Về năng lực ứng dụng khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59)

NH là nơi mà công nghệ thông tin gần như chi phối mọi hoạt động kinh doanh. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ đòi hỏi hệ thống phải không ngừng cập nhật. Đây cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt thời kỳ phát triển theo cơ chế mới. Sau gần 30 năm đổi mới, các thành tựu của khoa học công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống NH: Ứng dụng nhanh, hiệu quả công nghệ thông tin vào toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ NH; nghiên cứu chuyển đổi từ mô hình hệ thống công nghệ thông tin phân tán sang mô hình tập trung; Phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng…

Nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các TCTD của khách hàng đang tiếp tục phục hồi, các NH đã tích cực đầu tư nâng cấp, ứng dụng công nghệ phát triển các kênh dịch vụ tài chính NH hiện đại như Mobile banking, Internet banking, SMS banking, và các dịch vụ thẻ. Cụ thể, theo số liệu 12/2013 của NH Nhà nước Việt Nam, thị trường Việt Nam đã có 52 tổ chức phát hành thẻ với 57,1 triệu thẻ, 14.300 máy rút tiền tự động (ATM), 101.400 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS). Với nhiều kênh phân phối dịch vụ như hiện nay, khả năng tích hợp và quản lý hiệu quả hệ thống kênh phân phối dịch vụ đa dạng là yếu tố quyết định sự thành bại của một NH.

Hiện nay, các NHTM rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập: Quy mô vốn của NHTM nhỏ; chi phí đầu tư hiện đại hóa công nghệ cao; khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên NH còn hạn chế nên dẫn đến lãng

51

phí, khai thác không hết tính năng của công nghệ mới. Hạ tầng tài chính phát triển chưa đầy đủ (công nghệ, hệ thống thanh toán, thị trường liên NH...) là thách thức không nhỏ để phát triển một khu vực NH ổn định. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính – NH trong khu vực đang đối mặt với một sức ép chung khi tình trạng lợi nhuận kinh doanh sụt giảm do những khoản chi phí ngày càng lớn dần. Đối với rất nhiều NH, việc triển khai ứng dụng công nghệ mới như chuyển đổi hệ thống NH lõi, ứng dụng hiệu quả điện toán đám mây, điện toán di động, và triển khai các mô hình thuê ngoài thông minh, hướng tới mục tiêu giảm thiểu chi phí vận hành hiện đang là mối quan tâm hàng đầu khi xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh.

3.2.2.4. Về năng lực nguồn nhân lực

Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực NH ở Việt Nam chưa cao, chưa đồng đều. Trong thời gian qua có những thời điểm nhu cầu nguồn nhân lực NH gia tăng đột biến, hình thành sự chuyển dịch lao động bất hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của NH. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phục vụ khách hàng, kỹ năng nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực NH phát triển rất sôi động về cơ cấu, số lượng, chất lượng do nhu cầu mở rộng nhanh mạng lưới kinh doanh. Tuy nhiên, chất lượng của đa số cán bộ, nhân viên ngành NH đang trong tình trạng đáng lưu ý, số nhân viên đạt kiến thức tốt còn ít, đặc biệt là mảng kiến thức về các nghiệp vụ liên quan. Sự phát triển quá nóng của các tổ chức tín dụng dẫn đến nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp thiếu, không đáp ứng được yêu cầu, trong khi đó công tác tuyển dụng, đào tạo lại chưa được coi trọng nên rủi ro tác nghiệp và đạo đức gia tăng.

NHNN đánh giá tỉ lệ nhân lực có đào tạo chuyên môn làm việc trong ngành NH cao, nhưng tỉ lệ được đào tạo có trình độ cao chuyên ngành NH lại thấp hơn đào tạo ở các ngành khác. Cụ thể, theo số liệu thống kê báo cáo của NHNN năm 2013, tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học chuyên ngành tài chính - NH là 30,6%, ngành khác 34,9%; sau đại học NH 1,35%, ngành khác 1,75%. Nhìn chung, tỷ lệ này chưa cao, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. So với các nước trong khu vực và

52

trên thế giới, tỷ lệ này còn rất khiêm tốn. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên NH có trình độ trên đại học vẫn còn rất thấp.

Với vai trò là “xương sống”, là “trụ cột” của nền kinh tế, NH luôn là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao nhất. Do đó, với những gì đã và đang diễn ra, yêu cầu nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ NH là điều hết sức quan trọng. Mặt khác, chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực cũng chưa được các NH quan tâm đúng mức, phát sinh tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực NH.

