Thực tiễn hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38)

3.1.1. Khái quát quá trình phát triển của hệ thống NH Việt Nam

Hệ thống NH theo pháp lệnh năm 1990 đã xoá bỏ được tính chất độc quyền nhà nước trong hoạt động NH bằng việc cho phép thành lập NHTM thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Mặt khác, với việc Chính phủ cho phép thành lập các NH liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài đã góp phần hỗ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như nhanh chóng chuyển giao công nghệ NH hiện đại vào Việt Nam. Từ đây, NHNN có chức năng giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát NHTM, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm soát lạm phát; Các NHTM và công ty tài chính hoạt động độc lập thực hiện các hoạt động thương mại với chức năng huy động và phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế.

Đặc biệt khi Luật NH Nhà nước Việt Nam và Luật các TCTD được Quốc Hội thông qua ngày 2/12/1997 và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/10/1998 đã thực sự tạo ra một sân chơi bình đẳng và một nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động của các NH ở Việt Nam.

Bảng 3.1: Những mốc phát triển quan trọng của hệ thống tài chính Việt Nam từ năm 1991

Năm Nội dung

Từ 1991

NHTM được phép hoạt động, các NH nước ngoài được phép tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua mở chi nhánh hoặc liên doanh với các NH trong nước.

1993

Việt Nam bình thường hóa quan hệ tín dụng với các TCTD quốc tế (Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), NH thế giới (WB), NH phát triển Châu Á (ADB)).

30

1997 Luật NHNN và luật các TCTD được Quốc hội thông qua.

1999 Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập (9/11/1999).

2000 Tái cơ cấu về tổ chức và tài chính của NH quốc doanh và NHTM. Đặc biệt, công ty quản lý tài sản của từng NH được thành lập.

2001

Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ được ký kết theo đó thị trường tài chính và các NH của Việt Nam sẽ dần mở cửa; vào năm 2010 các tổ chức tài chính Mỹ được đối xử ngang bằng với các tổ chức tài chính Việt Nam.

2002 Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các TCTD được tự do hóa – đây là bước cuối cùng để hoàn toàn tự do hóa lãi suất của TCTD.

2003

Tái cơ cấu toàn diện hoạt động của các NHTM theo chuẩn quốc tế, NH chính sách được thành lập thay cho NH dành cho người nghèo; Luật NHNN được sửa đổi.

2004 Sửa đổi luật các TCTD Việt Nam.

Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết.

2010 Luật mới của NHNN và Luật các TCTD được Quốc hội khóa 12 thông qua, hiệu lực thi hành từ 1/1/2011.

(Nguồn: Website NHNN, tác giả tổng hợp)

3.1.2. Thực trạng về hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 - 2013

Ngành NH ở Việt Nam có cấu trúc vừa tập trung vừa phân tán. Các NHTM nhà nước vẫn đang chiếm lĩnh thị trường mặc dù đang mất dần thị phần vào tay NHTM cổ phần trong cả lĩnh vực huy động và cho vay. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động, tài khoản NH, thẻ đều tăng rất nhanh, và tập trung ở khu vực thành thị và các thành phố lớn. Theo số liệu WBI năm 2013, tổng tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt gần 5.200.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 420.000 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ khoảng 394.000 tỷ đồng.

Tính đến năm 2013, có 5 NHTM nhà nước (trong đó 4 NH đã cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối, bao gồm CTG, VCB, BIDV, MHB,

31

còn lại một NH Agribank vẫn chưa được cổ phần hóa) chiếm khoảng 42,8% tổng tài sản, 33 NHTM cổ phần chiếm 42,1% (trong đó có 9 NH quy mô lớn, tài sản lớn hơn 100.000 tỷ đồng, bao gồm TCB, ACB, MBB, EIB, STB, SCB, SHB, MSB, VPB; 7 NH quy mô vừa, tài sản từ 50.000 tỷ đồng đến dưới 100.000 tỷ đồng; và 17 NH quy mô nhỏ, tài sản dưới 50.000 tỷ đồng), 4 NH liên doanh, 5 NH nước ngoài và 51 chi nhánh NH 100% vốn nước ngoài chiếm 11,8%, còn lại khoảng 3,3% tổng tài sản là các tổ chức tín dụng khác (xem Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4).

Trong suốt hai thập kỷ kể từ lần cải cách đầu tiên, hệ thống NH đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện ở số lượng các NH và đa dạng hóa về hình thức sở hữu.

