Thông qua việc tổng luận cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong Chương 1, nghiên cứu đã tổng lược 8 nhân tố nội tại ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam.
Mô hình cho kết quả trong 8 biến tác giả sử dụng đưa vào mô hình, có 4 biến tác động cùng chiều lên lợi nhuận ròng của NHTM, bao gồm ROA, BS, CA, LDR ở mức độ tin cậy 99%, còn 1 biến RR tác động ngược chiều ở mức độ tin cậy 92.7%. Trong khi đó, 3 biến NIM, DEP, OVRE1 không có ý nghĩa thống kê tác động tới lợi nhuận ròng của NHTM. Điều này trái ngược với các nghiên cứu trước đây và trái với kỳ vọng của tác giả, tuy nhiên xét ở khía cạnh nào đó kết quả đó lại phù hợp trong điều kiện kinh tế ở Việt Nam và giai đoạn nghiên cứu từ năm 2007 - 2013.
Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa) cho thấy tỷ lệ vị thế (tầm quan trọng) của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam là rất khác nhau, cụ thể thứ tự tác tộng từ cao xuống thấp trong mô hình là nhân tố vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (+), nhân tố quy mô tổng tài sản (+), nhân tố lợi nhuận ròng/tổng tài sản (+), nhân tố tổng cho vay/tổng huy động (+), nhân tố dự phòng tín dụng/tổng dư nợ (-).
Tuy vậy, mô hình có giá trị R-squared = 0.7476 nên chỉ phản ánh được 74.76% vấn đề nghiên cứu. Vì thế, sẽ còn có những yếu tố nội tại khác có thể có
71
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam nhưng chưa được nghiên cứu này bao quát hết trong mô hình nghiên cứu hiện tại. Qua kết quả hồi quy chứng tỏ vai trò của các yếu tố trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động được phân định thứ bậc rõ rệt. Vì thế, giải pháp xây dựng để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các NHTM phải dựa vào kết quả kiểm định của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam nhưng cần điều chỉnh qua thời gian khi tỷ lệ của các nhân tố trên có sự thay đổi theo thời gian, không gian.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Bằng cách sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp cho dữ liệu bảng và một số kiểm định liên quan như kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi để chắc chắn mô hình hồi quy cho kết quả chính xác. Với 1 biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động NH là lợi nhuận ròng sau thuế của NH và 8 biến độc lập được sử dụng nhằm đại diện cho các đặc điểm nội tại của NH được nghiên cứu bao gồm tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ lãi biên ròng, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ huy động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô tài sản của NH, chỉ số rủi ro tín dụng và tỷ lệ lương và chi phí nhân viên khác trên tổng tài sản. Dữ liệu tác giả thu thập dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp là báo cáo thường niên của 24 NH trong 7 năm giai đoạn từ năm 2007 - 2013.
Mô hình cho kết quả trong 8 biến tác giả sử dụng đưa vào mô hình, có 4 biến tác động cùng chiều lên lợi nhuận ròng của NHTM, bao gồm ROA, BS, CA, LDR ở mức độ tin cậy 99%, còn 1 biến RR tác động ngược chiều ở mức độ tin cậy 92.7%. Trong khi đó, 3 biến NIM, DEP, OVRE1 không có ý nghĩa thống kê tác động tới lợi nhuận ròng của NHTM.
Thông qua kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội tại đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM trong chương 4 là cơ sở khoa học quan trọng để tác giả đưa ra các gợi ý giải pháp thuyết phục ở chương 5 tiếp theo.
72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM
5.1. Kết quả nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 – 2013. Đề tài sử dụng song song phương pháp định tính và phương pháp định lượng nhằm xác định mối quan hệ giữa các nhân tố tác động và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Nghiên cứu đã rút ra những kết quả đạt được và hạn chế xoay quanh vấn đề hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay như thế nào. Từ việc phân tích hình hình kinh tế vĩ mô để xem mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh NH và những chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát và cung tiền. Đồng thời, chỉ ra được những nhân tố nội tại nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NH và nhân tố nào không ảnh hưởng trong mô hình hồi quy.
Có thể nói, bức tranh hệ thống NH ở Việt Nam sau gia nhập WTO đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức mà các NHTM phải đối mặt như: quy mô về vốn vẫn còn nhỏ bé, kênh sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng phục vụ, khả năng quản trị còn yếu; các NHTM đến nay vẫn chỉ tập trung vào các dịch vụ huy động và cho vay truyền thống, chất lượng dịch vụ chưa cao. Trong khi đó, các NH nước ngoài, các định chế tài chính phi NH tham gia thị trường Việt Nam ngày càng sâu rộng, một thị trường được đánh giá là nhiều tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng nhanh trong khi mức độ và trình độ cung cấp dịch vụ tài chính còn ở giai đoạn phát triển ban đầu. Các tổ chức này sẽ cạnh tranh thị trường mạnh với NH về các hoạt động huy động vốn cũng như đầu tư. Do vậy, các NHTM trong nước sẽ đối mặt với nguy cơ mất dần lợi thế về dịch vụ NH bán lẻ với mạng lưới các kênh phân phối và cơ sở khách hàng đã có sẵn.
Hội nhập quốc tế nói chung mang lại nhiều cơ hội và không ít rủi ro. Cơ hội mang lại đó là nguồn lực tài chính để phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế là những rối loạn tài chính tiền tệ nếu
73
thị trường tài chính kém phát triển, hệ thống NH yếu kém sẽ dễ đổ vỡ. Vì vậy, các NH trong nước không còn cách nào khác là phải tự “cải tổ” mình nhằm nâng cao năng lực tài chính để có thể cạnh tranh trong bối cảnh mới. Áp lực cạnh tranh đóng một vai trò như một động lực thúc đẩy các NH ngày càng phải nâng cao năng lực của mình. Đứng trước nhiều thách thức lớn từ quá trình hội nhập, hệ thống NH càng cần phải hoạt động hiệu quả hơn mới có thể đứng vững và cạnh tranh được với khu vực và quốc tế. Từ thực tế đó, tác giả gợi ý một số chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam.