Kỳ vọng về dấu của biến trong mô hình 3.1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 37 - 39)

Mô hình 3.1 thể hiện tác động của lãi suất (LS), kỳ hạn tiền gửi (KH), tuổi tác (T), giới tính (GT), nhu cầu vay vốn (NCV), thời gian quan hệ của khách hàng với ngân hàng (TG), số lƣợng tài khoản khách hàng mở tại ngân hàng (SLTK) đến hoạt động huy động vốn. Các biến độc lập trên đƣợc dự đoán có tác động dƣơng đến của số dƣ tiền gửi huy động của khách hàng cá nhân.

Về lãi suất đƣợc dự đoán có tác động dƣơng đến hoạt động huy động vốn vì lãi suất thực sự là một yếu tố quan trọng để ngƣời có tiền nhàn rỗi lựa chọn kênh đầu tƣ nên lãi suất càng cao thì ngân hàng huy động vốn càng hiệu quả (Romer, 2001; Athukorala và Sen, 2004).

Vê kỳ hạn tiền gửi: Mỗi loại kỳ hạn đều có mức lãi suất và mức độ thanh khoản khác nhau do vậy kỳ hạn tiền gửi khác nhau thì hiệu quả huy động cũng khác nhau. Vì kết quả nghiên cứu của Nazma và Cuevas (1990) là biến tiền gửi tăng lên cùng với sự gia tăng những chia sẻ của các khoản tiền gửi của chính phủ, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cố định dƣới 6 tháng. Đây là một kết quả hợp lý, không giống nhƣ hầu hết các loại tiền gửi khác, các loại tiền gửi này có thể rút ra khá dễ dàng với ít hoặc không có thông báo trƣớc cho ngân hàng. Do vậy, kỳ hạn tiền gửi của khách hàng có ảnh hƣởng tới hoạt động huy động vốn.

Về tuổi tác đƣợc dự đoán khách hàng có độ tuổi dƣới 35 và trên 65 sẽ tác động tích cực đến hoạt động huy động vốn, còn khách hàng có độ tuổi từ 35 – 65 tuổi sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động huy động vốn. Kỳ vọng này có thể đƣợc giải

không thích rủi ro nên họ thƣờng thích gửi số tiền dành dụm đƣợc vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và hƣởng lãi; những hộ gia đình trẻ tuổi thƣờng có những gánh nặng chi tiêu, và nhu cầu có quỹ chi tiêu của họ lớn hơn những mục tiêu tài chính khác. Kết quả là, những hộ gia đình trẻ nắm giữ những tài sản tài chính lỏng hơn nhƣ tiền gửi thanh toán và tiền quỹ tƣơng hỗ (dạng nhƣ tiền tài trợ của nhà nƣớc) còn những ngƣời trung niên (từ 35 đến 65 tuổi) có những mục tiêu tiết kiệm dài hạn hơn và có khuynh hƣớng thích những khoản đầu tƣ đem về lợi nhuận cao, có tính thanh khoản ít lỏng hơn (ví dụ nhƣ chứng khoán, trái phiếu và các quỹ đầu tƣ).

Tƣơng tự, giới tính của khách hàng cũng đƣợc dự đoán có tác động dƣơng tới hoạt động huy động vốn. Vì dựa trên cơ sở đặt biến giả khách hàng là nữ là 1 và khách hàng nam là 3, trong khi nữ đƣợc nghiên cứu ở các công trình trƣớc đây là tiết kiệm nhiều hơn nam giới (Trƣơng Đông Lộc và Phạm Kế Anh, 2012; Rafael, Ragcobur, Seetanah và Sannassee, 2014).

Về nhu cầu vay vốn đƣợc dự đoán có tác động dƣơng tới hoạt động huy động vốn vì nhu cầu vay vốn có một vai trò quan trọng trong việc tạo áp lực huy động tiền gửi của Ngân hàng, vì một sự gia tăng đáng kể trong hoạt động cho vay sẽ tạo động lực ngân hàng tìm kiếm nguồn vốn mới và điều chỉnh bảng cân đối khác.

Về thời gian quan hệ của khách hàng với ngân hàng: Khách hàng gắn bó càng lâu năm với ngân hàng thì mức độ gửi tiền của ngân hàng càng cao, do vậy tác giả dự đoán thời gian quan hệ của khách hàng tác động dƣơng tới hoạt động huy động vốn.

Tƣơng tự nhƣ thời gian quan hệ của khách hàng với ngân hàng thì số lƣợng tài khoản khách hàng mở tại Ngân hàng đƣợc dự đoán có tác động dƣơng đến hoạt động huy động vốn: Khách hàng mở nhiều tài khoản tại ngân hàng cho thấy khách hàng uy tín, thích sử dụng dịch vụ của ngân hàng do đó khả năng huy động vốn càng lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)