Bảng 3.2: Cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam thời kỳ 2007 - 2013 Loại hình NH 2007 2009 2011 2013

NHTM nhà nước 5 5 5 5

NHTM cổ phần 34 37 39 33

NH liên doanh 5 5 6 4

Chi nhánh NH nước ngoài 41 45 45 51

Tổng cộng 85 92 95 93

(Nguồn: Website NHNN)

Từ năm 2007 đến năm 2013, số lượng các NHTM cổ phần có sự biến động nhẹ, tăng dần từ năm 2007 đến năm 2011, giảm nhanh trong hai năm 2012 và 2013 do các quy định có liên quan đến vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu dẫn đến sự sáp nhập và hợp nhất của một loạt các NHTM cổ phần yếu kém. Trong khi đó, số lượng các NHTM nhà nước và NH liên doanh vẫn ổn định qua các năm. Còn chi nhánh NH nước ngoài gia tăng liên tục qua từng năm, đây là kết quả của việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO vào năm 2007 và chính thức mở cửa thị trường tài chính, đồng thời hệ thống luật pháp Việt Nam cho phép NH nước ngoài có thể mua cổ phần của các NH trong nước. Sự hợp tác này đã mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đối với NH trong nước có thể tiếp cận quy trình chuyên nghiệp, kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, công nghệ hiện

32

đại; còn các NH nước ngoài mở rộng được mạng lưới chi nhánh rộng khắp các nước và nguồn khách hàng trong nước sẵn có.

Mặt khác, chính sự hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý trong thời kỳ này đã đẩy nhanh tốc độ gia tăng dự nợ tín dụng cho nền kinh tế. Điều này cho thấy vai trò của hệ thống NHTM ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trong việc tạo vốn cho nền kinh tế và thông qua đó đóng góp một phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng hệ thống NHTM Việt Nam từ năm 2007 - 2013

Đơn vị: %

(Nguồn: NHNN)

Sự tăng trưởng tín dụng quá mức thường được coi là dấu hiệu của những vấn đề trong tương lai của khu vực tài chính và không nhất thiết là một điều hay. Sự bùng nổ tín dụng là một dự báo rõ ràng cho khủng hoảng tài chính. Trong một khoảng thời gian kéo dài, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam gấp 5 đến 6 lần tốc độ tăng trưởng của GDP, đặc biệt là năm 2007 và 2008. Nói một cách khác, tín dụng đã tăng trưởng quá nóng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong ba năm gần đây đã giảm đáng kể. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, cùng với những khó khăn của môi trường kinh tế, tín dụng NH từ năm 2011 đã chững lại, đặc biệt từ năm 2012, mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8.69%, không hoàn thành mục tiêu đề ra từ đầu

33

nước rút cuối năm, tăng trưởng tín dụng đạt 21.44%, hoàn thành vượt 9.44% mục tiêu của năm 2013 là12%.

Huy động vốn của các NHTM có sự tăng trưởng khá qua các năm, trừ năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Huy động tăng do các NHTM đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch. Năm 2013 huy động giảm 10.68% so với năm 2012.

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn hệ thống NHTM Việt Nam từ năm 2007 - 2013

Đơn vị: %

(Nguồn: NHNN)

Ngành NH Việt Nam đã tăng trưởng huy động và tín dụng rất ấn tượng liên tục đến năm 2010. Tuy nhiên, qua số liệu biểu đồ 3.1 và 3.2 ta nhận thấy rằng từ năm 2011 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể. Thị trường đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng thấp nhất kể từ thập niên 90 và dự đoán thời gian tới ngành NH ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm.

Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và GDP từ 2008 – 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tín dụng 51.39 30.13 37.86 32.76 14.27 8.69 21.44

GDP 8.44 6.23 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42

34

Giai đoạn 2011 trở về trước, mặc dù tín dụng tăng trưởng mạnh song GDP cũng chỉ xoay quanh mức 6%. Trong khi đó, từ năm 2012 tới nay, tín dụng tăng trưởng thấp hơn hẳn giai đoạn trước và GDP cũng giảm thấp nhưng vẫn ở mức trên 5%, điều đó cho thấy nguồn vốn tín dụng đã được đầu tư đúng hướng hơn, phục vụ tốt hơn cho mục tiêu phát triển. Trong thời gian qua, tỷ lệ Dư nợ/GDP luôn ở mức cao (trên 95%) cho thấy tín dụng đã, đang và sẽ luôn là kênh chủ đạo cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước.

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của hệ thống NH thời kỳ 2008 – 2013

Đơn vị: %, triệu tỷ đồng

(Nguồn: NHNN, Tổng cục thống kê)

Năm 2013 tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP là 97%. Tỷ lệ này giảm so với năm 2012 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn. So với mức trung bình của các nước đang phát triển trong khu vực, tỷ lệ này ở Việt Nam vẫn thấp hơn, điều đó thể hiện rằng khu vực NH của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng ngày càng khiêm tốn so với trước đây.

Bên cạnh đó trong so sánh với các khu vực khác trên thế giới cho thấy, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào vốn NH cao hơn nhiều so với các nước trong nhóm thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp. Do đó, sự an toàn và hiệu quả của hệ thống

35

độ tăng trưởng tín dụng cũng là chỉ báo quan trọng cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ dư nợ tín dụng /GDP của một số nước trên thế giới năm 2013

Đơn vị: %

(Nguồn: Worldbank)

Tăng trưởng tín dụng cao là một cấu phần quan trọng để tăng GDP, nhưng cái giá phải trả là nợ xấu cũng cao và do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NH, đây là đặc trưng thường thấy ở thị trường mới nổi. Tuy nhiên, rất khó để ước tính được khối lượng nợ xấu do các NH Việt Nam không tuân thủ các quy tắc quốc tế khi phân loại nợ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 là 3.57%, con số này được thừa nhận rộng rãi là thấp hơn nhiều so với thực tế. Tuy nhiên, so với các nước đang phát triển trong khu vực, tỷ lệ này ở Việt Nam vẫn thấp hơn, điều đó thể hiện rằng NH Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển.

Hệ thống NH Việt Nam đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản ngày càng gia tăng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân của hệ thống NH Việt Nam qua các năm như sau: năm 2007 là 2.00%; năm 2008 là 3.5%; năm 2009 là 2.2%; năm 2010 là 2.6%; năm 2011 là 3.4%; năm 2012 là 4.1%; năm 2013 là 3.6%. Với tỷ lệ nợ xấu như trên cho thấy rủi ro tín dụng trong toàn hệ

36

thống NH Việt Nam là rất cao, vì tỷ lệ nợ xấu theo khung an toàn CAMEL là 2%, theo quy định của quốc tế ở mức 1,5%, theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 2%. Như vậy tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH Việt Nam đã vượt mức quy định, đặc biệt là năm 2012 và 2013 tỷ lệ nợ xấu vượt hơn 2 lần so với quy định của NHNN.

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH Việt Nam từ 2007 – 2013

Đơn vị: %

(Nguồn: NHNN)

Tỷ lệ nợ xấu được công bố chính thức đang tăng dần từ năm 2009, và năm 2013 chiếm 3.6% giảm so với năm 2012. Kết quả này cho thấy trong năm 2013, các NHTM đã chủ động, tích cực dùng dự phòng để xử lý nợ xấu, đồng thời thận trọng hơn trong quyết định cho vay nhằm bảo đảm chất lượng tài sản. Tuy nhiên, vấn đề là những con số báo cáo này được đa số các nhà kinh tế cho rằng mức nợ xấu thực sự của ngành còn cao hơn rất nhiều. Số liệu trên BCTC chưa thể hiện đúng mức nợ xấu mà NH hiện nay đang ghánh chịu, theo tác giả khảo sát thực tế một số NH và các con nợ lớn của NH thì cho thấy tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn số liệu đã công bố nhiều lần. Và hầu hết dư nợ tập trung ở các doanh nghiệp nhà nước, chiếm hơn 50% tổng dư nợ của hệ thống nhưng đa phần là vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo... Có thể nói tình trạng nợ xấu được công bố chính thức vẫn chưa phản ánh hết

37

được thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam và chất lượng tín dụng của hệ thống NH. Trong khi đó, dự phòng rủi ro không được trích lập đầy đủ tương xứng với mức độ rủi ro. Đến ngày 31/12/2012, dự phòng rủi ro (dự phòng cụ thể và dự phòng chung) sẵn có chỉ tương đương 47.85% nợ xấu (theo số liệu nợ xấu của NHTM báo cáo) hay tương đương 26.67% nợ xấu (theo nợ xấu của Cơ quan Thanh tra, giám sát NH).

Do vậy nếu không xử lý và có biện pháp kịp thời thì mất khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM là có thể xảy ra.

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2007 - 2013

Theo số liệu của NHNN, lợi nhuận sau thuế của toàn ngành NH năm 2013 chỉ đạt 28 ngàn tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2012 là 31 ngàn tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2011 là 40 ngàn tỷ đồng. Lợi nhuận toàn ngành giảm, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí hoạt động và chi phí rủi ro tín dụng tăng đáng kể.

Chi phí cho nhân viên chiếm tỷ lệ chi phí cao nhất trong chi phí hoạt động của NH. Số lượng nhân viên các NH qua các năm tăng nhanh do các NH Việt Nam đang tập trung vào thị trường bán lẻ, đồng thời, các NH đang chịu áp lực mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng, do đó số lượng chi nhánh, phòng giao dịch tăng nhanh, làm cho nhân viên ngành NH cũng tăng theo.

Mặc dù đã được triển khai quyết liệt song nợ xấu vẫn là một thách thức lớn đối với toàn ngành NH ở Việt Nam trong suốt thời gian qua. Chất lượng danh mục khoản vay suy giảm buộc các NH phải trích lập dự phòng nhiều hơn, đây chính là nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của hệ thống NH. Sở dĩ chất lượng khoản vay đi xuống như vậy là do môi trường kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến mất khả năng trả nợ và nợ xấu tăng. Nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay NH, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi thì các doanh nghiệp dễ

38

gặp khó khăn về khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, sự phát triển “nóng” của hệ thống NHTM cũng là một nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu. Một số NH nhỏ, năng lực quản trị tín dụng yếu kém đã tìm mọi cách tăng vốn huy động, thúc đẩy tín dụng bằng cách nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, thiếu các điều kiện bảo đảm cần thiết…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38)