3.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam 3.3.1. Những kết quả đạt được 3.3.1. Những kết quả đạt được

Qua hơn 35 năm đổi mới, hệ thống các NHTM Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Sự an toàn, ổn định của hệ thống các NHTM đóng vai trò quyết định đối với sự ổn định hệ thống tài chính và là một trong những yếu tố quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Hệ thống các NHTM cung cấp một khối lượng vốn to lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo công ăn việc làm và góp phần thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước trong những năm qua. Đồng thời, NH cũng là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. Một số thành tựu chủ yếu đạt được như sau:

- Mức lợi nhuận duy trì khá tốt, mặc dù thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, các NHTM tại Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt.

- Năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các NHTM tăng nhanh: Tốc độ

tăng quy mô vốn chủ sở hữu rất tốt, năm sau tăng hơn năm trước bình quân trên 35%. Các NHTM có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố trọng điểm.

- Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ NH ngày càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế: Hệ thống công nghệ và quản trị NH đang từng

53

bước được đổi mới theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Dịch vụ NH không còn chỉ giới hạn trong phạm vi các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà còn có nhiều loại dịch vụ NH hiện đại đã triển khai và ngày càng phổ thông như thẻ thanh toán, dịch vụ NH điện tử, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ NH đầu tư,…. Mạng lưới NH mở rộng khắp nơi trong cả nước đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ NH. Bên cạnh kênh phân phối dưới hình thức hiện diện vật lý như điểm giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch thì các kênh phân phối điện tử cũng đang phát triển nhanh.

- Tăng cường mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực NH: Thị trường dịch vụ NH của Việt Nam đã được tự do hóa đáng kể, có độ mở tương đối cao và mức độ thâm nhập của NH nước ngoài lớn. Các NH của Việt Nam từng bước gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Đến nay, hầu hết các NH lớn trên thế giới đã hiện diện thương hiệu tại Việt Nam và một số NH của Việt Nam đã hiện diện ở nước ngoài (Lào, Campuchia, Myanma, Trung Quốc, Đức).

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Qua số liệu phân tích từ 2007 – 2013 ở phần trên cho thấy, hệ thống các NHTM phát triển nhanh và góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống các NHTM đã bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro gây mất an toàn hoạt động và đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô:

- Quy mô vốn của các NHTM Việt Nam đã gia tăng đáng kể trong thời gian qua và tất cả các NHTM đã đạt được mức vốn tối thiểu theo quy định nhưng so với các NH trong khu vực Đông Nam Á và thế giới thì quy mô này còn khá nhỏ bé. Điều này làm cho các NHTM Việt Nam hạn chế khả năng chống đỡ rủi ro khi có những bất ổn trên thị trường tài chính, NH và hạn chế khả năng cạnh tranh so với các NH khác trong khu vực.

- Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc

54

không được trích lập đầy đủ tương xứng với mức độ rủi ro).

- Quy mô tín dụng của các NHTM rất lớn so với GDP làm cho hệ thống các NHTM dễ bị tổn thương từ những thay đổi bất lợi của nền kinh tế và sự bất ổn của hệ thống các NHTM cũng sẽ tác động rất lớn đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, năng lực quản trị yếu kém, đạo đức kinh doanh NH hiện cũng đang là một thách thức lớn làm gia tăng mức độ rủi ro hoạt động và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực NH. Cạnh tranh trong lĩnh vực NH có nơi, có lúc trở nên quá mức, không lành mạnh, không có trật tự, kỷ cương đã làm gia tăng rủi ro và hành vi gian lận trong hoạt động NH. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu của các NHTM Việt Nam là bằng giá/lãi suất, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ. Trên thị trường tiền tệ xuất hiện biểu hiện một số NHTM có quy mô lớn lũng đoạn, thao túng thị trường, nhất là về lãi suất và tỷ giá, trong khi một số NHTM nhỏ khác lại ngày càng bị chi phối bởi những NHTM lớn.

- Số lượng NHTM Việt Nam nhiều nhưng không mạnh, nhiều NHTM hoạt động không chuyên nghiệp, chứa đựng rất nhiều rủi ro, yếu kém. Khó khăn về thanh khoản chỉ là biểu hiện bên ngoài của những yếu kém nghiêm trọng bên trong về năng lực, hiệu quả quản trị, tài chính và kinh doanh của các NHTM đó. Các NHTM yếu kém này là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường tiền tệ rối loạn (lãi suất bị đẩy cao, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật, phá vỡ kỷ cương, kỷ luật thị trường).

