Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61)

3.3.1. Những kết quả đạt được

Qua hơn 35 năm đổi mới, hệ thống các NHTM Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Sự an toàn, ổn định của hệ thống các NHTM đóng vai trò quyết định đối với sự ổn định hệ thống tài chính và là một trong những yếu tố quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Hệ thống các NHTM cung cấp một khối lượng vốn to lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo công ăn việc làm và góp phần thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước trong những năm qua. Đồng thời, NH cũng là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. Một số thành tựu chủ yếu đạt được như sau:

- Mức lợi nhuận duy trì khá tốt, mặc dù thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, các NHTM tại Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt.

- Năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các NHTM tăng nhanh: Tốc độ

tăng quy mô vốn chủ sở hữu rất tốt, năm sau tăng hơn năm trước bình quân trên 35%. Các NHTM có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố trọng điểm.

- Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ NH ngày càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế: Hệ thống công nghệ và quản trị NH đang từng

53

bước được đổi mới theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Dịch vụ NH không còn chỉ giới hạn trong phạm vi các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà còn có nhiều loại dịch vụ NH hiện đại đã triển khai và ngày càng phổ thông như thẻ thanh toán, dịch vụ NH điện tử, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ NH đầu tư,…. Mạng lưới NH mở rộng khắp nơi trong cả nước đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ NH. Bên cạnh kênh phân phối dưới hình thức hiện diện vật lý như điểm giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch thì các kênh phân phối điện tử cũng đang phát triển nhanh.

- Tăng cường mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực NH: Thị trường dịch vụ NH của Việt Nam đã được tự do hóa đáng kể, có độ mở tương đối cao và mức độ thâm nhập của NH nước ngoài lớn. Các NH của Việt Nam từng bước gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Đến nay, hầu hết các NH lớn trên thế giới đã hiện diện thương hiệu tại Việt Nam và một số NH của Việt Nam đã hiện diện ở nước ngoài (Lào, Campuchia, Myanma, Trung Quốc, Đức).

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Qua số liệu phân tích từ 2007 – 2013 ở phần trên cho thấy, hệ thống các NHTM phát triển nhanh và góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống các NHTM đã bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro gây mất an toàn hoạt động và đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô:

- Quy mô vốn của các NHTM Việt Nam đã gia tăng đáng kể trong thời gian qua và tất cả các NHTM đã đạt được mức vốn tối thiểu theo quy định nhưng so với các NH trong khu vực Đông Nam Á và thế giới thì quy mô này còn khá nhỏ bé. Điều này làm cho các NHTM Việt Nam hạn chế khả năng chống đỡ rủi ro khi có những bất ổn trên thị trường tài chính, NH và hạn chế khả năng cạnh tranh so với các NH khác trong khu vực.

- Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc

54

không được trích lập đầy đủ tương xứng với mức độ rủi ro).

- Quy mô tín dụng của các NHTM rất lớn so với GDP làm cho hệ thống các NHTM dễ bị tổn thương từ những thay đổi bất lợi của nền kinh tế và sự bất ổn của hệ thống các NHTM cũng sẽ tác động rất lớn đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, năng lực quản trị yếu kém, đạo đức kinh doanh NH hiện cũng đang là một thách thức lớn làm gia tăng mức độ rủi ro hoạt động và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực NH. Cạnh tranh trong lĩnh vực NH có nơi, có lúc trở nên quá mức, không lành mạnh, không có trật tự, kỷ cương đã làm gia tăng rủi ro và hành vi gian lận trong hoạt động NH. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu của các NHTM Việt Nam là bằng giá/lãi suất, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ. Trên thị trường tiền tệ xuất hiện biểu hiện một số NHTM có quy mô lớn lũng đoạn, thao túng thị trường, nhất là về lãi suất và tỷ giá, trong khi một số NHTM nhỏ khác lại ngày càng bị chi phối bởi những NHTM lớn.

- Số lượng NHTM Việt Nam nhiều nhưng không mạnh, nhiều NHTM hoạt động không chuyên nghiệp, chứa đựng rất nhiều rủi ro, yếu kém. Khó khăn về thanh khoản chỉ là biểu hiện bên ngoài của những yếu kém nghiêm trọng bên trong về năng lực, hiệu quả quản trị, tài chính và kinh doanh của các NHTM đó. Các NHTM yếu kém này là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường tiền tệ rối loạn (lãi suất bị đẩy cao, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật, phá vỡ kỷ cương, kỷ luật thị trường).

- Chính sách quản lý và hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động NH chưa có hiệu quả và hiệu lực cao trong bối cảnh các TCTD phát triển nhanh về số lượng và quy mô, đồng thời hội nhập quốc tế sâu rộng.

