7 - 8% trong khi tốc độ tăng cung tiền duy trì ở mức trên dưới 25% mỗi năm. Tuy nhiên, khi mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát cao, sự tăng trưởng cung tiền của Ngân hàng Trung ương nhằm khắc phục một phần thâm hụt ngân sách và đảm bảo các nhiệm vụ về chính sách tiền tệ đã ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013.

Hoạt động của các NHTM bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường vĩ mô và cách NHNN điều hành chính sách tiền tệ. Các số liệu thống kê cho thấy, GDP nước ta tăng liên tục từ năm 2000 đến 2007, đạt mức 8,44% sau đó sụt giảm năm 2008 ở mức 6.23% và 2009 là 5.32%, năm 2010 lại tăng lên 6.78%, ba năm tiếp theo 2011, 2012 và 2013 lại tiếp tục sụt giảm và ở mức 5.89%, 5.03% và 5.42%.

43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)