- Chính sách quản lý và hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động NH chưa có hiệu quả và hiệu lực cao trong bối cảnh các TCTD phát triển nhanh về số lượng và quy mô, đồng thời hội nhập quốc tế sâu rộng.

Nguyên nhân

Mức độ an toàn của hệ thống NH Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh, bắt nguồn từ những lý do chính sau:

- Chất lượng tài sản thấp, nợ xấu lớn và có chiều hướng tăng như trên đã trình bày, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế mà chính sách tiền tệ, tài khóa tiếp tục thắt

55

chặt, tăng trưởng kinh tế chậm lại, sản xuất kinh doanh khó khăn, thực hiện cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn tiếp tục điều chỉnh giảm và khó phục hồi nhanh;

- Tăng trưởng tín dụng quá nhanh và nhanh hơn huy động vốn trong một thời gian kéo dài làm cho bộ phận NHTM phụ thuộc vào nguồn vốn từ NHNN và huy động vốn từ thị trường liên NH để tài trợ thanh khoản thiếu hụt. Một khối lượng vốn không nhỏ chảy lòng vòng trên thị trường liên NH tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các NHTM; Rủi ro hệ thống rất lớn khi có thị trường biến động đột ngột;

- Cho vay quá mức dẫn đến hệ số sử dụng vốn của các NHTM Việt Nam rất cao và vượt mức an toàn, việc cho vay quá mức dẫn đến dự trữ thanh khoản thấp, NHTM phải vay NHNN hoặc vay nước ngoài để tài trợ tăng trưởng tín dụng;

- Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không ổn định; Mất cân đối nghiêm trọng về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn dẫn đến thanh khoản của các NHTM kém...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Mục đích chương 3 nhằm đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam đã bị chi phối bởi những nhân tố nào và mức độ chi phối ra sao? Từ việc trình bày khái quát thực tiễn các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM ở Việt Nam, tác giả rút ra điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những yếu điểm đó về khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập của hệ thống NHTM Việt Nam.

56

CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

4.1. Giới thiệu mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM động của NHTM

Nhiều mô hình nghiên cứu thực nghiệm khác nhau đã được nhiều tác giả sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM, mỗi phương pháp đều dựa trên các nguồn dữ liệu, thời gian và số lượng các biến quan sát nhất định. Trong quá trình nghiên cứu các công trình của các tác giả đi trước ở trong nước và quốc tế, tác giả cũng đã lựa chọn được một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, đồng thời xây dựng được mô hình thích hợp để phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt động của 24 NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2007 - 2013.

Mỗi tác giả lựa chọn các phương pháp khác nhau để giải quyết các yêu cầu nghiên cứu của mình. Căn cứ trên các biến được mô tả ở bảng 4.2, tác giả xây dựng mô hình chính thức cho nghiên cứu có dạng như sau:

NPit = βo + β1ROAit + β2NIMit + β3LDRit + β4DEPit + β5RRit + β6BSit + β7CAit + β8OVRE1it + eit.

Trong đó,

 NPit: Lợi nhuận sau thuế của NH i tại thời điểm t

 ROAit: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của NH i tại thời điểm t

 NIMit: Tỷ lệ lãi biên ròng của NH i tại thời điểm t

 LDRit: Tỷ lệ cho vay của NH i tại thời điểm t

 DEPit: Tỷ lệ huy động của NH i tại thời điểm t

 RRit: Chỉ số rủi ro tín dụng của NH i tại thời điểm t

 BSit: Quy mô của NH i tại thời điểm t

 CAit: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của NH i tại thời điểm t

 OVRE1it: Tỷ lệ lương và chi phí nhân viên khác của NH i tại thời điểm t

57

Bảng 4.1: Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình

Ký hiệu Tên biến Kỳ vọng tương quan

Cách tính

ROA

Tỷ suất lợi nhuận

trên tài sản + Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản

NIM Tỷ lệ lãi biên ròng + (Thu nhập lãi–Chi phí lãi)/Tổng tài sản

LDR Tỷ lệ cho vay + Tổng cho vay/Tổng huy động

DEP Tỷ lệ huy động + Tổng tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản

RR Chỉ số rủi ro tín

dụng

- Dự phòng tín dụng/Tổng dư nợ

BS Quy mô NHTM + Logarit(Tổng tài sản)

CA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu + Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

OVRE1 Tỷ lệ lương và chi phí nhân viên khác

- Chi phí lương và chi phí nhân viên

khác/Tổng tài sản

NP Lợi nhuận sau thuế Biến phụ thuộc

(Nguồn: Tác giả mô hình hoá)

Về số liệu: Nguồn số liệu được sử dụng trong phân tích là các biến chỉ số tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)