Nguyên nhân

Mức độ an toàn của hệ thống NH Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh, bắt nguồn từ những lý do chính sau:

- Chất lượng tài sản thấp, nợ xấu lớn và có chiều hướng tăng như trên đã trình bày, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế mà chính sách tiền tệ, tài khóa tiếp tục thắt

55

chặt, tăng trưởng kinh tế chậm lại, sản xuất kinh doanh khó khăn, thực hiện cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn tiếp tục điều chỉnh giảm và khó phục hồi nhanh;

- Tăng trưởng tín dụng quá nhanh và nhanh hơn huy động vốn trong một thời gian kéo dài làm cho bộ phận NHTM phụ thuộc vào nguồn vốn từ NHNN và huy động vốn từ thị trường liên NH để tài trợ thanh khoản thiếu hụt. Một khối lượng vốn không nhỏ chảy lòng vòng trên thị trường liên NH tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các NHTM; Rủi ro hệ thống rất lớn khi có thị trường biến động đột ngột;

- Cho vay quá mức dẫn đến hệ số sử dụng vốn của các NHTM Việt Nam rất cao và vượt mức an toàn, việc cho vay quá mức dẫn đến dự trữ thanh khoản thấp, NHTM phải vay NHNN hoặc vay nước ngoài để tài trợ tăng trưởng tín dụng;

- Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không ổn định; Mất cân đối nghiêm trọng về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn dẫn đến thanh khoản của các NHTM kém...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Mục đích chương 3 nhằm đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam đã bị chi phối bởi những nhân tố nào và mức độ chi phối ra sao? Từ việc trình bày khái quát thực tiễn các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM ở Việt Nam, tác giả rút ra điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những yếu điểm đó về khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập của hệ thống NHTM Việt Nam.

56

CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

4.1. Giới thiệu mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM động của NHTM

Nhiều mô hình nghiên cứu thực nghiệm khác nhau đã được nhiều tác giả sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM, mỗi phương pháp đều dựa trên các nguồn dữ liệu, thời gian và số lượng các biến quan sát nhất định. Trong quá trình nghiên cứu các công trình của các tác giả đi trước ở trong nước và quốc tế, tác giả cũng đã lựa chọn được một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, đồng thời xây dựng được mô hình thích hợp để phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt động của 24 NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2007 - 2013.

Mỗi tác giả lựa chọn các phương pháp khác nhau để giải quyết các yêu cầu nghiên cứu của mình. Căn cứ trên các biến được mô tả ở bảng 4.2, tác giả xây dựng mô hình chính thức cho nghiên cứu có dạng như sau:

NPit = βo + β1ROAit + β2NIMit + β3LDRit + β4DEPit + β5RRit + β6BSit + β7CAit + β8OVRE1it + eit.

Trong đó,

 NPit: Lợi nhuận sau thuế của NH i tại thời điểm t

 ROAit: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của NH i tại thời điểm t

 NIMit: Tỷ lệ lãi biên ròng của NH i tại thời điểm t

 LDRit: Tỷ lệ cho vay của NH i tại thời điểm t

 DEPit: Tỷ lệ huy động của NH i tại thời điểm t

 RRit: Chỉ số rủi ro tín dụng của NH i tại thời điểm t

 BSit: Quy mô của NH i tại thời điểm t

 CAit: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của NH i tại thời điểm t

 OVRE1it: Tỷ lệ lương và chi phí nhân viên khác của NH i tại thời điểm t

57

Bảng 4.1: Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình

Ký hiệu Tên biến Kỳ vọng tương quan

Cách tính

ROA

Tỷ suất lợi nhuận

trên tài sản + Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản

NIM Tỷ lệ lãi biên ròng + (Thu nhập lãi–Chi phí lãi)/Tổng tài sản

LDR Tỷ lệ cho vay + Tổng cho vay/Tổng huy động

DEP Tỷ lệ huy động + Tổng tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản

RR Chỉ số rủi ro tín

dụng

- Dự phòng tín dụng/Tổng dư nợ

BS Quy mô NHTM + Logarit(Tổng tài sản)

CA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu + Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

OVRE1 Tỷ lệ lương và chi phí nhân viên khác

- Chi phí lương và chi phí nhân viên

khác/Tổng tài sản

NP Lợi nhuận sau thuế Biến phụ thuộc

(Nguồn: Tác giả mô hình hoá)

Về số liệu: Nguồn số liệu được sử dụng trong phân tích là các biến chỉ số tài chính mà tác giả tính toán dựa trên số liệu thu thập từ bảng báo cáo thường niên có kiểm toán độc lập của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 – 2013 trên trang http://finance.vietstock.vn, với kích thước mẫu là 24/38 NH. Các NH được chọn để phân tích bao gồm 4 NHTM nhà nước và 20 NHTM cổ phần quy mô vốn lớn, nhỏ, trung bình. Số liệu được thu thập, tính toán, lựa chọn, so sánh đối chiếu với nhiều nguồn BCTC khác nhau để đảm bảo độ tin cây, chính xác và phù hợp với mô hình nghiên cứu. Các mẫu đại diện được cho tổng thể nghiên cứu với kích thước mẫu đạt trên 75%.

58

Bảng 4.2: Danh sách mẫu các NHTM Việt Nam được dùng để phân tích

STT Tên NH Tên viết tắt

1 NHTMCP Ngoại thương VIETCOMBANK

2 NHTMCP Đầu tư & Phát triển VN BIDV

3 NHTMCP Công Thương VN VIETINBANK

4 NHTMCP Phát triển Nhà đồng bằng

Sông Cửu Long MHB

5 NHTMCP Xuất nhập khẩu VN EXIMBANK

6 NHTMCP Phát triển TP HCM HDBANK

7 NHTMCP Kiên Long KIENLONGBANK

8 NHTMCP Hàng Hải Việt Nam MARITIMEBANK

9 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBANK

10 NHTMCP An Bình ABBANK

11 NHTMCP Nam Á NAMABANK

12 NHTMCP Nam Việt NAVIBANK

13 NHTMCP Quân Đội MBANK

14 NHTMCP Phương Đông OCB

15 NHTMCP Đại Dương OCEANBANK

16 NHTMCP Sài gòn Thường tín SACOMBANK

17 NHTMCP Đông Nam Á SEABANK

18 NHTMCP Sài Gòn Hà Nội SHB

19 NHTMCP Phương Nam PNBANK

20 NHTMCP Kỹ Thương TECHCOMBANK 21 NHTMCP Quốc Tế VIBANK 22 NHTMCP Việt Á VIETABANK 23 NHTMCP Đông Á EAB 24 NHTMCP Á Châu ACB (Nguồn: Website NHNN)

59

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Thống kê mô tả các biến

Thống kê mô tả từng biến độc lập và biến phụ thuộc bao gồm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.

Căn cứ trên mô hình chính thức này, nghiên cứu tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Thuật ngữ đa cộng tuyến có nghĩa là sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính “hoàn hảo” hoặc chính xác giữa một số hoặc tất cả các biến giải thích trong một mô hình hồi quy.

Các hệ quả của đa cộng tuyến là: Nếu tồn tại cộng tuyến hoàn hảo giữa các biến, thì hệ số hồi qui của chúng là không xác định và các sai số chuẩn của chúng là vô hạn. Nếu cộng tuyến cao nhưng không hoàn hảo thì việc ước lượng của các hệ số hồi qui là có thể thực hiện được nhưng sai số chuẩn của chúng có khuynh hướng rất lớn. Kết quả là, các giá trị tổng thể của các hệ số không thể được ước lượng một cách chính xác, dẫn đến không hồi quy được hoặc kết quả của mô hình không chính xác.

Để kiểm định xác định hệ số tương quan (ri) giữa các biến thông qua hàm Corr, nếu ri < 0.5, được xem là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định về hiện tượng tự tương quan (Durbin – Watson)

Hiện tượng tự tương quan là hiện tượng khi các sai số trong mô hình có mối quan hệ với nhau, nguyên nhân sử dụng dữ liệu thời gian, độ trễ của số liệu, hiện tượng quán tính của số liệu, hậu quả dẫn đến ước lượng sẽ bị chệch. Để kiểm định hiện tượng tự tương quan sử dụng hàm Estat Dwatson để tính d (Durbin_watson), nếu d tiến về 2 thì mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Phương pháp kinh nghiệm được sử dụng để phát hiện tự tương quan như sau:

 Khi 0<d<1: Mô hình có tự tương quan dương

 Khi 1<d<3: Mô hình không có tự tương quan

60

Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Là do giả thuyết về phương sai không đổi của mô hình bị vi phạm, nguyên nhân là bản chất của các đại lượng kinh tế, bản thân con người học hỏi theo thời gian hoặc do sự tiến bộ trong đo lường và xử lý số liệu. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả không chệch của ước lượng.

Để kiểm định phương sai thay đổi, sử dụng hàm Hettest trong Stata_SE12 để xác định P.value, nếu P.value < 5% không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và ngược lại.

Kiểm định Hausman về sự phù hợp của mô hình

Phương pháp dữ liệu bảng là phương pháp thích hợp khi kết hợp phương pháp dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian của nhiều đối tượng giống nhau ở nhiều thời điểm khác nhau. Phương pháp này bao quát được các khía cạnh không gian và thời gian, dữ liệu bảng cân bằng được sử dụng. Phương pháp này là phù hợp nhất do loại bỏ những vấn đề thuộc kinh tế lượng, bỏ sót các biến đo lường có tương quan mạnh với các biến được giải thích.

Phương trình tổng quát của mô hình Fixed Effect:

Cách tiếp cận này xem xét từng đơn vị theo không gian và thời gian. Nghĩa là

cho tung độ gốc thay đổi theo không gian hoặc thời gian và giả định rằng hệ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61)